Tài nguyên biển và đại dương

1. Khái niệm môi trường biển:

Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, bao gồm: ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển ( trầm tích biển ) và các cơ thể sống trong biển.

Hiện nay vấn đề về ô nhiễm diễn ra khắp nơi, không chỉ riêng môi trường không khí, đất mà cả biển đều ô nhiễm hết . Hàng loạt các vụ ô nhiễm nước khiến các loại động vật nơi đây chết hàng loạt. Ví dụ như : Gần đây báo chí đưa tin liên tục về vấn đề cá chết ở ở Hà Tĩnh hàng loạt , khiến cuộc sống của con người nơi đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết .

 Theo nguyên nhân vì sao mà ô nhiễm lại xảy ra trầm trọng ở khắp mọi nơi như thế ?

- Thứ nhất do ý thức của con người chúng ta : Luôn vứt rác bừa bãi , không đúng nơi hoặc do tình trạng sử dụng bom mìn , các chất hóa học khác đánh bắt cá trên biển .

- Thứ hai do một phần các hiện tượng tiêu cực của xã hội ngày nay gây ra .

- Thứ ba do sự quản lý lỏng lẻo, không chặt chẽ của nhà nước nên gây ra tình trạng này ô nhiễm này

 

docx 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài nguyên biển và đại dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn thế giới.
Dầu khí phân bố không đều trên thế giới, trữ lượng dầu khí tập trung ở vùng Trung Đông (4.109 tấn), ở Vịnh Mexico (2.109 tấn). 
Nhờ việc khai thác dầu khí mà nhiều quốc gia đã trở nên phồn thịnh như NaUy, Anh, ả Rập, Mexico, Mỹ, ... Nhưng nhiều quốc gia có trữ lượng dầu khí lớn cũng lâm vào cảnh bi thương của các cuộc chiến tranh tàn khốc
Trữ lượng của hydratcacbon lỏng và khí
Năm
Trữ lượng (triệu tấn)
Lượng dầu khí khai thác trên thế giới (%)
Năm 1954
0,80
0,12
Năm 1960
9,35
0,90
Năm 1970
365,50
16,10
Năm 1979
562,20
19,00
Ngoài ra còn có những khoáng sản quý giá như ilmênit (oxyt tự nhiên của sắt và titan), rutil (oxyt titan), cassitêrit (oxyt thiếc), oxyt sắt từ magnétit, platin, kim cương với trữ lượng không thua trên đất liền. Than đá với trữ lượng dự báo nhiều hơn trên đất liền 900 lần, trên thế giới có khoảng hơn 100 hầm lò khai thác than đá dưới đáy biển, trong đó Nhật Bản chiếm 30%, Anh chiếm 10%. 
Sóng biển, năng lượng thủy triều, sự chênh lệch nhiệt, các dòng hải lưu đều chứa một dự trữ năng lượng to lớn và hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.
+ Năng lượng tạo ra từ sự chênh lệch nhiệt và độ mặn: Hiện nay Nhật Bản, Mỹ đã sử dụng nguồn năng lượng này. Độ mặn ở bờ biển chết lên đến 25%, người ta lợi dụng sự chênh lệch độ mặn giữa nước của biển Chết và Địa Trung Hải để chạy máy phát điện, phương pháp này mới bắt đầu được thử nghiệp, tiềm năng ước tính cỡ 2,6 tỷ kW.
+ Năng lượng thuỷ triều: Tiềm năng của loại năng lượng này được đánh giá là khoảng 1.240 tỷ kW/ năm, về mặt lý thuyết, nó có thể cung cấp 20% sản lượng năng lượng toàn cầu hiện nay. 
+ Năng lượng sóng: Sóng biển chứa đựng nguồn năng lượng vô cùng to lớn, hơn 100 năm trước đây, sóng biển đã được dùng để tạo thành điện. Theo đánh giá hiện nay, tổng năng lượng sóng biển là 2,7.1012kW. Người Nhật đi tiên phong trong việc sử dụng NL sóng biển tạo thành điện, nhưng NaUy là nước đầu tiên lắp đặt máy phát điện nhờ sóng biển có quy mô lớn với công suất 500kW. 
Hiện nay, nhiều nước đã tích cực khai thác các nguồn dự trữ có trong nước biển như muối, sulfat, natri, kali, brôm, Mg, iod Muối ăn ( NaCl) là nguồn tài nguyên vô tận chứa trong nước biển. Tổng lượng muối tan chứa trong biển khoảng 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, Iốt và 60 nguyên tố hóa học khác, riêng lượng muối ăn trong đại dương có thể đủ cung cấp cho nhu cầu của con nguời tới 1,5 tỷ năm. Trung Quốc là số 1 về sản lượng muối, hiện nay đang chiếm 1/5 tổng sản lượng muối thế giới (50 triệu tấn). Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất nhiều muối trên thế giới, năm 1995, sản lượng là 630.000 tấn.
Ven bờ biển còn có nhiều loại cát (cát trắng, cát vàng, cát đen) là nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh, pha lê
Biển là con đường giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn. Khối lượng vận tải qua biển lớn hơn bất kỳ phương tiện nào khác trên không và trên lục địa. Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển và đại dương làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế, do đó vận tải đường biển đã thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó. Đường biển là nhịp cầu nối liền giữa các lục địa. Biển và đại dương cũng sẽ là địa bàn mới cho con người mở rộng phạm vi sinh sống của mình. Ngoài ra, đây còn là điều kiện cho phát triển nhiều ngành sản xuất mới như công nghiệp biển, nông nghiệp biển.
Biển và đại dương là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí... với các bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp tạo thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho phát triển kinh tế của các nước. 
Thực trạng tài nguyên biển:
Thực trạng TN sinh vật Đại dương và biển là nguồn dự trữ tài nguyên cực kỳ to lớn, tuy nhiên con người chỉ mới bắt đầu đẩy mạnh việc khai thác những tài nguyên này nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay. Sản lượng đánh bắt cá biển không ngừng tăng lên trong những năm 80 và đạt 99,43 triệu tấn vào 1989. Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá quan trọng trong thương mại bị khai thác quá mức, đã làm mất nguồn cá tuyết và cá bơn của Đại Tây dương và làm hàng ngàn dân Mỹ mất việc làm. Nguồn cá của một số Đại dương lớn như cá thu, cá mập, cá mũi kiếm và cá biển mõm dài – bị giảm khoảng 60-90% trong 20 năm qua. Mỗi năm, 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, và hải âu (chiếm 1/3 trên thế giới) bị bắt bừa bãi và xác chết của chúng quay trở lại đại dương. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 - 60% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoảng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm Nguồn hải sản dưới lòng tất cả các đại dương trên thế giới đang suy giảm một cách đáng lo ngại. Tại Châu Á, nguồn hải sản trong 25 năm qua đã giảm đến 30%. Ngư dân phải đi ra biển xa hơn so với lúc trước, và khi trở về, số cá họ bắt được lại ít hơn. Một trong những nguyên nhân cơ bản đưa đến nạn khai thác quá mức là có quá nhiều tàu đánh cá, và có quá nhiều người đang kiếm sống nhờ vào các nguồn hải sản. Một nghiên cứu khoa học công bố ngày 3-11-2006 cho biết phần lớn các loài có thể sẽ biến mất vào năm 2048 và nước biển ngày càng bị ô nhiễm nặng đến mức không còn loài thủy tộc nào sống nổi Tại Mỹ, với đường biển dài nhất trên thế giới và như là một nguồn lực về biển và nguồn tiêu thụ hải sản, đã đầu tư nhiều về kinh tế và môi trường để bảo vệ vùng biển.
Nguyên nhân của biển bị ô nhiễm:
Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Sự giảm sút tài nguyên biển – đảo do những nguyên nhân:
Những hoạt động phá huỷ môi trường sống của sinh vật, khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ.
Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như như đánh mìn, thuốc cá, chích điện làm cường độ khai thác tài nguyên cá gia tăng. Tàu biển đánh cá, chở hàng có trọng tải ngày càng lớn. Sản lượng cá tăng lên, chỉ trong năm 1988 đã đạt 84 triệu tấn. 
Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển. Việc quai đê lấn biển, phá rừng nước mặn  
Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
Hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác. 
Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo. 
Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí. 
Hoạt động giao thông vận tải biển: rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Bên cạnh đó, các tàu thuyền thường xuyên thải dầu cặn trực tiếp xuống biển.
Hậu quả của biển bị ô nhiễm:
Suy giảm trữ lượng và giảm tính đa dạng các loài sinh vật biển.
Mất đi nguồn lợi từ biển ( kinh tế, du lịch ).
Ô nhiễm ven bờ gây hại cho sức khỏe con người.
Tài nguyên biển tại Việt Nam:
Tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Tài nguyên sinh vật 
Nước ta có 3.260 km bờ biển với khoảng 1.000.000 km2 vùng biển và thềm lục địa. Khu hệ sinh vật biển vô cùng phong phú về thành phần loài, có tới 11.000 loài sinh vật cư trú và được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển giàu hải sản trên thế giới. Sản lượng hải sản năm 1995 khoảng 1,4 triệu tấn – chưa nhiều do phương tiện và kỹ thuật đánh bắt còn hạn chế. 
Cá biển có tới hàng nghìn loài, trong đó có những loài cá ngon nổi tiếng như: cá chim, cá thu, cá nhụ, cá hồng,Biển nước ta còn có hàng chục loài tôm, trong đó có một số loại có giá trị: tôm hùm, tôm he,.. Ngoài ra còn có nhiều loài hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương,Sản lượng cá biển cả nước nhìn chung tăng từ 615,8 ngàn tấn (năm 1990) lên 722 ngàn tấn (năm 1995), như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu. Tuy nhiên cũng có một số khu vực, sản lượng cá biển bị giảm nhiều như Ninh Thuận (từ 61300 tấn ở năm 1990 còn 17000 tấn ở năm 1995). 
Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra khắp vùng biển từ Bắc vào Nam. Những nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất là các tỉnh ven biển từ Quãng Ngãi đến Kiên Giang
Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển. Hải sản ở vùng biển nước ta là nguồn lợi hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho nhân dân mà còn tạo nguồn xuất khẩu lớn.
Vùng ven biển có diện tích bãi triều (lúc thủy triều xuống thì cạn), có rừng ngập mặn lớn, có nhiều đầm phá khai thác, nuôi trồng thủy sản thuận lợi. Rừng ngập mặn ước tính đến 250 nghìn ha, hơn 60% là rừng gỗ, khoảng 15% là rừng trồng.
Rừng ngập mặn bị tàn phá nhiều do chiến tranh và do khai thác củi than, sản xuất nông nghiệp và nuôi tôm, gây nhiều tổn thất cho sản lượng nghề tôm cá. Hoạt động khai thác đánh bắt ồ ạt, dùng lưới mắt quá nhỏ, dùng mìn, thuốc độc, đặc biệt là mùa khô tôm cá đẻ làm cho nguồn hải sản giảm mạnh. Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, do vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến địa mạo bờ biển...
Tài nguyên phi sinh vật:
Khoáng sản biển
Thềm lục địa rộng chừng 1 triệu km2 và là nơi có triển vọng dầu khí lớn. Dầu khí tích tụ trong các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ chu, Tư Chính - Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa. Dầu khí đã được phát hiện và khai thác ở các bể Cửu Long Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, sông Hồng, bể Cửu Long có 5 mỏ đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen và một số mỏ khác. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam cũng đã được xây dựng tại Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng 30% nhu cầu cả nước.
Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.
Trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Anh (BP), 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng rất lớn về tài nguyên “băng cháy”. Đây là loại nhiên liệu mới, không gây ô nhiễm môi trường. Trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí, có mặt dưới đáy của các vùng biển trên thế giới và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế cho dầu khí trong tương lai gần.
Vùng biển Việt Nam còn có nhiều loại sa khoáng ven bờ hiếm, quý với trữ lượng lớn. Riêng tiềm năng quặng sa khoáng ở ven biển Bắc Trung Bộ đã lên đến 16,2 triệu tấn.
Khai thác cát ven biển làm vật liệu xây dựng cũng được tiến hành ở nhiều nơi do loại cát này giàu thạch  anh, ít tạp chất, nhưng thuộc loại cát mặn, nên việc sử dụng chúng vẫn có nhiều hạn chế và mang tính địa phương. Các mỏ vật liệu xây dựng khác tìm thấy ở đáy biển với trữ lượng lớn nhưng việc khai thác chúng đòi hỏi công nghệ cao và bảo vệ vùng biển, nên chưa được tiến hành.
Cát thuỷ tinh được phân bố rải rác từ Bắc vào Nam dọc theo đường bờ biển, tổng trữ lượng tham dò ước tính đến 584 triệu tấn. Khai  thác  cát  thủy  tinh  nổi  tiếng  là  ở  mỏ  Vân  Hải  từ  thời Pháp thuộc, sau này chỉ khai thác ở quy mô địa phương. Khai thác cát thủy tinh được tiến hành hiện nay ở Cam Ranh liên doanh với Nhật Bản.
Nguồn tài nguyên khoáng sản trong khối nước biển có trữ lượng lớn nhất là muối, đây là loại khoáng sản dễ khai thác để phục vụ cho công nghiệp và đời sống, với sản lượng muối thu hoạch vào khoảng 800.000 tấn mỗi năm. Nghề làm muối ở nước ta đã có từ lâu đời và là nghề còn thủ công. Hiện nay hoạt động làm muối từ nước biển được tiến hành trên khoảng 60.000 ha ruộng muối biển. Muối biển không chỉ rất cần cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, mà còn cho các ngành công nghiệp  và  y  học.  Ngoài  ra,  nước  biển  để  nuôi  trồng  thủy  sản,  để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,
Thuỷ triều, sóng và gió cũng là nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng trên các vùng biển – đảo VN. Chỉ riêng dải duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, khả năng sản xuất đã lên tới 5*109 KW/giờ/năm. 
Tài nguyên giao thông vận tải
Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài. Biển Việt Nam quanh năm không có nước đóng băng nên không gây cản trở cho giao thông – thương mại.
Tài nguyên du lịch
Dọc theo đường bờ biển, VN có khoảng 125 bãi biển đẹp, khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ và các quần đảo gần và xa bờ... tạo nên nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp mà nguyên vẹn, hoang sơ, môi trường trong lành và các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển: đảo Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc.
Nhiều bãi biễn và vịnh của VN được thế giới biết đến như Vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên được thế giới công nhận hai lần về giá trị thẩm mĩ và giá trị đại chất địa mạo), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô ( TT huế), các bãi biển nổi tiếng trãi dài từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng Tới Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc
Các biện pháp bảo vệ môi trường biển:
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh học biển và bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ.
Ngay từ buổi sơ khai con người đã biết khai thác các sinh vật biển làm thực phẩm. Cho đến thế kỉ XIX người ta vẫn cho rằng trữ lượng tài nguyên sinh học biển là vô tận. Ngày nay, dưới áp lực của phát triển dân số quá nhanh, nhu cầu về thực phẩm ngày càng lớn, con người đã mở rộng phạm vi khai thác và cải tiến kĩ thuật để đánh bắt được nhiều hải sản biển, làm cho nguồn tài nguyên sinh học biển có nguy cơ bị suy thoái. Đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên sinh học biền, nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đó là những biện pháp tích cực đảm bảo khai thác lâu dài nguồn tài nguyên sinh học biển, dựa trên nguyên tắc khai thác có mức độ và đúng kĩ thuật, đảm bảo cho các loài sinh vật có thể tiếp tục sinh sản và phát triển với mức độ cao. Khi khai thác cần có biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái là nơi sống, nơi sinh sản, nơi cung cấp thức ăn của các loài sinh vật. những biện pháp chủ yếu đang được khuyến cáo ứng dụng ở các nước:
Các quốc gia cần xác định mức độ khai thác hải sản phù hợp, tránh khai thác quá mức độ cho phép làm cạn kiệt tài nguyên.
Lựa chọn hình thức khai thác phù hợp với từng vùng, từng quốc gia. Trên thế giới hiện có các hình thức khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô lớn. Khai thác quy mô nhỏ được coi là phương pháp đánh bắt truyền thống, dùng các tàu thuyền đánh bắt kích thước nhỏ và trung bình, đi biển trong thời gian ngắn. Hiện nay đánh bắt quy mô nhỏ đáp ứng được một nửa sản lượng cá tiêu thụ của cả thế giới. Đánh bắt quy mô nhỏ có nhiều ưu điểm là năng lượng sử dụng ít, chỉ bằng 10% năng lượng dùng đánh bắt theo quy mô lớn, đồng thời không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, tận thu được nhiều loài cá, không làm hại đáng kể đến các cá bé.
Khai thác quy mô lớn dùng các tàu lớn và kỉ thuật đánh bắt hiện đại, như các thiết bị điện tử dò tìm các đàn cá lớn, đòi hỏi phương tiện và kĩ thuật đánh bắt hiện đại nên tiêu tốn nhiều năng lượng. Do đánh bắt triệt để một hay hai loài sinh vật trên một vùng nên dễ làm mất cân bằng sinh thái của vùng biển đó. Hình VII.3 so sánh hiệu quả của hai hình thức khai thác quy mô nhỏ và quy mô lớn. 
Hiện nay chính phủ nhiều nước muốn nâng cao sản lượng đánh bắt cá bằng hình thức khai thác quy mô lớn. Tuy nhiên cần hết sức thận trọng để hạn chế tác hại sinh thái của hình thức khai thác này, mức độ khai thác nên hạn chế, khai thác phải kết hợp với bảo vệ và nuôi trồng.
Thiết lập các vùng bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, đó là những vùng sinh sống tập trung hoặc nơi sinh sản của các loài sinh vật biển quý hiếm, nhằm đảm bảo các loài này.
Bảo vệ các nguồn Gen quý của biển, đó là các loài sinh vật biển có giá trị kinh tế cao là đối tượng đang bị khai thác triệt để, các loài có nguy cơ bị tuyệt diệt. Biện pháp này cần được thể hiện cụ thể trong việc lập kế hoạch khai thác: xác định mức độ khai thác, chọn vùng khai thác,lựa chọn hình thức và kỹ thuật khai thác phù hợp cho từng loại sinh vật biển có giá trị kinh tế cao.
Ở nhiều vùng, cá voi được xem là loài rất có giá trị về văn hóa và tôn giáo được bảo vệ, như ở vùng khác cá voi bị khai thác làm thực phẩm có giá trị thương mại cao, làm cho loài này đang bị đe dọa nguy hiểm. Rùa biển cũng là loài cần được bảo vệ khỏi bị tiêu diệt do mức độ sử dụng thịt và mai rùa làm đồ mĩ nghệ càng tăng. Cần bảo vệ các vùng bãi cát ven biển nơi rùa hay lên đẻ trứng, không thu nhặt trứng rùa. Ngoài cá voi và rùa biển ra còn rất nhiều loài sinh vật khác như: rắn biển, chó biển, cá heo, tôm hùm... cũng rất cần được bảo vệ.
Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ là bảo vệ nơi sống, nơi sinh sản và cung cấp thức ăn cho sinh vật biển. Các hệ sinh thái đó là những dãi rừng ngập mặn ven các bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn là nơi sống của nhiều loài tôm cá có giá trị. Lá cây ngập mặn khi rụng xuống nền bùn được vi sinh vật phân giải là thức ăn cho nhiều loài tôm cá. Rừng ngập mặn là vùng chuyển tiếp giữa biển và đất liền, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống gió bão, chống xói lở bờ biển và ô nhiễm môi trường biển.
	Bảng so sánh hình thức đánh cá biển trên thế giới
Quy mô lớn
Quy mô nhỏ
Số lượng người đánh bắt
Khoảng 500.000
Khoảng 1.200.000
Lượng cá tươi tiêu thụ/ năm
Khoảng 29 triệu tấn
Khoảng 24 triệu tấn
Giá chi phí nhân công/ mỗi công việc đánh bắt trên tàu
30.000-300.000 USD
240-2.500USD
Lượng cá tiêu thụ qua công nghệ chế biến ( thực phẩm, dược phẩm,..)/ năm
14 – 19 triệu tấn
Rất ít
Lượng xăng dầu tiêu thụ/ năm
14 – 19 triệu tấn
1,4 – 1,9 triệu tấn
Lượng cá đánh bắt/ 1 tấn nhiên liệu tiêu thụ
2 – 5 tấn
10 – 20 tấn
Số người làm việc/ 1 triệu USD đầu tư
5 – 30 tấn
500 – 4000
Lượng cá bị chết do đánh bắt tôm/ năm
6 -16 triệu tấn
Không có
 Các bãi triều ven biển, rạn san hô, rạn đá, vịnh nhỏ, đầm phá, bãi rong tảo và cỏ biển,... đều là những nơi sinh sống và sinh đẻ của các loài sinh vật cần được bảo vệ. Việc khai thác quá mức có tính chất hủy hoại các hệ sinh thái này sẽ dẫn đến hàng loạt sinh vật mất nơi sống, nơi cung cấp thức ăn, làm cho số lượng các loài sinh vật giảm dần.
Chống bồi lấp biền do khai thác tài nguyên khoáng sản.
 Hoạt động khai thác khoáng sản ở ven biển thường gây ra các quá trình xâm thực của đất liền ra biển. Trong quá trình khai thác không nên đổ đất đá ra bờ biển. Cần bảo vệ rừng ven biển và tích cực trồng cây để hạn chế tới mức thấp nhất quá trình rửa trôi thấp nhất bề mặt đổ ra biển, nhất là ở những bãi thải của các mỏ khai thác khoáng sản. Bờ biển bị bồi lấp sẽ làm thu hẹp nơi sống của nhiều sinh vật biển.
Chống ô nhiễm môi trường biển.
Ô nhiễm biển gây ra do nhiểu nguyên nhân. Trong đó, ô nhiễm gây hậu quả lâu dài và nghiêm trọng nhất là ô nhiễm dầu, các vết dầu loang do tràn từ các tàu trở dầu, tàu bị đắm hoặc do hoạt động thăm dò dầu khí gây ra sẽ làm cho các sinh vật sống trong nước biển sẽ chết hàng loạt. Theo số liệu thống kê trên thế giới, hoạt động khai thác dầu khí chỉ góp khoảng 1% tổng lượng dầu thất thoát hằng năm ra biển. Tuy nhiên vấn đề này cũng rất cần được quan tâm và khắc phục vì mức độ khai thác dầu ngày càng tăng trên thế giới, chống ô nhiễm dầu là trách nhiệm của tất cả các quốc gia sử dụng biển.
Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động gây ô nhiễm do xây dựng các kh

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao duc moi truong DE TAI Tai nguyen bien va dai duong 221117 Anh Nguyen Hyunie_12248492.docx