Tập làm văn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Chủ đề văn bản.

 - Những thể hiện của chủ đề trong văn bản.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

 - Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.

 3. Thái độ : Có ý thức trong việc trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tập làm văn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 3
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tập làm văn
 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Chủ đề văn bản.
	- Những thể hiện của chủ đề trong văn bản.
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
	- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
	3. Thái độ : Có ý thức trong việc trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : 
	+ Sgk + giáo án.
	+ Đọc thật kỹ truyện ngắn Tôi đi học Sgk/58.
	+ Bảng phụ ghi nội dung BT2 Sgk/14.
	- HS : 
	+ Đọc và tìm hiểu bài trước : đọc lại truyện ngắn Tôi đi học Sgk/58, phát hiện chi tiết theo yêu cầu của GV.
	+ Bảng con : 1 bảng/nhóm.
	+ Nhóm thảo luận và trình bày BT3 Sgk/14 vào bảng con.
	+ Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Quy nạp + thực hành có hướng dẫn + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	* Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Chủ đề của văn bản bao giờ cũng phải đảm bảo tính thống nhất. Đây là một yêu cầu có tính chất bắt buộc bởi nếu thiếu tính thống nhất của chủ đề thì văn bản sẽ không bao giờ đảm bảo được sự liên kết về nội dung tư tưởng. Tính thống nhất trong chủ đề của văn bản thể hiện trên những phương diện nào ? Và thể hiện như thế nào ?
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản Tôi đi học Sgk/58.
- Văn bản miêu tả những việc đang xảy ra (hiện tại) hay đã xảy ra (hồi ức, kỷ niệm) ?
- Thanh Tịnh viết văn bản Tôi đi học nhằm mục đích gì ?
- Chủ đề của văn bản Tôi đi học là gì ?
- Chủ đề của văn bản 
là gì ?
- GV chốt : Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, những ý kiến, những cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách nhất quán trong 
văn bản. Mọi chi tiết trong văn bản nhằm biểu hiện đối tượng và vấn đề chính được đề cập đến trong văn bản, các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào chủ đề.
- Để tái hiện những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ, câu như 
thế nào ?
- GV xác nhận chi tiết đúng, bổ sung thêm chi tiết (nếu HS phát hiện chưa đầy đủ).
- Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt đời.
- Tìm các từ ngữ và các chi tiết nghệ thuật nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường, lúc ở sân trường, khi cùng các bạn vào 
lớp học.
- Từ việc phân tích trên, hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- GV chốt : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở các phương diện nào ?
- GV giảng thêm :
	+ Nội dung : xác định đề tài – đối tượng phản ánh.
	+ Hình thức (cấu 
trúc) : nhan đề, sự sắp xếp các phần mục.
	+ Những điều kiện để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của một văn bản : mối quan hệ chặt chẽ giữa nhan đề và bố cục, giữa các phần của văn bản và những câu văn, từ ngữ then chốt.
- Làm thế nào để có thể viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề ?
- GV chốt về cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ 
đề : Xác lập hệ thống ý 
cụ thể, sắp xếp và diễn đạt những ý đó cho phù hợp với chủ đề đã được xác định.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
- GV hướng dẫn HS căn cứ vào nhan đề, nhiệm vụ của từng phần trong văn bản để tìm hiểu chủ đề, trình tự trình bày của văn bản.
- Hãy cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì.
- Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và về vấn đề theo một thứ tự nào ? Theo em, có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không ? Vì sao ?
- Nêu chủ đề của văn bản.
- Chủ đề ấy (rừng cọ và tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê mình) được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.
- Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.
- GV nêu yêu cầu BT2.
- GV sửa BT2.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2HS 2’ để làm BT3.
- GV hướng dẫn HS sửa.
- Văn bản miêu tả những việc đã xảy ra, đó là những hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học.
- Viết văn bản để phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỷ niệm sâu sắc từ thuở thiếu thời (buổi tựu trường đầu tiên).
- Dựa vào ghi nhớ (ý 1) Sgk/12 để trả lời.
- Phát hiện chi tiết.
- Nhan đề : Tôi đi học nói về chuyện đi học.
- Từ ngữ :
	+ những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
	+ lần đầu tiên đến trường.
	+ đi học.
	+ hai quyển vở mới.
- Câu :
	+ Hôm nay tôi đi học.
	+ Hằng năm cứ vào cuối thu lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi 
tựu trường.
	+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy giữa bầu trời quang đãng.
	+ Hai quyển vở đang ở trên tay tôi bắt đầu thấy nặng.
	+ Tôi bặm tay ghì chặt chúi xuống đất.
- HS nêu : “Tôi quên thế nào được”.
- HS nhận xét.
- HS phát hiện :
	+ Trên đường đến trường (Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa).
	+ Ở sân trường (Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
	+ Trong lớp học (Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này).
- Nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào ghi nhớ (ý 2) để trả lời.
- 1HS trả lời : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện qua 2 phương diện nội dung và hình thức (cấu trúc).
- Dựa vào ghi nhớ (ý 3) để trả lời.
- 1HS đọc ghi nhớ (ý 2, 3) Sgk/12.
- HS trả lời :
	+ Đoạn 1 : Giới thiệu rừng cọ.
+ Đoạn 2 : Tả cây cọ.
	+ Đoạn 3 : Nêu tác dụng của cây cọ.
	+ Đoạn 4 : Tình cảm gắn bó với cây cọ.
® Các ý lớn của phần thân bài được sắp xếp hợp lý không nên thay đổi.
- Phát hiện chi tiết 
chứng minh.
- HS nêu : “Dù ai đi ngược về xuôi – Cơm nắm lá cọ là người sông Thao”.
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét.
- Thảo luận và đại diện một nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét.
I. Chủ đề của văn bản : 
	VD : Tôi đi học Sgk/58.
	Chủ đề của văn bản Tôi đi học : Những kỷ niệm trong sáng của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên.
* Ghi nhớ (ý 1) : Sgk/12.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản :
- Nhan đề. Cùng biểu 
- Từ ngữ. đạt về chủ đề 
- Câu. đã xác định.
® Các căn cứ để xác định tính thống nhất chủ đề của văn bản.
* Ghi nhớ (ý 2, 3) : Sgk/12.
III. Luyện tập : 
	1. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi.
a. Đối tượng : rừng cọ.
	- Vấn đề chính : tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê mình.
	- Trình tự trình bày : hợp lý, đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
	b. Chủ đề của văn 
bản : tình cảm gắn bó của người sông Thao đối với rừng cọ.
	2. Những ý làm cho bài viết lạc đề : b và d.
	3. Bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý cho thật sát với yêu cầu 
của đề.
	- Những ý lạc chủ đề : 
c và g.
	- Những ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề : b và e. 
	- Có thể điều chỉnh 
như sau : 	
	a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.
	b. Cảm thấy con đường thường “đi lại lắm lần” tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi.
	c. Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học sinh thực sự.
	d. Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.
	e. Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với 
trường lớp, với thầy bạn...
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Viết một đoạn văn bảo đảm tính thống nhất về chủ đề văn bản theo yêu cầu của giáo viên (chủ đề học tập).
	- Chuẩn bị bài mới : “Trong lòng mẹ” Sgk/1518.
	+ Đọc đoạn văn tóm tắt tác phẩm Những ngày thơ ấu (phần chữ nhỏ Sgk/15).
	+ Đọc văn bản Trong lòng mẹ Sgk/1518.
	+ Kể tóm tắt đoạn trích Trong lòng mẹ.
	+ Đọc và tìm hiểu chú thích Sgk/1820.
	+ Trả lời các câu hỏi 2, 4 Sgk/20.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3 Tinh thong nhat ve chu de cua VB.doc