I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Hiểu và nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học và ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên: đặc biệt biết xác định trạng thái của các vật (chuyển động hay đứng yên) so với vật mốc.
- Kỹ năng: Nêu được ví dụ về chuyển động và tính tương đối của chuyển động.
- Thái độ: Yêu thích môn học, cẩn thận, tinh thần hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị:
1- GV: + Hình vẽ 1.3; 1.4 SGK; + Phiếu học tập; + Bảng phụ ghi BT
* Phiếu HT: BT1. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào đúng: A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
BT 2. Một đoàn tàu đang chạy trên đương ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên đoàn tàu. Cây cối ven đường và tàu chuyển động hay đứng yên so với:
a) Người soát vé. (Cây cối ven đường và tàu là chuyển động)
b) Đường tàu. ( Cây cối ven đường đứng yên, tàu chuyển động)
c) Người lái tàu ( Cây cối ven đường chuyển động, tàu đứng yên)
N.s : 23-8-2012 N.d : 25-8-2012 CHƯƠNG I : CƠ HỌC Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I/ Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Hiểu và nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học và ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên: đặc biệt biết xác định trạng thái của các vật (chuyển động hay đứng yên) so với vật mốc. - Kỹ năng: Nêu được ví dụ về chuyển động và tính tương đối của chuyển động. - Thái độ: Yêu thích môn học, cẩn thận, tinh thần hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị: GV: + Hình vẽ 1.3; 1.4 SGK; + Phiếu học tập; + Bảng phụ ghi BT * Phiếu HT: BT1. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào đúng: A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. BT 2. Một đoàn tàu đang chạy trên đương ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên đoàn tàu. Cây cối ven đường và tàu chuyển động hay đứng yên so với: Người soát vé. (Cây cối ven đường và tàu là chuyển động) Đường tàu. ( Cây cối ven đường đứng yên, tàu chuyển động) Người lái tàu ( Cây cối ven đường chuyển động, tàu đứng yên) * Bảng phụ ghi TB: Long và Vân cùng ngồi teong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy.Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bến tàu và nói tàu mình đang đứng yên. Ai nói đúng? Vì sao hai người có nhận xét khác nhau? 2- HS: Chuẩn bị sgk , Sbt , vở ghi. 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: III/ Tổ chức hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: (3ph) Tổ chức tình huống học tập * GV nhắc nhở yêu cầu đối với môn vật lý 8 * Tổ chức tình huống học tập HS đọc phần thông tin SGK/3 để tìm các nội dung chính trong chương I GV ĐVĐ (như SGK/4) mặt trời lặn đằng đông lặn đằng tây..... HĐ2: (12ph)Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết chuyển động, đứng yên Mục tiêu: Nêu được dấu hiệu nhận biết vật chuyển động, đứng yên và ví dụ minh họa Gv: Chỉ định 5 học sinh trả lời câu C1, vì sao biết chúng chuyển động hay đứng yên? Hs: Trả lời câu hỏi Gv Gv: Chốt lại : Trong vật lý để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc. Gv thông báo: Chọn vật mốc như SGK Gv: Yêu cầu Hs nêu VD về chuyển động, đứng yên và chỉ rõ vật mốc Hs: Nêu Vd Gv: Hãy nêu dấu hiệu nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên? Hs: Trả lời nội dung in đậm SGK Gv: Phát phiếu HT số1 theo nhóm, HS thảo luận Hs: Trao đổi phiếu học tập và rút ra nhận xét theo đáp án GV I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên. * Để nhận biết một chuyển động cơ học (chuyển động), ta chọn vật mốc. - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. - Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đó đứng yên so với vật mốc. HĐ3: (12ph)Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên Mục tiêu: Hiểu được một vật có thể chuyển động đối với vật này và đứng yên đối với vật khác Gv: Yêu cầu Hs thảo luận nhóm và cho biết hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga chuyển động hay đứng yên? Hs: Thảo luận và trả lời câu hỏi Gv: Chuyển động (đứng yên) Gv: Vì sao biết? Hs: So với nhà ga hành khách chuyển động, vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi. So với toa tàu vị trí hành khách không thay đổi nên hành khách đứng yên. Gv: Ta thấy hành khách có thể chuyển động đối với nhà ga nhưng lại đứng yên với toa tàu. Qua đó rút ra nhận xét gì? (Làm câu C6). Yêu cầu Hs nêu VD minh họa cho nhận xét trên. Hs: Nêu Vd minh họa Gv: Qua các vd ta thấy một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Gv: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nêu ra đầu bài Gv: Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời BT Hs: Trả lời BT theo yêu cầu II.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên * Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đúng yên so với vật khác. Như vậy ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. * Tính tương đối của chuyển động và đứng yên phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. C8 . Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy vật mốc là trái đất. HĐ 4: (3ph) Tìm hiểu một số chuyển động thường gặp Mục tiêu: Biết được quỹ đạo chuyển động của vật trong thực tế Gv: Đưa hình vẽ sắn 1.3 SGK Hs nêu quỹ đạo chuyển động của các vật trong hình và thảo luận nhóm câu C9 Hs: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi III. Một số chuyển động thường gặp chuyển động thẳng. chuyển động cong. chuyển động tròn HĐ5: (10ph)Vận dụng Gv: Treo hình 1.4 SGK chỉ định Hs trả lời câu C10 Hs: Trả lời cho từng vật Gv: Yêu cầu Hs đọc nội dung và trả lời câu C11 Hs: Trả lời câu C11 IV. Vận dụng C10: +Ô tô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện. + Người lái xe: Đứng yên so với ô tô, chuyển động so với người bên đường và cột điện. + Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ô tô và người lái xe. + Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ô tô và người lái xe. C11: Không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, như vật chuyển động tròn quanh vật mốc. H Đ6: (5ph)Củng cố và hướng dẫn tự học 1. Củng cố: Gv: Chỉ định Hs nêu dấu hiệu nhận biết chuyển động hay đứng yên và tính tương đối của chuyển động Hs: trả lời nội dung ghi nhớ SGK 2. Hướng dẫn tự học: a) Bài vừa học: Học thuộc nội dung ghi nhớ SGK; và làm BT SBT; đọc nội dung có thể em chưa biết b) Bài sắp học: Vận tốc - Soạn nội dung C1, C2 SGK IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: