Thuốc sinh học diệt côn trùng đảm bảo an toàn cho người sử dụng

I. PHẦN CHUNG

1. Lý do chọn dự án:

1.1. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ngoài những loài côn trùng có ích thì những loại côn trùng khác gây cho chúng ta cảm giác rất khó chịu khi chúng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

 Kiến là một loại côn trùng luôn ẩn náu ở mọi nơi và có thể gây nhiều phiền toái cho chúng ta. Chúng có thể phá hoại cây trồng, cắn vật nuôi, cắn con người khi động phải chúng hoặc gây ra nhiều tác hại khác Riêng ở trong nhà kiến luôn tìm đến những nơi để thức ăn như: bếp, bàn ghế hoặc có thể bò lên giường và nhiều đồ dùng khác khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt hiện nay xuất hiện nhiều loại kiến lạ trong đó có loại kiến ba khoang có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.

 

doc 24 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuốc sinh học diệt côn trùng đảm bảo an toàn cho người sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
PHẦN I: PHẦN CHUNG
2
2
1. Lý do chọn dự án
2
3
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4
4
3. Mục tiêu nghiên cứu
5
5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5
6
5. Phương pháp nghiên cứu
6
7
6. Nội dung nghiên cứu
7
8
PHẦN II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
15
1. Kết quả
15
2. Thảo luận
15
9
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
1. Kết luận
16
2. Kiến nghị
16
10
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
11
PHẦN V. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
18
12
LỜI CẢM ƠN
23
II. CÁC TỪ VIẾT TẮT:
 THCS : Trung học cơ sở
 NXB : Nhà xuất bản
 HĐKH: Hội đồng khoa học
Tên dự án:
“THUỐC SINH HỌC DIỆT CÔN TRÙNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG”
I. PHẦN CHUNG
1. Lý do chọn dự án:
1.1. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ngoài những loài côn trùng có ích thì những loại côn trùng khác gây cho chúng ta cảm giác rất khó chịu khi chúng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
 Kiến là một loại côn trùng luôn ẩn náu ở mọi nơi và có thể gây nhiều phiền toái cho chúng ta. Chúng có thể phá hoại cây trồng, cắn vật nuôi, cắn con người khi động phải chúng hoặc gây ra nhiều tác hại khácRiêng ở trong nhà kiến luôn tìm đến những nơi để thức ăn như: bếp, bàn ghế hoặc có thể bò lên giường và nhiều đồ dùng khác khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt hiện nay xuất hiện nhiều loại kiến lạ trong đó có loại kiến ba khoang có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Cũng giống như kiến, mối luôn ẩn náu ở khắp mọi nơi, tác hại của mối còn lớn hơn rất nhiều so với tác hại của kiến. Mối có thể ăn xuyên qua các lớp bê tông dày để phá hoại các công trình xây dựng, ngay ngôi nhà của chúng ta đang sống, mối cũng có thể tấn công ở bất kì chỗ nào gây ra những thiệt hại to lớn về mặt kinh tế, thẩm mỹ cho con người. 
 Ngoài ra các loài côn trùng có hại khác như Gián, Bọ nét, Bọ chó,... cũng gây ra những cảm giác rất khó chịu với con người. 
1.2. Thuốc diệt côn trùng hiện đang bán trên thị trường rất có hại cho sức khỏe con người và gây ảnh hưởng đến môi trường.
Thật vậy, trên thị trường có nhiều loại thuốc của nhiều hãng khác nhau như Raid Maxx, Mortein, Mosfly, Falcon..., nhưng đều có thành phần hoạt chất tương tự nhau, thường là Tetramethrin, Cypermethrin, Iminoprothrin, Prallethrin, Permethrin (những chất hóa học tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroids) hay Propoxur (nhóm Carbamate).
Propoxur là một chất ức chế không hồi phục men Cholinestarase ở động vật (kể cả người). Khi Cholinesterase bị ức chế, hệ thần kinh tự chủ sẽ hoạt động quá mức và không kiểm soát dẫn đến tử vong.
Mỗi bình thuốc thường kết hợp 2 hoạt chất nhóm Pyrethroids, riêng Raid Maxx có 3 hoạt chất: Propoxur + Tetramethrin + Cypermethrin. Tỷ lệ phần trăm thể tích của các hoạt chất dao động từ 0,05% đến 0,5%, còn lại là chất phụ gia tạo hương.
Các thuốc này đều đã đăng ký và được cấp phép lưu hành của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (US Environment Protection Agency, US EPA). Trước đó, các chất này được dùng thử nghiệm trên động vật với liều đủ lớn gây ngộ độc để nghiên cứu ảnh hưởng trên sức khỏe. Từ đó, các nhà khoa học phỏng đoán được tác dụng của thuốc lên người như thế nào. Tác hại gây ngộ độc là hầu như không có nếu thuốc được dùng cẩn thận và hợp lý.
Ngoài tác dụng diệt côn trùng, các thuốc này với hàm lượng nhất định sẽ có tác dụng lên con người, vật nuôi và môi trường. Thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các động vật thủy sinh.
Tác dụng nguy hiểm nhất, đã được ghi nhận trong y văn bởi các chuyên gia y tế là khả năng gây ngộ độc cấp tính ở người nếu nạn nhân tiếp xúc với một lượng thuốc đáng kể trong thời gian ngắn.
 1.3. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đuổi Kiến, đuổi Mối và diệt một số loại côn trùng gây hại cho con người, hoặc có cách nào để diệt Kiến, diệt Mối và một số côn trùng tận gốc, vừa hiệu quả vừa đơn giản mà lại không gây độc hại đến con người, vật nuôi và môi trường ? 
Em xin kể cho mọi người nghe một câu chuyện có thật của em về việc em làm thuốc sinh học diệt côn trùng vừa hiệu quả vừa đơn giản mà lại không gây độc hại đến con người, vật nuôi và môi trường.
Đó là, năm em lên bảy tuổi, một lần đang chơi cùng các bạn ở trong xóm, em bị một lũ kiến đốt vào hai chân, thế là hai chân em xưng vù lên vừa ngứa, vừa đau. Em thấy ở bờ rào ngay cạnh chỗ chúng em chơi có một bụi cây, hoa của nó có màu tím lại có những quả chín màu vàng nhìn tổng thể rất đẹp( Hình 14 – Phụ lục). Đang lúc bị kiến đốt đau quá em không biết làm thế nào, em hái một nắm quả chín sát vào chân và thật là bất ngờ chân em không những không bị ngứa nữa mà lại còn hết cả sưng phồng vì kiến đốt. Em thấy thế nói cho các bạn cùng biết và các bạn cũng làm thử như em thấy đúng là hiệu quả thật. Em cùng các bạn hái quả xoa nát vứt vào tổ kiến, một lúc sau thấy chúng đi đâu hết và chúng em lại tiếp tục trò chơi của mình. Nhưng em cũng không biết đó là loại cây gì. Em đi đâu cũng nhìn thấy chúng có rất nhiều ở các bờ rào. Em hỏi bố mẹ và những người lớn tuổi ở quê em, mọi người cho biết đó là cây găng rừng. Rồi từ đó, rất nhiều lần em hái quả về dã dập ra và làm thử nghiệm để diệt côn trùng ở nhà em, em thấy rất có hiệu quả. Thấy thuốc sử dụng rất tốt mà lại không độc hại em nói với các bạn ở cạnh nhà em cùng làm và sử dụng. Rồi sau đó, em nói với bố mẹ em và các gia đình gần nhà em biết để mọi người áp dụng kết quả thử nghiệm của chúng em, mọi người thấy hiệu quả thật bất ngờ.
Chính vì lí do đó, chúng em muốn đem sản phẩm: “Thuốc sinh học diệt côn trùng” của chúng em, để giới thiệu đến tất cả mọi người, và mong mọi người có thể tự làm và áp dụng cho gia đình mình vừa hiệu quả vừa đơn giản mà lại không gây độc hại đến con người và vật nuôi, không gây độc hại đến môi trường. 
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Dự án “Thuốc sinh học diệt côn trùng” của chúng em được thực hiện thành công thì nó sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội, cho địa phương và cho từng gia đình bởi vì: Thuốc được sản xuất từ cây cỏ có ở trong thiên nhiên do người Việt Nam sáng tạo ra góp phần bảo vệ môi trường. 
Đồng thời, tiết kiệm tiền để mua các loại thuốc diệt côn trùng có mặt trên thị trường. 
Bên cạnh đó, ngoài tác dụng diệt côn trùng, các thuốc sử dụng các chất hóa học đang bán trên thị trường với hàm lượng nhất định sẽ có tác dụng lên con người, vật nuôi và môi trường. Thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các động vật thủy sinh.
Vì vậy, việc sử dụng thuốc diệt côn trùng sinh học chế từ thiên nhiên với cách sử dụng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, hy vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp mọi người áp dụng để diệt các loại côn trùng gây phiền toái cho con người. 
3. Mục tiêu nghiên cứu: 
 3.1. Mục tiêu chung: Chúng em nghiên cứu làm ra sản phẩm “Thuốc sinh học diệt côn trùng” là để nhằm diệt các loài côn trùng có hại gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người hoặc có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người( như kiến ba khoang) đồng thời còn là một loại sản phẩm thân thiện với môi trường.
3.2. Mục tiêu cụ thể: 
- Chế ra thuốc đuổi côn trùng.
- Chế ra thuốc diệt côn trùng.
 - Thuốc an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường
- Giới thiệu rộng rãi đến mọi người cùng sử dụng, bởi vì sảm phẩm này rất dễ làm, không tốn công sức, tiết kiệm tối đa chi phí làm thuốc và đã được nhiều gia đình sử dụng thấy có hiệu quả rất tốt để diệt các loại côn trùng ở trong nhà hoặc ở khắp mọi nơi để chúng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thực vật ở địa phương xã Trung Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
- Số lượng các mẫu sản phẩm được chúng em làm và thử nghiệm từ 25- 30 lọ thuốc.
Thời gian thực hiện từ tháng 08/2015 đến tháng 10/2015 trên các loại côn trùng: đầu tiên chúng em chỉ thử nghiệm trên đàn kiến, sau đó là với mối, gián, bọ chó, bọ nét, sâu róm, bọ rọm và các côn trùng có hại khác.
 + Hiện tại đã được áp dụng trong một số gia đình ở địa phương xã Trung Giáp, gia đình các thầy cô giáo Trường THCS Trung Giáp và áp dụng để diệt mối ở Trường THCS Trung Giáp – Phù Ninh – Phú Thọ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí thuyết: 
Chúng em đã đọc và nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 6 về tác dụng của các loại hoa và quả, sách giáo khoa Sinh học 7, sách giáo khoa công nghệ 7 về tác hại của các loài côn trùng, chúng em tìm hiểu các tài liệu trên mạng về tập tính, đặc điểm của các loài côn trùng để nghiên cứu thêm về các thành phần sử dụng khi chế biến thuốc, đồng thời chúng em tìm hiểu các tài liệu về tác dụng của ớt, tác dụng của nước rửa bát Sunlight,có trong thành phần thuốc sinh học chúng em đang nghiên cứu.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu vật liệu làm thuốc sinh học: 
 Thành phần chính: Quả của cây găng rừng.
 Các thành phần phụ gia: Ớt tươi, nước rửa bát Sunlight
- Nghiên cứu để chế biến các loại sản phẩm: 
Loại thuốc chỉ có quả găng rừng ( Mã số - TG1), 
Loại thuốc có quả găng rừng trộn với ớt tươi ( Mã số - TG2), 
Loại thuốc có quả găng rừng và nước rửa bát Sunlight ( Mã số - TG3),
Loại thuốc có đủ ba thành phần ( Mã số - TG4): quả găng rừng, ớt tươi, nước rửa bát Sunlight ( Mã số - TG5), .
- Nghiên cứu độ đậm đặc của từng loại thuốc sinh học trên.
- Nghiên cứu cách sử dụng.
6. Nội dung nghiên cứu.
6.1. Nguyên liệu chung : 
 - Quả găng rừng: 250 gam/lọ 
 - Ớt tươi: 20 gam/lọ
 - Nước rửa bát Sunlight: 10 ml/lọ.
6.2. Nghiên cứu tác dụng của nguyên liệu:
	Các nguyên liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?
6.2.1. Đối với nguyên liệu là quả găng rừng:
 Hình 1- Hình ảnh quả găng rừng
	Em đã thử nghiệm cho 01 con gà nhà em ăn quả găng rừng với số lượng 250 gam, từ khi ăn đến nay đã hơn 02 tháng nhưng con gà đó vẫn khỏe mạnh bình thường. 
Hình 2- Chú trống choai vẫn khỏe mạnhsau hai tháng ăn quả găng rừng
6.2.2. Đối với nguyên liệu là ớt: Là gia vị trong các món ăn của con người;
Hình 3- Quả ớt tươi – gia vị trong các bữa ăn	
	6.2.3. Đối với nguyên liệu là nước rửa bát Sunlight:
Hình 4: Nước rửa bát Sunlight
 Nước rửa bát Sunlight của công ty Lever Việt Nam, đảm bảo sức khỏe, là loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản xuất theo quy trình hiện đại cùng những tiêu chuẩn an toàn quốc tế, có chứng nhận an toàn sử dụng của các cơ quan chức năng.
6.3. Nghiên cứu cách pha chế từng loại thuốc và công dụng của từng loại thuốc đó: 
6.3.1. Nghiên cứu cách pha chế từng loại thuốc:
STT
Mã số
Tên sản phẩm
Vật liệu
Hình ảnh 
1
TG1
Thuốc chỉ gồm quả găng rừng
Quả găng rừng: 250g 
- Nước: 250ml
2
TG2
Thuốc gồm quả găng rừng và ớt tươi
-Quả găng rừng; 250g
- Ớt tươi : 20g
- Nước: 230 ml
3
TG3
Thuốc gồm quả găng rừng và dầu rửa bát
Quả găng rừng:
250g
-Nước rửa bát: 10ml 
-Nước: 240 ml
4
TG4
Thuốc gồm quả găng rừng,ớt tươi và dầu rửa bát nhưng quả găng chỉ đập dập
Quả găng rừng:250g -Ớt tươi: 20g
-Nước rửa bát: 10ml
-Nước: 220 ml
5
TG5
Thuốc gồm quả găng rừng,ớt tươi và dầu rửa bát nhưng tất cả các loại trên trộn đếu rồi giã nhỏ
Quả găng rừng:250g -Ớt tươi: 20g
-Nước rửa bát: 10ml
-Nước: 220 ml
6.3.2. Cách tạo ra thuốc và tác dụng của thuốc:
- Mã số TG1: Thuốc chỉ gồm quả găng rừng và nước: Lấy 250 gam quả găng rừng dập nát vỏ cho vào lọ ngâm với nước trong vòng 72 tiếng đem ra đổ vào những chỗ có kiến, mối và côn trùng ẩn náu. Tuy nhiên qua nghiên cứu kiến, mối và côn trùng có chết nhưng chết rất ít và sau một thời gian khoảng 5-7 phút kiến, mối và côn trùng mới chết.
Hình 5: Sau một thời gian côn trùng mới chết, số lượng chết ít
 	- Mã số TG2: Thuốc gồm quả găng rừng trộn với ớt tươi: Lấy 250g quả găng rừng dập nát vỏ cho vào lọ ngâm với 20g ớt tươi và nước trong vòng 72 tiếng đem ra đổ vào những chỗ có kiến, mối và côn trùng ẩn náu. Em thấy kiến đã chết nhanh hơn, chỉ trong vòng 1-2 phút là kiến, mối và côn trùng chết, tuy nhiên số lượng chết chưa đáng kể.
 Hình 6: Côn trùng chết nhiều hơn 1 ít
- Mã số TG3: Thuốc gồm quả găng rừng trộn với dầu rửa bát: Lấy 250g quả găng rừng dập nát vỏ cho vào lọ ngâm với 10 ml dầu rửa bát và nước trong vòng 24 tiếng đem ra đổ vào những chỗ có kiến ẩn náu. Em thấy kiến đã chết nhanh hơn, chỉ trong vòng 1-2 phút là kiến, mối và côn trùng chết. Tuy nhiên số lượng chết vẫn ít.
Hình 7: Côn trùng chết nhiều hơn nữa
- Mã số TG4: Thuốc gồm quả găng rừng đập dập vỏ trộn với ớt tươi và trộn với nước rửa bát: Lấy 250g quả găng rừng dập nát vỏ cho vào lọ ngâm với 20g ớt tươi và 10 ml nước rửa bát (nhãn hiệu Sunlight ) chỉ cần để khoảng 10- 12 tiếng đem ra đổ luôn vào những chỗ có kiến, mối và côn trùng ẩn náu mà không cần ngâm lâu. Em thấy kiến đã chết rất nhanh, chỉ trong vòng 1-2 phút mà cả tổ kiến, mối và côn trùng chết gần hết.
Hình 8: Côn trùng chết nhiều hơn nữa nhưng chưa hết
 	- Mã số TG5: Thuốc gồm quả găng rừng trộn với ớt tươi và trộn với nước rửa bát đem cả ba loại trên trộn đều và nghiền nhỏ ngâm trong khoảng 6-8 tiếng đem ra đổ luôn vào những chỗ có kiến, mối và côn trùng ẩn náu mà không cần ngâm lâu. Em thấy kiến, mối và côn trùng đã chết rất nhanh, và chỉ cần để thuốc ở gần tổ kiến, mối và côn trùng chúng cũng đã bỏ đi gần hết.
 Hình 9- Côn trùng chết nhiều và hết
6.3. Cách sử dụng thuốc:
 Đổ trực tiếp thuốc đã ngâm (có đủ ba thành thành phần dập nát hoặc nghiên nhỏ) vào chỗ có kiến hoặc chỗ có tổ mối hoặc có thể dùng để diệt cả gián, diệt cả bọ chó, hoặc một số loại côn trùng có hại khác đều rất có hiệu quả mà không gây độc hại cho con người và vật nuôi.
 Cũng có thể dùng bình xịt, xịt trực tiếp lên côn trùng, sau 1-2 phút là chúng cũng chết ngay. ( Riêng với tổ mối thì phải đổ trực tiếp vào trong tổ).
Tác dụng với mối, gián và một số loại côn trùng khác
 Hình 10- Đổ trực tiếp thuốc lên đàn mối chúng cũng chết hết ngay
Hình11- Thuốc diệt chết cả gián
Hình 12- Thuốc có thể diệt được bọ nét
PHẦN II. PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN:
1. Kết quả:
- Khi đổ trực tiếp thuốc sinh học được làm từ ba thành thành phần: quả cây găng rừng, ớt, nước rửa bát lên các loại côn trùng, em thấy chúng chết rất nhiều. Có thể dùng 01 chai thuốc sinh học 500 ml này để gần chỗ có nhiều kiến mà ta không thể đổ trực tiếp lên chúng như : hoa quả đang dùng dở hoặc thức ăn để quên trên bàn mà có kiến.... là một lúc sau chúng tự bỏ đi thế là chúng ta lại dùng được các loại hoa quả hoặc thức ăn đó. Cũng cố thể dùng 01 chai thuốc sinh học này đổ vào tổ mối ngoài những con bị dính thuốc chết ngay tại chỗ thì những con khác cũng sẽ tự bỏ đi.
2. Thảo luận: 
Sau khi nghiên cứu dự án và thử nghiệm đạt kết quả tốt chúng em đã báo cáo kết quả nghiên cứu trước HĐKH cấp trường. Dự án được các thầy cô giáo và các bạn trong trường tham gia thảo luận rất sôi nổi và đem đi thử nghiệm, đầu tiên các thầy cô giáo và các bạn không tin nhưng sau khi lấy thuốc đổ lên đàn kiến, đổ vào tổ mối, đổ vào người chú chó đang bị bọ cắn đều thấy đạt kết quả rất tốt đúng như báo cáo của chúng em.
Chính vì vậy, thuốc đã cung cấp cho rất nhiều người sử dụng: Đó là gia đình các nhà hàng xóm gần nhà chúng em, các bạn học sinh cùng lớp, gia đình các thầy cô giáo Trường THCS Trung Giáp – Huyện Phù Ninh- Tỉnh Phú Thọ, mọi người đều nhận xét thuốc có hiệu quả rất cao mà lại không độc hại cho con người và môi trường.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1: Kết luận: 
Qua quá trình thử nghiệm chúng em thấy thuốc sinh học diệt côn trùng được làm từ cây găng rừng vừa hiệu quả vừa đơn giản mà lại không gây độc hại đến con người, vật nuôi và môi trường. Đã có rất nhiều loại thuốc sinh học khác có mặt trên thị trường để diệt côn trùng tuy nhiên chúng em rất mong muốn thuốc sinh học diệt côn trùng của chúng em được phổ biến rộng rãi cả cách làm và cách sử dụng đến mọi người, mọi gia đình vì loại cây này rất rễ tìm kiếm, cách làm thuốc sinh học cũng rất đơn giản, để từ đó có thể diệt được các loài côn trùng có hại cho cuộc sống của chúng ta.
2 Kiến nghị: 
Loại thuốc sinh học này chúng em cũng chỉ vô tình phát hiện ra mà chưa biết trong quả găng rừng có những tính chất gì, chúng em xin được đề nghị với hội đồng khoa học các cấp có thể đem chúng đến các phòng thí nghiệm để thử nghiệm các chất có trong thuốc đó là các loại chất gi? mà khi đổ trực tiếp lên côn trùng chúng lại chết ngay như vậy?.
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa sinh học 6 - NXB Giáo dục năm 2002
 Tác giả: Nguyễn Quang Vinh – Tổng chủ biên
 Hoàng Thị Sản – Chủ Biên
Sách giáo khoa sinh học 7 - NXB Giáo dục năm 2003
 Tác giả: Nguyễn Quang Vinh – Tổng chủ biên
 Trần Kiên- Nguyễn Văn Khang – Chủ Biên
3. Sách giáo khoa Công nghệ 7 – NXB Giáo dục năm 2003.
 Tác giả: Nguyễn Minh Đường ( Tổng chủ biên)
 Nguyễn Thị Hạnh ( Chủ biên)
 Triệu Thị Chơi - Vũ Thùy Dương.
4.Tài liệu: Chọn và sử dụng nước rửa bát an toàn (tác giả Lam Phong), tạp chí VietQ.com (Cơ quan chủ quản: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học & Công nghệ) 
 5. Các Tư liệu liên quan trên mạng trang web Internet.
 V.PHỤ LỤC: 
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
 Hình 13- Cây găng rừng có rất nhiều ở các bờ rào 
Hình 14- Hình ảnh hoa và quả của cây găng rừng
 Hình 15- Hình ảnh tổng thể một cây găng rừng
Hình 16- Các vật liệu để làm thuốc sinh học diệt côn trùng
 Hình 17-Thử nghiệm thuốc trên đàn kiến
Hình 18- Thuốc thử nghiệm trên đàn mối
Hình 19- Thử nghiệm thuốc trên đàn gián
Hình 19- Thử nghiệm thuốc với bọ nét
LỜI CẢM ƠN
Để làm thành công được sản phẩm: “ Thuốc sinh học diệt côn trùng” trong suốt thời gian bắt đầu xây dựng ý tưởng nghiên cứu cho đến khi sản phẩm được áp dụng chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, người thân các thầy cô giáo, và bạn bè. 
Chúng em xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường THCS Trung Giáp đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm. 
Sản phẩm “ Thuốc sinh học diệt côn trùng” của chúng em, là kết quả của sự tìm tòi sáng tạo nỗ lực hết mình đồng thời được sự ủng hộ của nhà trường cả về tinh thần và vật chất. Đặc biệt có sự quan tâm và hướng dẫn của các thầy cô giáo, trong việc hướng dẫn để chúng em có sảm phẩm hoàn hảo nhất để người dùng có thể sử dụng và cảm nhận hiệu quả của nó. 
 Sản phẩm “Thuốc sinh học diệt côn trùng ”, bước đầu được thử nghiệm thành công; tuy nhiên khi tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Chúng em chưa biết chính xác các chất có trong quả cây găng rừng là loại chất gì. Chính vì vậy, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, của hội đồng khoa học các cấp để sản phẩm của em được hoàn thiện hơn và có thể nhanh chóng được áp dụng rộng rãi đến từng người, từng gia đình và cả cộng đồng.
 	 Chúng em xin chân thành cảm ơn!
 NHÓM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 
	Trần Thu Hương
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
BÁO CÁO
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
DỰ ÁN: 
THUỐC SINH HỌC DIỆT CÔN TRÙNG 
ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG
Lĩnh vực 13: Kĩ thuật môi trường
 Nhóm thực hiện: 
 1. Nguyễn Thị Ngọc Ánh: Nhóm trưởng
 2. Trần Thu Hương: Thành viên
 Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Phú.
 Phù Ninh, ngày 18 tháng 11 năm 2015
Trung Giáp, ngày 05 tháng 11 năm 2015

Tài liệu đính kèm:

  • docTrung Giap Bao cao ket qua KHKT (THCS Trung Giap).doc