Thao giảng Chuyên đề phương pháp dạy học theo dự án

THAO GIẢNG CHUYÊN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (4 tiết)

I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

TIỂU CHUYÊN ĐỀ 1: EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới (1 tiết)

1. Bối cảnh ra đời, sự mở rộng và phát triển của EU

2. Vai trò, vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

TIỂU CHUYÊN ĐỀ 2: Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới (3 tiết)

3.1. Khẳng định ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất

• Thị trường chung châu Âu

• Sử dụng đồng ơ-rô

3.2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

• Sản xuất tên lửa đẩy Arian và máy bay E-bớt

• Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

3.3. Liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ

3.4. Kết luận chung về Liên minh châu Âu (EU)

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1. Mục tiêu

- Kiến thức

+ Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.

+ Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

+ Ghi nhớ địa danh: Luân Đôn.

+ Trình bày được biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU.

+ Ghi nhớ địa danh: vùng Ma-xơ-rai-nơ.

+ Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất

+ Chúng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.

 

doc 11 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thao giảng Chuyên đề phương pháp dạy học theo dự án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên minh toàn diện nhất thế giới (3 tiết)
3.1. Khẳng định ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất 
Thị trường chung châu Âu
Sử dụng đồng ơ-rô
3.2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
Sản xuất tên lửa đẩy Arian và máy bay E-bớt
Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
3.3. Liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ
3.4. Kết luận chung về Liên minh châu Âu (EU)
Bước 2: Sau khi xác định các tiểu chuyên đề, GV sẽ tổ chức chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm; hoặc cũng có thể những HS có cùng sở thích sẽ tìm hiểu một chủ đề (GV cần lưu ý đến sự đồng đều giữa các nhóm).
Bước 3: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc
- Phác thảo đề cương: các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV sẽ thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chuyên đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu.
TIẾT 2. BÁO CÁO TIỂU CHUYÊN ĐỀ 1
 EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ SỰ MỞ RỘNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Bước 1. GV giới thiệu đại biểu của 28 nước trong liên minh châu Âu và đại biểu khách mời.
Nhóm 1,2: (stt từ 1-12) đại biếu của 12 nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxemburg, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo.
Nhóm 3,4: (stt từ 13-28) đại biểu của 16 nước Phần Lan, Thụy Điển, Balan, Estonia, Latvia. Litva, Séc, Slovakia, Hungari, Anh, Xlôvênia, Síp, Manta, Bungari, Rumani, Croatia.
Nhóm 5: (stt từ 29-34) sẽ làm nhiệm vụ phóng viên.
Nhóm 6: (stt từ 35-40) Đại biểu của nước Anh và Hoa Kì, khách mời ASEAN
Nhóm 7: (stt từ 41-46) cơ quan đầu não của EU
GV sẽ làm nhiệm vụ là thư kí cuộc họp.
Bước 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về bối cảnh ra đời, sự mở rộng, mục đích và thể chế của EU, các phóng viên sẽ làm nhiệm vụ đưa ra các câu hỏi, GV đảm nhận nhiệm vụ thư ký tổng hợp.
- Phóng viên đặt câu hỏi cho các đại biểu của 
+ Nhóm 1,2: Nguyên nhân vì sao họ muốn liên kết, hợp tác? Mục đích và thể chế hoạt động của tổ chức ra sao?
- Sau khi đại diện của các quốc gia nhóm 1, 2 trả lời, GV thư kí cuộc họp sẽ chuẩn kiến thức.
+ Nguyên nhân về lịch sử.
+ Nguyên nhân về địa lí.
Bước 3: Đại diện của các quốc gia nhóm 3,4 sẽ trình bày về vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới dựa vào nội dung 1 mục II, bảng 7.1 và hình 7.5 SGK địa 11 và các thông tin cập nhật khác. 
GV(thư kí) chuyển ý: Bên cạnh thành tựu, EU có những hạn chế gì? Vì sao Anh rời EU và hệ quả của hành động này đến sự phát triển của tổ chức?
 Sau đó GV đề nghị đại biểu nước Anh trình bày lý do gia nhập và rời liên minh EU của mình. Các nước thảo luận các khó khăn hiện nay tác động như thế nào đến tương lai tổ chức.
- GV chuẩn kiến thức.
Bước 4: Quan hệ EU - ASEAN.
- Đại diện của ASEAN sẽ rút ra những điểm tương đồng giữa hai tổ chức qua quá trình hoạt động, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển tổ chức ASEAN.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Tiêu chí
EU
ASEAN
Hoàn cảnh ra đời
Đối tượng kết nạp
Mục tiêu
Bước ngoặt
Thành tựu
Lưu ý: Các sản phẩm của học sinh có thể
+ Nhóm 1: Sản phẩm là bài thuyết trình trên powerpoint
+ Nhóm 2: Sản phẩm là bài thuyết trình trên powerpoint và báo tường
+ Nhóm 3:Trang facebook giả tưởng dưới dạng báo tường và video
+ Nhóm 4: Sản phẩm là bài thuyết trình trên powerpoint.
+ Nhóm 5: Sản phẩm là bài thuyết trình trên powerpoint và phát vấn Hội trường.
Học sinh sau khi thuyết trình và giải quyết được các câu hỏi trong quá trình thảo luận trên thì sẽ điền đươc các nội dung chính vào phiếu học tập sau: 
- GV chuẩn kiến thức.
I. Quá trình hình thành và phát triển 
1. Sự ra đời và phát triển 
a. Nguyên nhân
- Sau Chiến tranh thế giới II, các nước Tây Âu muốn liên kết để nâng cao sức cạnh tranh và thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
- Khu vực địa lý thuận lợi.
b. Sự ra đời và phát triển
- 1951 thành lập cộng đồng Than - Thép châu Âu (ECSC).
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- 1958: cộng đồng nguyên tử (EURATOM).
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC)
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
- 2007 có 28 nước.
- Hiện nay còn 26 nước (2016, Anh và Bắc Ailen rời EU).
2. Mục đích thể chế và hoạt động của EU
a. Mục đích: 
- Xây dựng phát triển khu vực tự do lưu thông hàng hóa, người, vốn ...
- Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, tiền tệ, chính trị, luật pháp, an ninh và ngoại giao.
- Thể chế: Hội đồng châu Âu; Nghị viện châu Âu; Hội đồng Bộ trưởng; Ủy ban liên minh; Tòa án châu Âu
- Hoạt động:
- 6/1979: bấu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
- 12/1991, Hiệp ước Maastricht được kí kết, khẳng định một tiến trình hình thành một liên minh Châu Âu vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung ...
- Tháng 3/1995: 7 nước hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới.
- 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu được ban hành và 1/1/2002 được chính thức đưa vào sử dụng.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ.
- Cuối thập niên 90, là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP thế giới.
2. Tổ chức thương mại hàng đầu 
- Các nước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và có chung một mức thuế.
- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.
- EU là bạn hàng lớn của các nước đang phát triển.
3. Hạn chế
- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.
- Vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Tiêu chí
EU
ASEAN
Hoàn cảnh ra đời
- Sau Thế chiến II, dựa vào kế hoạch Marshall để khôi phục kinh tế, chiu ảnh hưởng và lệ thuộc vào Mỹ.
- Sau những năm 50, kinh tế phục hồi và phát triển, muốn hợp tác để thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
- Xu thế hòa bình, hợp tác trên thế giới do tác động của cách mạng KHKT và xu thế toàn cầu hóa.
- Sau khi giành được độc lập, các nước ĐNA gặp nhiều khó khăn trong xây dưng và phát triển nên cần hợp tác để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
- Nhiều tổ chức hợp tác khu vực ra đời và hoạt động có hiệu quả đã cổ vũ cho các nước ĐNA liên kết với nhau để phát triển kinh tế, văn hóa
- Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa.
Đối tượng kết nạp
Các quốc gia Châu Âu
Các quốc gia khu vực ĐNA 
Mục tiêu
Liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung, tiến tới nhà nước chung Châu Âu
Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực, xây dựng cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, tự cường
Bước ngoặt
12/1991, kí Hiêp ước Maastricht, khẳng định tiến trình hình thành Liên bang Châu Âu vào năm 2000.
2 /1976: kí Hiệp ước Bali
Thành tựu
- Không ngừng mở rộng thành viên, hiện nay có 27 thành viên, là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.
- Là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
- Năm 1999, mở rộng thành 10 thành viên, Là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định.
- Thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA), diễn đàn khu vực (ARF) ASEAN trên đà phát triển và tự khẳng định mình.
TIẾT 3,4. TIỂU CHUYÊN ĐỀ 2:
TIỂU CHUYÊN ĐỀ 2: Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới (2 tiết)
3.1. Khẳng định ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất 
Thị trường chung châu Âu
Sử dụng đồng ơ-rô
3.2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
Sản xuất tên lửa đẩy Arian và máy bay E-bớt
Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
3.3. Liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ
3.4. Kết luận chung về Liên minh châu Âu (EU)
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thị trường chung châu Âu
Bước 1. Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi cho các nước thành viên trả lời:
- Tại sao EU lại thiết lập thị trường chung trong khối?
- Phân tích nội dung và lợi ích của 4 mặt có tự do lưu thông?
- Đại biểu các nước thảo luận, trình bày ý kiến của mình, đưa ra dẫn chứng cụ thể có thể thông qua các hình thức như thuyết trình, hình ảnh hay video, GV và các khách mời lắng nghe, chốt kiến thức.
Bước 2. Phóng viên có thể hỏi bất kì một thành viên của một nước EU bất kì: EU không những thành công trong việc hình thành thị trường chung trong việc tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tiền vốn. Bên cạnh đó liên minh này còn thành công trong việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô. Vậy:
- Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung châu Âu có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển của EU? 
- Tính đến thời điểm hiện nay thì đã có bao nhiêu nước trong liên minh sử dụng đồng tiền chung này? Quá trình hình thành đồng tiền chung từ khi ra đời đến nay có thay đổi gì không? (mệnh giá tiền).
Phóng viên hỏi đại biểu khách mời các nước Asean (AFTA): Ông nghĩ gì về việc Việt Nam tham gia vào thị trường tự do Asean?
Các đại biểu trả lời, GV nhận xét và chốt kiến thức.
Bước 3. GV: để liên kết chặt chẽ giữa các nước trong khối liên minh thì ngoài việc hình thành một thị trường chung châu Âu thì các nước trong khu vực còn liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và dịch vụ, điển hình là hãng hàng không E-bớt và đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ.
- Vậy đại biểu của một số nước như Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha có thể trình bày cụ thể hơn về quá trình hợp tác sản xuất ra chiếc máy bay E-bớt, sản xuất tên lửa đẩy A-ri-an? 
Đại diện nước Pháp sẽ trình chiểu video cho GV và quý đại biểu quá trình sản xuất E-bớt. có thể so sánh với một số hãng hàng không của Hoa Kì hay một số nước để thấy được ưu, nhược điểm của chúng. Các đại biểu còn lại có thể lắng nghe và đưa ra những câu hỏi còn khúc mắc.
Bước 4. GV tiếp tục đặt câu hỏi cho đại biểu nước Anh và Pháp.
- Đại diện đại biểu 1 trong 2 nước trình chiếu video về vị trí, nguyên nhân để liên kết khai thác đường hầm Măng-sơ; thành phần cơ bản, cấu tạo bên trong và năm hoàn thành-đi vào sử dụng đường hầm; lợi ích của việc xây dựng nên đường hầm này là gì?
- GV có thể đặt câu hỏi thêm cho đại biểu một số nước: Ngoài các nước trong liên minh châu Âu thì ở các châu lục khác hoạt động hợp tác trong sản xuất và dịch vụ diễn ra như thế nào? GV mời đại biểu các nước Asean trả lời.
GV chuẩn xác kiến thức.
Bước 5. GV mời đại biểu của 3 nước Hà Lan, Đức, Bỉ giới thiệu về quá trình hình thành liên kết vùng châu Âu, vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng? Ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong liên minh châu Âu?
- GV chuẩn xác kiến thức.
- Chủ tịch ủy ban châu Âu, tòa án châu Âu sẽ kết luận về mối liên kết toàn diện và chặt chẽ giữa các nước trong liên minh châu Âu.
+ Tự do lưu thông về bốn mặt: con người, hàng hóa, tiền vốn và dịch vụ.
+ Sử dụng đồng tiền chung của EU (ơ-rô).
+ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ (sản xuất máy bay E-bớt; xây dựng đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ).
+ Hình thành liên kết vùng châu Âu.
Hoạt động 2:
Bước 1. GV nhấn mạnh về ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất thông qua nhưng kiến thức, nội dung mà quý đại biểu các nước đã trao đổi, thảo luận, chất vấn.
- Chủ tịch ủy ban châu Âu, tòa án châu Âu sẽ là người trực tiếp trả lời câu hỏi này.
Cho biết việc hình thành thị trường chung châu Âu và việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô đã tạo ra những thuận lợi gì cho các nước thành viên EU.
- Có thể liên hệ sự tham gia đóng góp ý kiến của các nước thành viên và đại biểu của các nước Asean.
- GV chuẩn xác kiến thức.
Bước 2. GV khẳng định vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới, cho học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ, nhận xét biểu đồ. Sau đó, GV chuẩn kiến thức.
III. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết
+ GV để HS tổng kết lại những nội dung cơ bản của chuyên đề.
+ Làm một số câu hỏi, bài tập.
2 Hướng dẫn học tập
Để hiểu thêm về Liên minh châu Âu (EU), HS có thể tìm đọc tài liệu: 
+ Bài 7, SGK lịch sử lớp 12 “Tây Âu – V. Liên minh châu Âu”, có nội dung về quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu và thể chế hoạt động, vai trò của EU trong kinh tế thế giới, quan hệ với Việt Nam.
+ Liên minh châu Âu. Địa lí 7 - bài 60.
+ Sách bồi dưỡng HSG Địa lí 11- Phạm Văn Đông.
+ https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_minh_ch%C3%A2u_%C3%82u
+ https://www.baomoi.com/tag/li%C3%AAn-minh-ch%C3%A2u-%C3%A2u.epi
+
3. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề
Bảng mô tả các yêu cầu đánh giá chuyên đề Liên minh châu Âu (EU)
Chuyên đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Liên minh châu Âu
- Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào?
- Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này?
- Hãy kể tên các nước gia nhập EU vào các năm 1995, 2004, 2007. Hiện nay EU còn bao nhiêu thành viên?
- Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính-chính trị châu Âu?
- Trình bày về cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan đầu não châu Âu?
- Nêu các biểu hiện chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế, thương mại hàng đầu thế giới?
- Nêu các mặt tự do lưu thông trong EU và lợi ích của chúng trong EU?
- Nêu biểu hiện về hợp tác sản xuất và dịch vụ giữa các nước trong EU?
- Nêu khái niệm liên kết vùng và trình bày liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ?
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất?
- Chứng minh EU là trung tâm kinh tế, thương mại hàng đầu thế giới?
- So sánh vị thế kinh tế của EU với Hoa Kì và Nhật Bản. Quan hệ thương mại của EU với các nước bên ngoài tổ chức EU diễn ra như thế nào?
- Phân tích ý nghĩa của việc thiết lập thị trường chung châu Âu
- Việc sử dụng đồng tiền chung của châu Âu (ơ-rô) mang lại những lợi ích gì trong EU?
- Tại sao các nước EU phát triển các liên kết vùng? Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ đã đem lại những lợi ích gì?
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Phân tích số liệu, tư liệu về dân số của EU, cơ cấu GDP, một số chỉ tiêu kinh tế để thấy được ý nghĩa của EU thống nhất, vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Sử dụng bản đồ để liên kết vùng ở châu Âu.
- Rèn luyện được các kỹ năng vẽ và nhận xét, phân tích số liệu, tư liệu.
- Chứng minh vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới
- Phân tích ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất.
- Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
- Cho biết khả năng hợp tác của Việt Nam với EU? Để khai thác thị trường này, Việt Nam cần chú ý những vấn đề gì?
- Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác với EU?
4. Tài liệu sử dụng trong bài
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
I. Giới thiệu chung về EU:
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Croatia, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.
Trụ sở:
Brussels (Bỉ)
Số ngôn ngữ chính thức:
23
Ngày châu Âu;
Ngày 9 tháng 5
Diện tích:
4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km2 và nhỏ nhất là Malta với 300 km2);
Dân số:
Khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% toàn thế giới
(thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít nhất là Malta với 0,4 triệu).
GDP (EU 27):
17,57 nghìn tỷ USD
Thu nhập bình quân:
32,900 USD/người/năm
II. Cơ cấu tổ chức:
- EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.
1. Hội đồng châu Âu (European Council):
- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
2. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council):
- Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.
- Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP):
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.
4. Ủy ban châu Âu (European Commission - EC)
- Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
- Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
III. Tình hình EU:
- EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.
- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.
- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.
- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU
1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.
1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC.
1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.
1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.
2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.
2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.
2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU
2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA).
2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU
2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.
Hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990. Năm 1996, EU chính thức mở Phái đoàn Đại diện thường trực tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA):
Quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh được mối quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng khuôn khổ pháp lý mới thay thế cho Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995. Trên tinh thần đó, tháng 6/2008, Việt Nam và EU đã khởi động đàm phán Hiệp định PCA. Sau 9 vòng đàm phán (từ 6/2008 đến 10/2010), ngày 4/10/2010, Hiệp định PCA đã được ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 tại Bỉ trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso. PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU trong 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam –EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn. Hiện nay hai bên đang chuẩn bị để ký chính thức Hiệp định.
I. Chính trị:
1.1. Tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao:
Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song phương, mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên, thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau, trong đó có nhiều chuyến thăm Cấp cao.
1.2. Cơ chế đối thoại, hợp tác: Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC (UBHH) (theo Hiệp định khung 1995): Cơ cấu tổ chức UBHH bao gồm:
- Tổ công tác Việt Nam – EU về Thương mại và đầu tư.
- Tổ công tác Việt Nam – EU về Hợp tác phát triển.
- Tiểu ban Việt Nam – EC về xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản trị và Nhân quyền.
- Tiểu ban Việt Nam – EC về Khoa học và Công nghệ.
1.3 Hợp tác trong các diễn đàn đa phương và khu vực
Bên cạnh quan hệ song phương, Việt Nam và EU cũng hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – EU, ASEM và Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố...
II. Kinh tế:
EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de LIEN MINH CHAU AU_12241146.doc