Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2012-2013

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học trong thực tế.

- Nêu được thí dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

2. Kĩ năng:

 Nêu được thí dụ về các dạng chuyển động cơ học: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:Chuẩn bị nội dung có liên quan đến bài học

2. Học sinh :

 Xem trước nội dụng bài học

III. Tiến trình giảng dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra: Không

3.Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2012
Ngày giảng: 20/8/2012
TIẾT 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học trong thực tế.
- Nêu được thí dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
2. Kĩ năng: 
 Nêu được thí dụ về các dạng chuyển động cơ học: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, làm việc khoa học. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Chuẩn bị nội dung có liên quan đến bài học
2. Học sinh :
 Xem trước nội dụng bài học 
III. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra: Không
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên.
GV. Em hãy nêu ví dụ về vật chuyển động và ví dụ về vật đứng yên? 
HS. Thảo luận theo bàn và nêu ví dụ. GV. Tại sao nói vật đó chuyển động? HS. Lập luận chứng tỏ vật trong ví dụ đang chuyển động hay đứng yên. 
GV. Kết luận: vị trí của vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động, vị trí vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên.
HS. Theo dõi 
GV.Vậy khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên? 
HS. Thảo luận nhóm và trả lời C1
GV. Gọi hs đọc kết luận SGK. 
HS. Tự trả lời câu C2. 
GV. Khi nào vật được coi là đứng yên ? 
HS. Trả lời câu C3 . Lấy VD .
GV. Cho hs thảo luận câu trả lời và chốt lại câu trả lời đúng nhất.
HS. Hoàn thành nội dung vào vở 
Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 
GV. Nêu thông báo như SGK. Yêu cầu hs quan sát H1.2 SGK để trả lời C4, C5. Lưu ý hs nêu rõ vật mốc trong từng trường hợp 
HS. Thảo luận câu hỏi của giáo viên yêu cầu và trả lời câu hỏi đó.
GV. Nhận xét và chốt lại nội dung 
HS. Dựa vào nhận xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật như C4; C5 để trả lời C6. 
GV. Yêu cầu hs lấy ví dụ về một vật bất kỳ, xét nó chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào? và rút ra nhận xét:Vật chuyển động hay đứng yên là phụ thuộc vào yếu tố nào ?
HS. Theo dõi và ghi chép
GV. Yêu cầu cầu h/s trả lời C8. 
HS. Trả lời câu C8
Hoạt động 3: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp.
GV. Yêu cầu hs quan sát H1.3a,b,c để trả lời câu hỏi C9 
HS. Quan sát H1.3abc SGK để trả lời C9.
GV. Có thể cho hs thả bóng bàn xuống đất, xác định quĩ đạo. 
HS. Nhận xét và rút ra các dạng chuyển động thường gặp và trả lời C9.
Hoạt động 4: Vận dụng. 
GV. Cho hs quan sát H1.4 SGK và trả lời câu hỏi C10 ; C11. 
HS. Hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi.
GV. Yêu cầu hs đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
HS. Đọc phần ghi nhớ 
1.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên 
 C1: So sánh vị trí của ô tô , thuyền , đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường , bên bờ sông .
* Kết luận : Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
C2: Ô tô chuyển động so với hàng cây bên đường.
C3: Vật không thay đổi vị trí đối với vật mốc thì được coi là đứng yên.
VD: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước , vì vị trí của người ở trên thuyền không đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái đứng yên.
2 . Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: 
C4:Hành khách chuyển động so với nhà ga. Vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi .
C5: So với toa tàu, hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi .
C6 : Một vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên đối với vật kia. 
Vậy: chuyển động hay đứng yên có tính tương đối .
C8: Nếu coi một điểm gắn với trái đất là mốc thì vị trí của mặt trời thay đổi từ đông sang tây .
3 . Một số chuyển động thường gặp:
 - Chuyển động thẳng. 
 - Chuyển động cong. 
 - Chuyển động tròn. 
C9 : 
4. Vận dụng:
C10: Ô tô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với cột điện.
C11: Có lúc sai. Ví dụ: Vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
4.Củng cố.
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho hs.
- Đọc có thể em chưa biết.
5.Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập từ 1.1đến 1.6 SBT.
- Soạn bài “Vận tốc ”

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Chuyển động cơ học.doc