Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp tục thực hiện một số trò chơi kích thích hứng thú học sinh khi học môn thể dục ở tiểu học

Sáng Kiến Kinh Nghiệm:

TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỘT SỐ TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH HỨNG THÚ

HỌC SINH KHI HỌC MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC.

A-MỞ ĐẦU:

 Mục đích của GDTC phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

 Ngày nay, TDTT không chỉ là phương tiện tập luyện để đem lại sức khỏe cho con người mà nó còn được tổng hòa vào các mối quan hệ xã hội.

Cùng với sự phát triển của con người, thể dục ngày càng hoàn thiện hơn, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và có tính thực dụng hơn.

 Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn, buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi đang đặt ra. “Tiếp tục thực hiện một số trò chơi kích thích hứng thú học sinh khi học môn thể dục ở tiểu học” có tạo cho học sinh hứng thú được hay không? Tôi có một số vấn đề cần giải quyết như sau:

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 783Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp tục thực hiện một số trò chơi kích thích hứng thú học sinh khi học môn thể dục ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng Kiến Kinh Nghiệm:
TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỘT SỐ TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH HỨNG THÚ 
HỌC SINH KHI HỌC MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC.
A-MỞ ĐẦU: 
 	Mục đích của GDTC phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
 	Ngày nay, TDTT không chỉ là phương tiện tập luyện để đem lại sức khỏe cho con người mà nó còn được tổng hòa vào các mối quan hệ xã hội. 
Cùng với sự phát triển của con người, thể dục ngày càng hoàn thiện hơn, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và có tính thực dụng hơn. 
 Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn, buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi đang đặt ra. “Tiếp tục thực hiện một số trò chơi kích thích hứng thú học sinh khi học môn thể dục ở tiểu học” có tạo cho học sinh hứng thú được hay không? Tôi có một số vấn đề cần giải quyết như sau:
B-NỘI DUNG:
I.Cơ sở lí luận
Lòng khao khát tự do của trẻ được bộc lộ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày nhưng chủ yếu trong khi chúng chơi. Ai cũng biết trẻ em thích chơi và hoàn toàn bị cuốn hút vào trò chơi như thế nào. Đối với con trẻ, chơi là lẽ sống và chúng hết mình khi chơi. 
, dễ chịu và khỏe hơn. Tạo cho các em có lòng say mê tìm tòi, nghiên cứu trong học tập, thích khám phá. Đối với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập, qua trò chơi các em biết tự kiềm chế.
II. Thực trạng:
-Trong trường tiểu học hiện nay đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp dạy học, song chưa được đồng bộ, một số giáo viên vẫn còn ngại thay đổi, vẫn còn giữ phương pháp truyền thống. 
-Hiện nay, phương pháp tổ chức trò chơi học tập còn rất đơn lẻ, nghèo nàn, ít được phổ biến và nhiều giáo viên hầu như không biết nhiều đến trò chơi vì do ngại tìm tòi, sưu tầm, thiết kế ,có ít tài liệu tham khảo vấn đề này.
-Qua tìm hiểu một số giáo viên về việc tổ chức trò chơi học tập thì đa số đều trả lời thời gian dành cho một tiết học chỉ khoảng từ 35 đến 40 phút, họ rất ngại tổ chức trò chơi học tập vì không đủ thời gian.
-Qua điều tra, tìm hiểu trong học sinh thì 100% học sinh đều trả lời rất muốn được tham gia vào các trò chơi học tập được tổ chức trên lớp. 
- Dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi thấy việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để nhằm gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học là vô cùng cần thiết, cần phải làm ngay.
- Trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. để đạt được mục đích trên, việc tổ chức trò chơi trong giờ học cần chú ý một số vấn đề có ý nghĩa quyết định.
III. Giải quyết vấn đề: 
1. Một số vấn đề liên quan khi tổ chức trò chơi học tập:
1.1. Thời điểm để tổ chức trò chơi: 
- Cần chú ý chọn thời điểm thích hợp để tổ chức trò chơi học tập. Thời điểm có thể là tổ chức vào phần cuối bài học hay một nhóm đơn vị bài học. Sau khi học sinh đã nỗ lực tự giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ chức học tập mới (trò chơi) thì các em sẽ được chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang một trạng thái “hưng phấn”. phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ ; nhưng cũng có thể được sử dụng để khám phá kiến thức mới. 
1.2 Những nguyên tắc cần đảm bảo khi lựa chọn và thiết kế trò chơi: 
- Trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi , tâm sinh lí của học sinh đặc biệt chú ý đến khả năng chú ý chưa có có chủ định và hứng thú chưa thật bền vững của các em, nên có “độ mở” để phát huy hết khả năng sáng tạo hay tạo ra cho các em cơ hội sáng tạo.
- Trò chơi phải có nội dung liên quan đến kiến thức hoặc kĩ năng cơ bản của bài học, đảm bảo yêu cầu phổ cập, nghĩa là đa số bài tập phải có mức độ vừa phải , đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn đồng thời phải có nhiều bài tập để học sịnh được tham gia.
- Nội dung trò chơi phải phân cách thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức, những bài tập rõ ràng để gắn với việc giải quyết mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài tập đó ứng với cá nhân học sinh, nghĩa là em nào cũng phải có trách nhiệm tìm ra lời giải tránh chỉ có những em mạnh dạn, học giỏi mới tham gia. Như vậy gây cho các em khác bệnh lười suy nghĩ và phụ thuộc.
- Nội dung trò chơi nên thể hiện trong nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức thể hiện khác nhau (tùy theo mỗi bài dạy, tiết dạy, mỗi khối lớp).
- Nội dung trò chơi phải đảm bảo củng cố kiến thức đã học- Ví dụ: Điền vào chỗ trống , dùng vạch nối tương ứng để tạo thành cặp liên kết đúng, điền trắc nghiệm đúng sai, điền kết quả,...
- Khi tổ chức trò chơi học tập giáo viên cần phải biết hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng, tránh hiểu lầm. Vì vậy khi thiết kế nội dung trò chơi chúng ta có thể lấy nội dung bài học hoặc một bài tập trọng tâm trong sách giáo khoa , bằng sự “chế biến” của mình chúng ta sẽ có nhiều đơn vị kiến thức, nhiều bài tập tương tự ở mức độ phổ cập, sau đó chúng ta thiết kế thêm yêu cầu, bài tập sáng tạo.
- Thiết kế các đồ dùng , thiết bị phục vụ trò chơi: Các đồ dùng phục vụ trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc sau: tiện dụng, dễ làm, rõ ràng đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi, tiết kiệm(sử dụng được nhiều lần)
1.3. Cách tiến hành tổ chức trò chơi: 
Thời gian tiến hành : thường từ 3-5 phút Thông thường khi tổ chức một trò chơi, chúng ta cần thực hiện các bước sau: 
+ Bước 1: Chuẩn bị
 -Chia nhóm, đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi nhóm .(để tiến hành nhanh giáo viên thường chia nhóm thành một thành một số dãy bàn) - Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu do giáo viên nêu ra (lên xếp hàng hoặc đứng tại chỗ tuỳ theo yêu cầu của trò chơi) 
+ Bước 2: Nêu tên trò chơi:
-Giáo viên nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi.
+Bước 3: Phổ biến luật chơi:
-Nêu rõ cách chơi: hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc ( điền, viết, nối, đọc,) của mỗi thành viên tham gia trò chơi .
-Nêu rõ cách cho điểm đánh giá (thường theo 3 yêu cầu: đúng , nhanh, đẹp (đối với viết) và đúng, nhanh, hay (đối với đọc).) Cần lưu ý các trường hợp phạm luật 
-Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng học sinh còn lại trong lớp).
+ Bước 4: tiến hành trò chơi:
-Hô hiệu lệnh dứt khoát các nhóm đồng loạt tiến hành. Trọng tài quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi (thường không nên cho tất cả học sinh cùng làm một lúc mà nên cho lần lượt tiến hành dưới dạng “tiếp sức”).
+ Bước 5: Tổng kết trò chơi:
-Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá cho diểm .( nêu chỗ sai, sửa sai- nếu có. 
-Nên cho điểm theo từng yêu cầu : đúng, nhanh, đẹp.
-Có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ để rút ra một kết luận nào đó từ hệ thống các bài tập trò chơi đã thực hiện.
-Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
-Tuyên dương học sinh, đặc biệt nhóm có cố gắng dành giải nhất nhì.- Trao phần thưởng ( nếu có).(Lưu ý không nên chê học sinh trong khi tiến hành tổ chức trò chơi )
IV. MỘT SỐ TRÒ CHƠI MINH HOẠ:
V. Áp dụng thực tiển: (Áp dụng giảng dạy tại Trường tiểu học Hòa Mỹ 2 năm học 2015-2016 được công nhận cấp Huyện và tiếp tục cải tiếp áp dụng cho năm học 2017-2018)
 Sau thời gian áp dụng phương pháp trên chúng tôi thấy rất thuận tiện trong việc soạn giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh tất cả các khối rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, khuyết tật, các em đã nắm kỹ nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn.
VI- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả:
*Giải pháp về giáo viên thể dục:
 Xuất phát từ yêu cầu cần thiết tôi đưa ra giải pháp sau:
 - Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm.Giáo viên luôn tìm tòi những phương dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không máy móc
 - Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác chăm lo sức khoẻ học sinh.
* Giải pháp về cơ sở vật chất: 
 Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô và của việc tập luyện của trò theo hướng:
 - Mỗi năm nhà trường cùng thầy cô,học sinh tự làm thêm một số thiết bị dụng cụ như: cờ, bóng, cầu, dây... góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho công tác GDTC cho học sinh.
 - Thường xuyên cải tạo và nâng cao các sân tập.
C. KẾT LUẬN :
 Tóm lại việc học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực 
quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển.Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến thức,tự hoàn thiện mình,luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng GDTT ngày càng phát triển. Đàô tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp túc sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh.
 Đề tài này tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp và Ban giám khảo đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thêm các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện.
 	 BGH DUYỆT Hòa Mỹ, ngày 08 tháng 01 năm 2017
	 Người viết
 Nguyễn Văn Danh

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12246126.doc