Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử

1. Môn Lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế trẻ F.Enghen khẳng định: "Đối với chúng ta lịch sử là tất cả, lịch sử được chúng ta đánh giá cao hơn bất cứ cái gì khác" [20; 8]. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước, giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp với quy luật của tương lai. Chúng ta đang tiến vào thiên niên kỷ mới với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hiện tại đòi hỏi giáo dục với vị trí là "Quốc sách hàng đầu", phải đào tạo thế hệ trẻ phù hợp với thời đại mới, trong đó dạy học lịch sử có ưu thế và ý nghĩa hết sức quan trọng.

 Nhà sử học Xô Viết Pasuto khẳng định rằng:"Muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại, chúng ta cần phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Cuộc cách mạng KHKT, sự hứng thú, hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bớt sự chú ý của chúng ta đối với việc dạy học lịch sử, chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng của công cuộc xây dựng, sáng tạo đối với sự tàn phá, chiến thắng của hòa bình đối với chiến tranh, sự gần gũi, hiểu biết của các dân tộc về văn học và các mặt khác khắc phục tình trạng biệt lập"[26; 18].

Cố vấn Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: "Phải coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số 1 trong nhà trưòng. Nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh thiếu niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích khác có hại cho sự nghiệp” [38; 4].

 

doc 49 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1662Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, theo phương thức "thầy đọc, trò ghi". Vì vậy, cần chú ý dành thời gian cho trao đổi, thảo luận các vấn đề, tổ chức công tác tự lập cho học sinh, cần thúc đẩy hoạt động trí tuệ, kích thích hoạt động lĩnh hội và phát triển tư duy của học sinh bằng định hướng mục đích, đặt nhiệm vụ nhận thức rõ ràng thông qua các câu hỏi.
3.3. Ý nghĩa phát triển
3.3.1. Hệ thông câu hỏi sẽ hướng sự chú ý của học sinh vào quá trình tiếp nhận tri thức
Chú ý là một yếu tố mang tính quyết định hiệu quả khi học tập bộ môn Lịch sử. Theo K.D.Ưsinxki nhà giáo dục học Nga vĩ đại thì phải xây dựng bài học sao cho cả lớp được thu hút vào công việc, rèn luyện cho các em tập trung chú ý vào môn học lâu dài và mạnh mẽ trong điều kiện cho phép. L.Tônxtôi cũng đã nói: Muốn làm cho con người, dù ở lứa tuổi nào cũng vậy, bắt đầu học tập cần phải làm sao cho ngưỏi đó thích học tập.
Như vậy chú ý và hứng thú trong học tập là những yếu tố không thể không có trong mô hình dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh. "Một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao là phải luôn luôn tạo cho học sinh "Một tâm thế lịch sử tương ứng", và tạo cho học sinh cảm giác như đang được tham dự, được chứng kiến một sự kiện. Các em cảm thấy dường như hình ảnh quá khứ đang diễn ra trước mắt, mình đang "nhập thân" với lịch sử, với các nhân vật, các sự kiện đúng như nó tồn tại, lịch sử được phản ánh trung thực, sinh động nhưng không hiện đại hóa" [16; 40]. Chính sự chú ý và hứng thú học tập sẽ đưa học sinh "nhập thân" với lịch sử, giúp họ có một "tâm thế” lịch sử tương ứng là điều mà mỗi một giáo viên có tâm huyết cần phải tạo ra. Sự kết hợp giữa hệ thống câu hỏi, các thao tác sư phạm sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. "Nếu chúng ta muốn học sinh chăm chú nghe giảng thì nếu chỉ nêu tên của đề tài tiết học và thông báo những vấn đề cơ bản của bài giảng là hoàn thành không đủ, cần gây cho học sinh một tâm tư xúc động, tích cực (thái độ) có liên quan trực tiếp với lòng mong muốn hoạt động nhận thức... Tính tích cực nhận thức xuất hiện khi nào giáo viên đưa ra trước học sinh một nhiệm vụ nào đó để các em tự lực giải quyết trước khi trình bày tài liệu" [17; 23]. Theo kinh nghiệm của Kiều Thế Hưng, muốn gây sự chú ý và hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh, giáo viên dạy sử cần phải "thường xuyên phát huy năng lực tư duy của học sinh để lý giải, nhận thức, đánh giá những sự kiện và những vấn đề lịch sử. Không nên buộc học sinh chỉ biết chấp nhận, đồng ý, xuôi chiều những điều thầy trình bày, có những vấn đề cần phải đặt ngược lại, có những vấn đề để học sinh tự suy nghĩ, tự giải đáp" [20; 78] và người giáo viên sẽ đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi.
3.3.2. Việc rèn luyện, phát triển trí nhớ cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của cả công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường.
Lê nin nói "Người ta chỉ có thể trở thành người Cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra" [Dẫn theo 11; 176] hoặc như I. M Xêtrênóp đã viết một cách dí dỏm rằng: Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở trình trạng của một đứa trẻ sơ sinh!. Trí nhớ của con người được hình thành bằng hoạt động và do hoạt động quyết định. Trong dạy học lịch sử cần phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh là chủ thể nhận thức, là trung tâm của quá trình dạy học, việc nêu lên các câu hỏi kích thích học sinh tìm tòi sáng tạo để giải quyết sẽ giúp học sinh nắm vững các sự kiện cơ bản.
3.3.3. Trong cấu tạo của sách giáo khoa lịch sử, theo các nhà nghiên cứu có hai phần chính, đó là "bài viết" tức là nội dung cơ bản của chương trình được trình bày và phần "cơ chế sư phạm" bao gồm nhiều yếu tố trong đó có hệ thống câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi là cơ sở để giáo viên xác định được kiến thức cơ bản của bài học lịch sử và khai thác kiến thức để học tập, đồng thời thông qua hệ thống câu hỏi (trong sách giáo khoa và giáo viên thiết kế thêm), giáo viên có thể xác định được phương pháp để tổ chức học sinh chiếm lĩnh tri thức.
Một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả học tập của học sinh là việc học sinh có trả lời được các câu hỏi ở cuối bài, cuối mục hay không. Chính vì vậy mọi kiến thức cần truyền tải của giáo viên phải được xác định thông qua hệ thống câu hỏi mà các nhà biên soạn sách giáo khoa đã đề ra, cùng với các câu hỏi gợi mở trong giờ lên lớp của giáo viên. Việc xác định, xây dựng hệ thống câu hỏi để sử dụng trong dạy học sẽ giúp giáo viên nắm chắc hơn tài liệu, đồng thời rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho chính bản thân họ. Thông thường giáo viên khi đẵ nắm chắc nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh thì hệ thống câu hỏi của họ xác định và xây dựng sẽ đảm bảo được tính hiệu quả cao và ngược lại.
3.3.4. Nói chung bất kỳ một hoạt động nào cũng nhằm một mục đích nhất định đem lại một kết quả nhất định và kết quả đó bao giờ cũng cần đạt đến mức cao nhất.
Quá trình dạy học là quá trình đào tạo và tự đào tạo con người mới theo mục đích giáo dục. Trong quá trình dạy học cần phải kiểm tra đánh giá học sinh. Hệ thống câu hỏi đáp ứng nhu cầu kiểm tra, đánh giá thực chất quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh để có biện pháp kịp thời bổ sung uốn nắn, tất nhiên phải kiểm tra, đánh giá như thế nào cho có hiệu quả, đó mới là vấn đề cần bàn. Thực tế chỉ ra rằng, cách đánh giá thế nào thì cách dạy, cách học tương ứng. Nếu đánh giá chỉ thiên về kiến thức thì những yêu cầu khác như kỹ năng, thái độ... trong mục tiêu giáo dục sẽ bị coi nhẹ. Chính vì vậy hệ thống câu hỏi có tầm quan trọng đặc biệt giúp chúng ta kiểm tra quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh một cách thực chất và đạt hiệu quả cao, kích thích tính tích cực của học sinh trong học tập...
3.3.5. Tất cả những vấn đề chúng ta đã phân tích ở trên chung quy lại giúp chúng ta rút ra kết luận rằng:
Hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học sẽ đạt đến mục đích cao nhất là phát triển tư duy cho học sinh. I.A.Lecne trong “Dạy học nêu vấn đề" viết: "Tư duy thường bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên hay thắc mắc, từ sự mâu thuẫn" [17; 22] và "chính những câu hỏi cái gì? tại sao? vì nguyên nhân gì? đã kích thích óc tìm tòi của học sinh, kích thích sự phân tích, so sánh và khái quát hóa” [17; 22]. Tổng kết sự phát triển giáo dục của thế giới trong nhiều năm qua UNESCO đã nêu 4 trụ cột của nền giáo dục trong thời đại hiện nay. Đó là "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình "[Dẫn theo 16; 4] tức là "Nền giáo dục phải đào tạo được những lớp người tích cực, tự giác, sáng tạo và có phẩm chất tư duy tốt, mà hệ thống câu hỏi, đặc biệt do thầy giáo đặt ra là phương thức có giá trị góp phần bồi dưỡng tư duy cho học sinh" [34; 23]. Chúng ta đồng ý với J. A. Kômenxky rằng "Việc dạy dỗ trẻ em đến nơi đến chốn không có nghĩa là nhồi nhét vào đầu óc chúng một mớ ngôn từ, nhiều tư duy triết lý lôi ra từ các sách vở mà là mở ra cho chúng tầm hiểu biết về các sự vật để rồi từ nguồn nước sinh động đó tìm ra những dòng suối nhỏ ví như từ những chồi non mọc lên bao cành lá sum suê và hoa trái, năm sau lại từ những chồi non mới lại lớn lên thành những cành lá và hoa trái nối tiếp” [6; 73].
Kết luận: Do vai trò và tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi như đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng để thực hiện phương châm đổi mới dạy học "định hướng phát triển năng lực học sinh" cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố như mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra những con người biết tìm tòi, sáng tạo, biết độc lập suy nghĩ, biết đưa ra những quyết định của chính mình. Trong phương pháp giáo dục cần phải xem hệ thống câu hỏi là cơ sở quan trọng, đảm bảo tính hiệu quả cho phương châm này.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Mặc dù hiện nay chúng ta đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh song kiểu dạy học truyền thống còn phổ biến.
Vấn đề này xuất phát từ quan niệm của một số giáo viên, rằng trong hệ thống các môn học ở trường THCS thì môn Lịch sử là môn thứ yếu. Sở dĩ vẫn còn tồn tại quan niệm này bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất: Theo chuẩn đào tạo giáo viên cho cấp THCS do Bộ Giáo dục quy định là phải tốt nghiệp từ Cao đẳng sư phạm trở lên. Thực tế đội ngũ giáo viên chuyên sử (Đại học) rất ít tham gia giảng dạy ở các trường THCS, những giáo viên dạy sử ở trường THCS chủ yếu là những người đã tốt nghiệp trường CĐSP (Văn - Sử). Khi họ tốt nghiệp khoa Văn - Sử ở các trường CĐSP rất ít giáo viên xác định cho mình môn dạy chính là Lịch sử mà đa số xác định là môn Văn học, đây là yếu tố để tạo ra sự hạn chế về chất lượng dạy học (tất nhiên chúng tôi không phủ nhận những kinh nghiệm và công lao của các đối tượng này). 
Thứ hai: vẫn còn một số ý kiến cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng các sự kiện trong sách giáo khoa là đủ - điều đó chi phối phương pháp dạy học của giáo viên. Người ta cho rằng môn lịch sử là môn sử dụng để "kéo điểm trong tổng kết, xếp loại cũng như thi cử đặc biệt là các kỳ thi tốt nghiệp và thực tế hiệu số điểm qua các kỳ thi tốt nghiệp đã phần nào củng cố thêm cho ý kiến đó của một số giáo viên.
Thứ ba: Sự chi phối của cơ chế thị trường, môn Lịch sử là môn khó chọn nghề nghiệp khi học sinh thi khối C. Nếu chọn khối có môn Lịch sử để thi thì khi ra trường cũng rất khó để có được việc làm.
2. Việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử chưa đúng mức
Qua điều tra, đa số giáo viên cho rằng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa lịch sử Việt Nam còn nặng về tái hiện, học thuộc lòng, cần phải bổ sung những câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh nhưng trong ý kiến về việc sử dụng hệ thống câu hỏi để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thì có tới 70% giáo viên chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sử dụng các câu hỏi tái hiện là chủ yếu. 
Trong tiến trình lên lớp, chúng tôi đã dự giờ của một số giáo viên, qua đó thấy rằng chất lượng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực học tập của học sinh đạt hiệu quả chưa cao, hầu như nhiệm vụ chính của tiến trình lên lớp là giáo viên cung cấp một loạt các kiến thức cơ bản của bài học như sách giáo khoa mà không mở rộng và phân tích gì thêm, cá biệt có những giáo viên hoàn thành tiết dạy bằng cách hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài, cuối mục bằng những số liệu, kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa.
 Bất kỳ bộ môn nào khi dạy học cũng cần phải có bài tập song bộ môn Lịch sử ở trường THCS hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Qua điều tra, có trên 50% học sinh trả lời không phải làm bài tập vì giáo viên không giao nhiệm vụ. Chúng tôi cũng đã xem và tham khảo các đề thi, đề kiểm tra chất lượng, mặc dù đã cố gắng và cải tiến phương pháp ra đề song nhìn chung chất lượng vẫn chưa đảm bảo. Đề thi, đề kiểm tra còn mang nặng tính học thuộc lòng và ghi nhớ sự kiện. Phần lớn giáo viên thường ra các câu hỏi mà học sinh chỉ cần đọc thuộc trong sách giáo khoa là đủ.
Một trong những khó khăn cơ bản và chủ yếu của giáo viên khi thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh là thời gian tiết học không cho phép trong tình trạng học sinh không tích cực suy nghĩ và không có tài liệu tham khảo. Đây là một thực tế khá nan giải mà chúng ta cần khắc phục đê đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS đạt được hiệu quả cao.
3. Học sinh chưa tích cực học tập trên lớp
 Việc chưa nhận thức đúng đắn về vai trò bộ môn Lịch sử đã chi phối đến thái độ học tập của học sinh trên lóp, rất nhiều học sinh khi được hỏi trong giờ học môn lịch sử em thường làm gì? học sinh trả lời là im lặng nghe giảng (tất nhiên đây là một thái độ tốt) nhưng so với yêu cầu của quá trình dạy học thì điều đó chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra là phải tích cực, sáng tạo, tìm tòi trong việc lĩnh hội tri thức lịch sử.
Một số tiết dạy (chủng tôi đã dự) ở một số trường có rất ít học sinh tích cực học tập, phát biểu, trao đổi với giáo viên trong giờ học. Khi được hỏi em thích trả lời những loại câu hỏi nào giáo viên nêu ra thì phần lớn học sinh thích trả lời những câu hỏi mà lời giải đáp đã có ở trong sách giáo khoa.
4. Bài tập bộ môn lịch sử chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả
 Bài tập nhận thức của bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Qua thực tế, chúng tôi thấy rằng bài tập mà giáo viên ra cho học sinh khi dạy học bộ môn Lịch sử rất hạn chế. Loại hình bài tập phổ biến chỉ là vẽ các biểu đồ, sơ đồ và bản đồ mà thôi. Qua trao đổi, chúng tôi được biết có những học sinh không biết bài tập lịch sử là gì và tỏ ra rất ngại khi được hỏi.
5. Học sinh chủ yếu học theo cách học thuộc lòng và ghi nhớ
 Thái độ học tập của học sinh chi phối đến phương pháp học của các em, họ sinh chỉ thụ động tiếp nhận tri thức sau đó học một cách đối phó để kiểm tra và thi cử.
Từ thực trạng việc dạy và học nêu ở trên chúng tôi đi đến một số kết luận chung sau đây:
- Học sinh (kể cả một số giáo viên) chưa ý thức được tầm quan trọng và vai trò của bộ môn lịch sử trong hệ thống các môn học, quan niệm môn chính, môn phụ vẫn còn ngự trị mặc dù chúng ta đã có các chu kỳ bồi dưõng thường xuyên và có các hội nghị triển khai đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
- Việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh thể hiện trong phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS chưa đạt được hiệu quả cao. Phương pháp dạy học cổ truyền vẫn còn phổ biến.
- Quá trình chiếm lĩnh tri thức lịch sử của học sinh THCS chưa đảm bảo yêu cầu so với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.
III. TIỂU KẾT
Nhà giáo dục Nga vĩ đại K. D. Usinxky nói "Sự khác nhau của nhà trường cũ và mới thể hiện ở chỗ nhà trường cũ dồn tất cả tính tích cực trong công tác dạy học vào người giáo viên, còn học sinh thì lại thụ động, trong khi đó nhà trường mới cố gắng sao cho bản thân học sinh tích cực ở mức độ cao nhất" [Dẫn theo: 10; 45]. Cũng tại Nga, năm 1932 N. K. Crupxkaia trong cuốn "Trên những con đưòng dẫn đến nhà trường mới"- NXB Mátxcơva cảnh báo "Nếu mục đích của nhà trường là giáo dục những người nô lệ chỉ biết phục tùng bọn tư bản thi phương pháp sẽ phù hợp với nó và khoa học được sử dụng để giáo dục những người ngoan ngõan chấp hành càng ít biết độc lập suy nghĩ, phán đoán càng tốt, nếu mục đích của nhà trường là giáo dục những người có ý thức xây dựng CNXH thì phương pháp sẽ hoàn toàn khác, mọi thành tựu sẽ được sử dụng để giáo dục cho học sinh biết độc lập suy nghĩ, hành động tập thể có tổ chức, nhận thức rõ kết quả hoạt động của mình, phát triển tối đa tinh thần dân tộc “[dẫn theo 37; 14]. Chsng ta cũng khẳng định một lần nữa ý kiến của giáo sư sử học Phan Ngọc Liên "Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử phải đạt tới việc tối ưu hóa quá trình dạy học, tức là đạt kiến thức tối ưu. Kiến thức tối ưu không phải là khối lượng lớn kiến thức phải ghi nhớ (như vậy sẽ rơi vào nhồi nhét) mà là nắm vững (biết và hiểu) kiến thức cơ bản " [37; 20].
Để thực hiện được các yêu cầu trên căn cứ vào lý luận và thực tiễn dạy học, việc sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử là vấn đề cấp thiết cần đặt ra và giải quyết.
Phần 2. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
I. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG
1. Yêu cầu thiết kế câu hỏi
1.1. Câu hỏi thiết kế phải đảm bảo mối liên hệ lôgíc giữa kiến thức
đã lĩnh hội và kiến thức sẽ lĩnh hội.
Kết quả của việc cung cấp kiến thức mới phụ thuộc vào khả năng của giáo
viên giải quyết 2 nhiệm vụ song song, thông báo kiến thức khoa học phong phú và khéo léo tổ chức hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, theo mục đích sư phạm đặt ra. Hiệu quả của bài học đòi hỏi phải hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập và tiến hành việc giáo dục một cách tự nhiên có hiệu quả. Muốn đạt được điều đó cần phải kích thích hoạt động nhận thức của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi. Câu hỏi mà giáo viên nêu ra phải đảm bảo yêu cầu vừa có vấn đề cần giải quyết vừa có những dữ kiện để học sinh căn cứ vào đó mà xây dựng cho mình một phương án giải quyết tối ưu. Chính vì vậy câu hỏi mà giáo viên nêu ra trong giảng bài, bài tập hay kiểm tra đánh giá cần phải có mối liên hệ lôgíc, chặt chẽ giữa kiến thức đã lĩnh hội và kiến thức sẽ lĩnh hội: "Có thể đảm bảo tính vững chắc của kiến thức bằng cách trong khi dạy học luôn luôn quay trở về với những tri thức đã thấm nhuần từ trưổc, xem xét chúng dưới một góc nhìn mới để học sinh vận dụng chúng theo cách mới ở mức độ nào đó”. [10; 75 - 76].
1.2. Câu hỏi phải hướng tư duy học sinh vào bản chất của những
sự kiện, hiện tượng lịch sử để hình thành tư duy biện chứng cho học sinh
Thực tế dạy học trong những năm gần đây có không ít giáo viên mặc dù đã được qua các lóp bồi dưỡng thường xuyên hàng năm song vẫn dạy còn duy trì một hệ thống phương pháp cũ, chưa tiếp cận và thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, do đó hiệu quả của quá trình dạy học chưa cao. Một trong những yếu tố ảnh hưỏng đến hiệu quả là cách đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh nhận thức. Hệ thống câu hỏi mà giáo viên nêu ra chỉ mang tính chất thông báo sự kiện chứ chưa có một hệ thống câu hỏi hợp lý để tổ chức học sinh lĩnh hội cái bản chất của một sự kiện, hiện tượng lịch sử.
	Từ thực tế nêu trên để giờ dạy và quá trình học tập của học sinh đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần thiết kế hệ thống câu hỏi sao cho đảm bảo 2 yếu tố biết và hiểu sự kiện, hiện tượng lịch sử. Theo giáo sư Phan Ngọc Liên "Trong quá trình tiếp thu trí thức, kết quả học tập của học sinh tùy thuộc phần lớn vào tư duy tích cực của các em, bởi vì nhờ tư duy mà có thể chuyển được từ những tri thức sơ đẳng đầu tiên sang tri thức sâu sắc hơn, chuyển từ hiện tượng sang bản chất. Nhờ có tư duy mới phơi bày và ánh sáng những điều xấu xa chưa biết của sự vật, hiện tượng. Tư duy giúp học sinh tìm kiếm câu trả lời về hiện thực của sự kiện như thế nào. Đồng thời có tác dụng giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức, tránh được sự áp đặt khô cứng cho học sinh" [37; 49]. Để đảm bảo được yêu cầu đó cũng theo giáo sư Phan Ngọc Liên "Câu hỏi phải nhằm vào 2 ý "Như thế nào ?" "Vì sao?" và “Kết quả ra sao”? Có như vậy khi trả lời, học sinh sẽ phải nhớ (biết) và hiểu sự kiện một cách thông minh, sáng tạo" [37; 11].
1.3. Thiết kế câu hỏi phải đảm bảo tính chỉnh thể, toàn vẹn của lịch sử
Việc học tập lịch sử bắt đầu từ nhận thức sự kiện, tuy nhiên qua quan sát thực tế, hiện nay nhiều giáo viên chưa xem trọng đúng mức những kiến thức lịch sử cụ thể trong bài giảng trên lớp. Họ thường chỉ điểm danh các sự kiện, hiện tượng rồi đi ngay vào những kiến thức khái quát, trừu tượng (những nhận định, những kết luận) và như vậy sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ còn mang tính chất minh họa. Hậu quả là học sinh ít nhớ kiến thức cụ thể và thường gặp khó khăn, lúng túng khi phải tìm ra con đường, tìm ra những mối liên hệ giữa kiến thức cụ thể và kiến thức trừu tượng khái quát. Thực tế giảng dạy này làm hạn chế khả năng tư duy độc lập ở học sinh rất nhiều, đồng thời làm cho kiến thức lịch sử ở học sinh trở nên lộn xộn, hổn độn, thiếu hệ thống. Để khắc phục được hậu quả này, trong quá trình dạy học giáo viên phải có một hệ thống câu hỏi, mà khi xây dựng cần làm cho học sinh xem xét những sự kiện, hiện tượng không chỉ theo từng thành tố, từng bộ phận mà còn theo chính thể toàn vẹn của chúng. Hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải đảm bảo yêu cầu làm cho học sinh biết nhớ các sự kiện cụ thể để từ các sự kiện cụ thể đó khái quát lên được mối liên hệ biện chứng kết nối các sự kiện tạo thành tính thống nhất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
1.4. Thiết kế câu hỏi phải đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh.
Trong quá trình dạy học ở mỗi cấp đặc điểm tâm lý và trình độ hiểu biết của học sinh có khác nhau, ở lứa tuổi là học sinh trung học cơ sở, khi diễn đạt câu hỏi cần đảm bảo tính dễ hiểu, đơn giản không phức tạp. Phải thiết kế những câu hỏi cho từng đối tượng học sinh khác nhau trong lớp học", ở bất kỳ cấp học nào chúng ta cũng có thể gặp những học sinh có tư duy mềm dẻo, sáng tạo hơn ở trong cùng một lớp với những học sinh có tư duy tương đối ỳ và có thái độ thụ động đối với tài liệu học tập. Thiếu sót của tư duy thể hiện trong tính ỳ có thể khắc phục được nhờ việc tổ chức đúng đắn những quá trình tư duy". [10; 209]. Câu hỏi được thiết kế không được vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúng của học sinh đặc biệt lại là học sinh ở cấp THCS "Khi xác định chiều sâu của sự phát hiện bản chất của khái niệm, định luật, học thuyết cần chiếu cố tới những đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trình độ học vấn trước đó và sự phát triển trí tuệ của họ". [34; 115]. Thực tiễn đã chứng minh trong quá trình giảng dạy, giáo viên nào đặt ra được một hệ thống câu hỏi có chất lượng và phù hợp với những kinh nghiệm đã có của học sinh lớp mình dạy thường làm cho học sinh nắm chắc bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Nếu giáo viên đặt câu hỏi không phù hợp với sách giáo khoa, đặc điểm môn học, đặc điểm đối tượng thì không thể nào phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo, năng động của học sinh.
1.5. Câu hỏi cần đám bảo tính chính xác về nội dung cũng như hệ
thống thuật ngữ, khái niệm
Đặt câu hỏi là nhằm mục đích định hướng, nghĩa là giúp học sinh tập trung chú ý một vấn đề gì, vào một ý nào hoặc một tri thức nào đó mà giáo viên cần hỏi đến để củng cố hoặc kiểm tra việc nắm tri thức hoặc nắm trình độ học sinh. Câu hỏi khi thiết kế không nên quá bóng bẩy, khó hiểu, nhiều nghĩa mà phải gãy gọn, không mập mờ, có thể hiểu nhiều cách, không nên dùng các thuật ngữ trừu tượng không phổ thông. Độ dài và độ phức tạp cũng như từ ngữ của câu hỏi đặt ra phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là những câu hỏi dài có nhiều mệnh đề phụ, vì có nhiều mệnh đề phụ bao nhiêu càng có nguy cơ làm cho học sinh khó nắm được ý chính của câu hỏihỏi.
2. Những yêu cầu chung khi sử dụng
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi để

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU THCS.doc