MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chất lượng của giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng giáo dục THCS nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng bộ môn Giáo dục công dân nói chung, mảng kiến thức giáo dục pháp luật nói riêng trong việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn giũa, định hướng, giáo dục hành vi đúng đắn cho học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển xã hội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cộng với trình độ phát triển cao của hoạt động dạy học và giáo dục trên thế giới thì việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực (trong đó có phương pháp dạy học tình huống) là việc làm cần thiết đối với giáo viên dạy môn Giáo dục công dân.
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường THCS hiện nay còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông những năm gần dây gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, phương pháp dạy học ở nhiều nơi vẫn chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, dạy chay học chay, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng, cho ghi chép.
1.4. Phương pháp dạy học bằng tình huống là một phương pháp dạy học tích cực với có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm tăng tính thực tiễn của môn học, giúp học sinh dần hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của học sinh, Giáo dục công dân là môn học có ý nghĩa cao trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh. Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào giảng dạy môn GDCD là cấp thiết.
à tình huống đó kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề đã đề xuất. Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắt cần tháo gỡ. Và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống sẽ là những tri thức mới , nhận thức mới hoặc phương thức hành động mới đối với chủ thể. Có ba yếu tố tạo thành tình huống có vấn đề: Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học. Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết. Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực. Đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề trong dạy học là những lúng túng về cách giả quyết vấn đề, tức là vào thời điểm đó, tình huống đó thì những tri thức và kỹ năng vốn có chưa đủ để tìm ra ngay lời giải. Tất nhiên việc giải quyết vấn đề không đòi hỏi quá cao đối với trình độ hiện có của học sinh. * Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là họ giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức . Với phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề sau đó cho các em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức hay mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết nhưng thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức. Dạy học bằng tình huống có những đặc điểm sau: Giáo viên phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức, có điều học sinh chưa biết cần tìm hiểu, việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới. Giáo viên gây được sự chú ý ban đầu, từ đó kích thích sự hứng thú tạo nên nhu cầu nhận thức, khởi động tiến trình nhận thức của học sinh. Học sinh chấp nhận mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan. Tình huống và vấn đề nêu ra phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh. Từ những điều quen thuộc, bình thường đã biết phải đi đến cái mới (mục đích cần đạt được) học sinh cảm thấy có khả năng giải quyết được vấn đề. Dạy học bằng tình huống là một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, dạy học bằng tình huống là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, hay phương pháp dạy học tích cực. Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng cả về lý luận và thực tiễn. Nếu chỉ có kiến thức lý luận lý thuyết thì giáo viên không đưa ra được những tình huống, hoặc có đưa ra thì cũng không đúng với nội dung hoặc không sát thực tế. Từ đó làm cho người học không định hướng được cách giải quyết tình huống, hoặc giải quyết sai. I.1.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống I.1.2.1. Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng tình huống Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, dạy học bằng tình huống có những ưu điểm sau đây: Thứ nhất: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ các vấn đề phức tạp’’. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài. Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với quá trình giải quyết tình huống đó. Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp người học nâng cao khả năng tư duy độc lập, sáng tạo”. Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống, quá trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức đó thì phương pháp dạy học bằng tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau. Trong đó, học sinh được đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quan điểm đó. Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm phong phú hơn vốn tri thức của họ. Thứ ba: “Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận dụng các kiến thức đã học được”. Để giải quyết một tình huống, học sinh có thể phải vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của nhiều môn học khác nhau. Thứ tư: “Dạy học bằng tình huống thông qua việc giải quyết tình huống giúp người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng bản thân chưa đủ kiến thức giải quyết”. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả năng phát sinh những tình huống mà người học và thậm chí cả người dạy chưa gặp bao giờ. Trong tình huống này, người dạy phải định hướng và khơi gợi khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mới làm bổ sung thêm kiến thức cho cả người học lẫn người dạy. Thứ năm: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho người học có thể rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình”. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong tương lai. Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác trong quá trình giải quyết tình huống. Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác. Phương pháp học bằng tình huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơn vốn kiến thức của mình. Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹ năng và thái độ thì phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được áp dụng tốt có thể đạt được cả ba mục tiêu này. Thứ sáu: “Phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh có khả năng nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của học sinh, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học”. Thông qua việc phân tích và thảo luận vấn đề, học sinh học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có thể tự định hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp. Thứ bảy: “Phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của phần lớn học sinh đối với môn học”. Trong phương pháp học bằng tình huống, học sinh là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên cứu và học hỏi. Việc thảo luận cũng làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình. Sau khi thảo luận, học sinh vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận. Cuối cùng: Giáo viên với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho học sinh, đồng thời họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học sinh có tư duy nhanh nhẹn sáng tạo. Qua quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu tình huống, giáo viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp. I.1.2.2. Hạn chế của phương pháp dạy học bằng tình huống Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống còn có một số điểm hạn chế nhất định. Thứ nhất: “Đối với các môn học là ngành khoa học xã hội, khi giảng dạy bằng tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và kinh nghiệm của người học. Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là trong những lớp học mà học viên đa dạng về trình độ và đến từ những vùng miền khác nhau, và giáo viên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận”. Thứ hai: “Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều học sinh không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, không hợp tác từ đó làm giảm hiệu quả của phương pháp dạy học bằng tình huống”. Thứ ba: “Phương pháp dạy học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người học”. Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định, giáo viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic cho học sinh. Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, học sinh phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấp nhiều lần so với phương pháp học truyền thống. Phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật thay đổi một cách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất ngắn. Có khi giảng viên mới xây dựng xong một tình huống, giảng dạy được một lần đã phải thay đổi cho phù hợp. Có ý kiến cho rằng dạy học bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì trong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm. Đây là một ý kiến sai lầm vì phương pháp dạy học bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích người học thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình ứng dụng phương pháp này. I.1.3. Các loại tình huống và cách thức xây dựng một tình huống 1.1.3.1. Các loại tình huống dạy học Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống cho phép giáo viên sử dụng tình huống một cách rất linh hoạt. Tình huống có thể được dùng trong quá trình thuyết giảng hay để phục vụ giờ thảo luận như là trọng tâm của bài học. Tùy thuộc vào từng bối cảnh sử dụng, có thể chia tình huống theo mức độ phức tạp của nó thành những loại như sau: Loại 1 – Tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản. Độ dài của các tình huống này thường chỉ khoảng 4 - 5 câu. Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và (2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”. Loại 2 – Tình huống phức tạp: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn Loại 1 sử dụng với mục đích buộc học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Các tình huống phức tạp cần đủ dài vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằm gợi mở kiến thức bắt đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới. Các tình huống này cần được giao trước cho học sinh cùng với tài liệu hướng dẫn để học sinh đọc. Các tình huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ để định hướng cho học sinh nghiên cứu và ghi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học”. Loại 3 – Tình huống đầy đủ: “Loại này bao gồm các tình huống phức tạp nhất và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Mục đích của loại tình huống này là để học sinh áp dụng các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trong thực tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới. Loại tình huống này yêu cầu học sinh không những phải nghiên cứu tài liệu được giao mà còn phải thực hiện các bước chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp nêu vấn đề sẽ hỗ trợ để giải quyết tình huống, trong đó học sinh là người làm việc chính và giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh. Về nội dung, tình huống này có độ phức tạp cao nhất. Nó thường bao gồm ít nhất ba vấn đề xuyên suốt trong một hay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên cũng ở mức độ cao nhất”. Ngoài ba loại tình huống này ta cũng có thể phân chia các tình huống theo độ mở của vấn đề trong tình huống. Theo cách phân loại này, giáo viên có thể xây dựng các tình huống mở và các tình huống đóng. Tình huống mở là các vụ việc mà trong đó lời giải để ngỏ hoặc có nhiều cách giải khác nhau. Loại tình huống này rất tốt trong việc kích thích khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Khi học sinh xử lý các tình huống thuộc loại này, vấn đề mấu chốt không phải là bản thân kết luận mà là cách thức để đi đến kết luận đó. Ngược lại, tình huống đóng là các tình huống dẫn tới một kết quả cố định. Học sinh vẫn có thể chủ động xử lý tình huống xong giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tới kiến thức chính thống. Loại tình huống này rất tốt để giáo viên bổ sung thêm cho học sinh kiến thức nội dung. I.1.3.2. Cách thức xây dựng một tình huống dạy học Đối với giáo viên tình huống được xây dựng nên là đề giải quyết một vấn đề nào đó và qua quá trình đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, quy trình xây dựng bài tập tình huống của giáo viên thường đi theo chiều ngược lại với quy trình giải quyết bài tập tình huống của học sinh. Quy trình này có thể được mô tả bằng các bước sau: Bước 1 - Xác định kiến thức cần truyền đạt. Bước 2 - Hình thành vấn đề. Bước 3 – Hình thành tiểu vấn đề. Bước 4 – Xây dựng tình tiết sự kiện của tình huống. “Việc xây dựng tình huống luôn bắt đầu từ nội dung kiến thức cần truyền đạt tới học sinh. Nội dung kiến thức này có thể là một khái niệm nào đó giáo viên muốn học sinh nắm bắt được và phân biệt được với những khái niệm khác hay cũng có thể là một nguyên tắc ứng xử nào đó mà giáo viên muốn học sinh hiểu và áp dụng được vào thực tiễn. Dựa trên những kiến thức này, giáo viên xây dựng nên những vấn đề mà thông thường chính là những câu hỏi xuất phát từ bản thân kiến thức cần học sinh tiếp thu. Việc giải quyết vấn đề này có thể đòi hỏi trước tiên phải giải quyết một số vấn đề nhỏ khác và nếu vậy những vấn đề nhỏ cũng phải được xác định. Trên cơ sở các vấn đề và tiểu vấn đề, giáo viên sẽ xây dựng các tình tiết sự kiện để hình thành một tình huống hoàn chỉnh. Ở bước cuối cùng này, giáo viên có thể có hai cách để xây dựng tình tiết sự kiện. Thứ nhất, giáo viên có thể dựa trên những vụ việc đã xảy ra và đã được giải quyết một cách sáng tạo. Nếu có những vụ việc liên quan tới những nội dung kiến thức mà giáo viên đang muốn học sinh tìm hiểu thì giáo viên có thể lấy tình tiết của vụ việc đó rồi điều chỉnh tình tiết sự kiện cho phù hợp với yêu cầu của mình. Thứ hai, nếu không tìm được vụ việc thực tế thì giáo viên có thể tự xây dựng nên một tình huống giả định. Trong trường hợp này các tiêu chuẩn của một tình huống tốt như phân tích trên đây phải được tuân thủ”. Việc xây dựng được tình huống tốt là một công đoạn quan trọng trong quá trình dạy học bằng tình huống . 1.2 Thực trạng của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học cơ sở Hoa Liên: 1.2.1 Đặc điểm của địa bàn khảo sát: Hai xã Cổ Đạm, Xuân Liên là khu vực thuộc vùng bãi ngang của huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Đây là nơi đời sống của người dân còn khó khăn, chật vật. một số nơi còn tồn tại các tập quán, tư tưởng lạc hậu. Ỏ đây có vài thôn có theo tôn giáo (Thiên Chúa Giáo). Vì thế tâm sinh lí HS nơi đây sẽ phức tạp hơn ở những nơi khác. Hơn nữa, do cuộc sống khó khăn nên đời sống về tinh thần cũng chưa phong phú, việc tiếp cận những thông tin mới còn chưa kịp thời, nhất là những thông tin về pháp luật. I.2.2 Thực trạng của việc sử dụng các PPDH nhằm giáo dục pháp luật cho học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học cơ sở Hoa Liên: Môn GDCD có vị trí hết sức quan trọng, nhưng trong thực tế môn GDCD chưa có được vị trí xứng đáng như nó vốn có. Trong quan niệm của nhiều người coi môn GDCD là môn phụ, ai dạy cũng được. Nên đã dẫn đến hiện tượng cho GV môn khác dạy kiêm nhiệm điều đó làm ảnh hưỏng đến tâm lý của tròHơn nữa việc dạy cũng không có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo mà chỉ mang tính cung cấp kiến thức đơn thuần, rao giảng lý thuyết khô khan, chưa biết cách tạo ra sự hứng thú của người học vì thế càng làm cho HS lơ là hơn với môn học. Do đó kết quả dạy và học không đựơc như mong muốn. GV dạy chưa có đầu tư về chuyên môn, ít sáng tạo trong sử dụng các phương pháp dạy học: Cụ thể: Các PPDH cụ thể Mức độ vận dụng Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Không bao giờ (%) 1. PP thuyết trình 2. PP vấn đáp 3. PP trực quan 4. PP phân vai 5. PP hợp tác làm việc theo nhóm 6. PP dạy học bằng tình huống 7. Các phương pháp khác x x x x x x x I.2.3. Nguyên nhân: * Khách quan: - Sự thiếu quan tâm và coi nhẹ môn học của học sinh, của phụ huynh học sinh và của cả xã hội (Giáo dục công dân bị coi là một môn “phụ”). - Học sinh chưa đầu tư công sức, chưa giành thời gian cho môn học Giáo dục công dân. - Kênh hình ở sách giáo khoa thì nghèo nàn, không thu hút học sinh. - Thông tin, sự kiện, chuyện đọc ở sách giáo khoa thì quá cũ, không cập nhật. Sách tham khảo lại khan hiếm. *Chủ quan: Đa số giáo viên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học như vẫn còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy. Ở trường THCS giáo viên dạy GDCD chủ yếu là kiêm nhiệm, họ chủ yếu lo đầu tư vào môn chính mình đảm nhận như Văn, Sử...nên ít đầu tư cho monn GDCD. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương I đã đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu như giải thích những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt, tác giả đã trình bày làm nổi bật các nội dung liên quan đến PPDHBTH trong dạy học như khái niệm, cấu trúc tiến trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp và khả năng vận dụng vào giảng dạy môn Giáo dục công dân trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Chương II. VẬN DỤNG CÁC LOẠI TÌNH HUỐNG PHÙ HỢP ĐỂ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS II.1: Một số tình huông: Như chương 1 đã trình bày có 3 dạnh tình huống cơ bản để giáo dục pháp luật cho học sinh là: Tình huống đơn giản, Tình huống phức tạp, Tình huống đầy đủ. nhưng với khuôn khổ bài tiểu luận đồng thời với đối tượng là học sinh THCS nên tôi chỉ xây dựng một số tình huống của dạng 1: Tình huống đơn giản. II.1.1. Khái niệm II.1.1.1 Khái niệm tình huống: Hiện nay, trong khoa học giáo dục có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tình huống: + Tình huống là những câu chuyện thực tế với những thông điệp nhằm mục đích giáo dục. + Tình huống là những thông tin trong đó có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức (muốn biết mà chưa biết) không thể giải quyết chỉ bằng sự tái hiện. + Một tình huống tốt và hay không dừng lại ở sự mô tả chung chung. Đó là sự sắp xếp thông tin để người đọc có cảm thấy mình đang phải đối mặt với mọi thứ như chính tác giả. Trong khi đó, sự sắp xếp khéo léo sẽ gói ghém mọi thứ theo một trật tự. Nó cho người đọc biết mọi thứ, kể cả biết trước kết cục. Vì thế, người đọc chẳng phải động não bao nhiêu cả. II.1.1.2. Khái niệm về tình huống đơn giản: “Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng các ví dụ minh họa với tình tiết đơn giản. Độ dài của các tình huống này thường chỉ khoảng 4 - 5 câu. Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảng của giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa giảng và (2) kích thích học sinh tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức tiếp theo”. II.2. Ví dụ: Ví dụ 1: Bài 18: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (GDCD8 - đây là một bài khó dạy nhất trong chương trình GDCD ở THCS) + Để khai thác nội dung quyền khiếu nại, tố cáo theo chuẩn kiến thức tôi đã xây dựng những tình huống trên cơ sở những câu chuyện, vụ án có thật, có tính thời sự. - GV cho HS theo dõi đoạn phim có nội dung sau: Bác Tam là người tàn tật nhưng phòng thuế của phường lại định mức đóng thuế cho cửa hàng của bác bằng mức thuế của những người bình thường khác. Bác Bình khuyên bác Tam làm đơn khiếu nại vì người tàn tật là đối tượng được xét miễn giảm thuế. Hỏi: - Em hãy cho biết nội dung đoạn phim nói điều gì? - Theo em, bác Bình khuyên bác Tam như vậy là đúng hay sai? Vì sao? - HS: trả lời cá nhân GV kết luận: bác Bình khuyên bác Tam như vậy là đúng vì người khuyết tật được quyền đề nghị xem xét miễn giảm thuế kinh doanh đối với mình. Ví dụ 2: Bài 15 “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí”(GDCD 9) Ví dụ: khi dạy bài “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân”, GV dù có kinh nghiệm đến đâu khi giúp HS hiểu rõ thế nào là một hành vi vi phạm pháp luật cũng mất rất nhiều thời gian, nhưng với hệ thống bài tập tình huống sau đây thì HS dễ dàng nhận biết: Tình huống Có chủ ý thực hiện Lỗi Hậu quả Vi phạm PL Có Không Có Không 1/ Ông Ân xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước. x Xây nhà trái phép, đổ phế thải xuống cống
Tài liệu đính kèm: