Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Nguyễn Thị Hương

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được công thức tính tốc độ :

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tự giác có ý thức xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ

 - 1 bảng 2.1, 1 tốc kế xe máy.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02
Ngày soạn: 02/09/2012
Tiết: 02
Ngày dạy: 06/09/2012
BÀI 2: VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 S
V = 
 t
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức tính tốc độ :
3. Thái độ:
 	- Nghiêm túc, tự giác có ý thức xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
 	- 1 bảng 2.1, 1 tốc kế xe máy.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
8A1:
8A2:
8A3:
8A4:
8A5:
8A6:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
? Chuyển động cơ học là gì, cho ví dụ.
? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Lấy ví dụ minh hoạ.
3. Nội dung bài mới.
* Đặt vấn đề: Để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ta cần dựa vào đâu. Vậy để giải quyết được vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay “ Vận tốc”. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận tốc
- GV cho HS đọc bảng 2.1
? Quãng đường mà các bạn HS cần phải chạy là bao nhiêu.
? Thời gian mà mỗi HS chạy hết quãng đường đó có giống nhau không.
- Yêu cầu HS hoàn thành C1
- Yêu cầu HS hoàn thành C2
- GV kiểm tra lại và đưa ra khái niệm vận tốc
- Yêu cầu HS hoàn thành C3
- GV nhận xét và kết luận
- Độ lớn của vận tốc cho biết gì?
- Vận tốc được xác định như thế nào ?
- HS quan sát bảng 2.1
- Quãng đường HS chạy là 60m.
- Mỗi bạn HS chạy hết quãng đường với số thời gian không giống nhau.
 C1: Dựa vào thời gian chạy hết quãng đường của mỗi bạn HS.
- HS ghi kết quả tính được vào bảng 2.1
An: 6m
Bình: 6,32m
Cao: 5,45m
Hùng: 6,67m
Việt: 5,71m
- HS ghi nhớ
-HS hoạt động theo nhóm, đại diện nhóm trả lời.
- sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
I – Vận tốc
- Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc.
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Hoạt động 2: Xác định công thức tính vận tốc
? Dựa vào bảng 2.1 nêu cách tính quãng đường chạy trong 1 giây.
- GV giới thiệu các đơn vị và yêu cầu HS viết công thức tính vận tốc.
- Cho HS nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức.
 S
V = 
 t
- Lấy quãng đường chạy chia cho thời gian chạy hết quãng đường đó.
 V là vận tốc của chuyển động. S là quãng đường chuyển động của vật. t là thời gian đi hết quãng đường đó.
II- Công thức tính vận tốc
 S
V = 
 t
Trong đó:
- V là vận tốc của chuyển động
- S là quãng đường chuyển động của vật
- t là thời gian đi hết quãng đường đó.
Hoạt động 3: Xác định đơn vị của vận tốc
-Vận tốc có đơn vị đo là gì ?
- GV giới thiệu đơn vị đo độ lớn của vận tốc.
? Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đâu.
- Tốc kế dùng để làn gì và sử dụng ở đâu ?
- HS hoàn thành C4 để xác định đơn vị của vận tốc.
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
- Đo vận tốc.
III - Đơn vị vận tốc
- Đơn vị vận tốc thường dùng là: m/s ;km / h
- Dụng cụ đo vận tốc gọi là tốc kế.
 4. Củng cố – Luyện tập 
? Yêu cầu HS thực hiện câu C5
- GV hướng dẫn HS làm câu C5b
? Muốn so sánh chuyển động của 3 vật trên ta cần dựa vào đại lượng nào.
- Yêu cầu HS làm câu C5b theo nhóm
- GV hướng dẫn cách giải bài tập vật lí cho HS.
+ Đọc kĩ đầu bài.
+ Tóm tắt đầu bài (đại lượng đã cho, đại lượng cần tìm).
+ Liên hệ các công thức để tính đại lượng cần tìm.
+ Trình bày lời giải và thực hiện các phép tính.
? Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt lại câu C6.
- HS lên bảng thực hiện bài giải.
- Cho HS thảo luận C7.
- Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt và thực hiện phép tính.
- GV hướng dẫn HS thực hiện câu C8 tương tự .
- HS thực hiện câu C5a
- So sánh vận tốc trên cùng một đơn vị đo.
- HS cú ý lắng nghe để vận dụng cho các bài toán vật lí.
Tóm tắt:
t=1,5h; s= 81 km
Tính v = km/h, m/s
Tóm tắt 
t = 40phút = 2/3h
v= 12 km/h
Giải:
Áp dụng công thức:
 v = s/t 
=> s= v.t= 12 x 2/3 = 8km
IV - Vận dụng 
C5.
a, Điều đó cho biết mỗi giây tàu hoả đi được 10m, ô tô đi được 10m và xe đạp đi được 3m 
b, Ô tô và tàu hỏa chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất.
C6.
-Vận tốc của tầu là:
v = 54 km /h(hay 15m/s)
- Vận tốc ở 2 đơn vị trên là như nhau.
C 7.
Quãng đường đi được là:
S = V. t = 12. = 8km /h 
 5. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập C8. và làm bài tập trong SGK.
 - Đọc trước nội dung bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Vận tốc - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc