Tiết 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

I/ Mục tiêu:

 1) Kiến thức:

Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế.

 2) Kỹ năng:

- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.

- Sử dụng được lực kế để đo lực.

3)Thái độ:

 - Nghiêm túc, hợp tác trong học tập.

 - Yêu thích môn Vật lý.

II/ Chuẩn bị:

1) Giáo viên: 3 bộ, mỗi bộ:

- Lực kế

- Hộp quả cân.

- Sợi dây mảnh.

2) Học sinh:

Đọc trước bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2039Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 – Vật lý 6
LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC – TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I/ Mục tiêu:
	1) Kiến thức: 
Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực kế.
	2) Kỹ năng:	 
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.
- Sử dụng được lực kế để đo lực.
3)Thái độ: 
	- Nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
	- Yêu thích môn Vật lý.
II/ Chuẩn bị:
1) Giáo viên: 3 bộ, mỗi bộ:
- Lực kế
- Hộp quả cân.
- Sợi dây mảnh.
2) Học sinh: 
Đọc trước bài mới.
III/ Hoạt động dạy học
1. Bài cũ
	- Lực là gì ? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả nào ?
	- Trọng lực là gì ? Trọng lượng là gì ?
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
GV yêu cầu HS quan sát 2 ảnh chụp ở đầu bài và cho biết lực tác dụng lên dây cung ở hình 1 đã gây ra kết quả gì ?
HS: Quan sát, trả lời.
GV: Ở hình 2 người ta dùng 1 dụng cụ gọi là lực kế để đo lực mà dây cung tác dụng lên mũi tên. Vậy lực kế là gì ? được sử dụng để đo lực như thế nào ?
HS: Tiếp nhận câu hỏi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế.
GV thông báo lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. Giới thiệu các loại lực kế khác nhau bằng hình ảnh. Ở bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về lực kế lò xo là loại lực kế hay dùng.
GV chia nhóm HS và phát lực kế cho các nhóm. Yêu cầu HS quan sát lực kế và điền vào chỗ trống ở câu C1.
HS hoạt động nhóm quan sát lực kế và trả lời.
GV nhận xét và hợp thức hóa đáp án.
GV: Nhắc lại GHĐ và ĐCNN là gì ? Đọc và trả lời câu hỏi C2 ?
- Chú ý yêu cầu HS chỉ vào lực kế cụ thể khi trả lời.
HS: Trả lời C2.
GV nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu lực kế:
1. Lực kế là gì:
 Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản:
C1: ... (1) lò xo... (2) kim chỉ thị...(3) bảng chia độ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế.
GV sử dụng lực kế để đo trọng lượng một vật, qua đó giới thiệu cho HS các bước sử dụng lực kế để đo lực.
B1: Điều chỉnh số 0
B2: Treo vật cần đo vào móc lực kế
B3: Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương thẳng đứng và đọc số chỉ trên lực kế.
GV yêu cầu HS điền vào chỗ trống câu hỏi C3 ?
HS trả lời C3.
GV gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu HS nêu các bước để đo trọng lượng của cuốn SGK Vật lý 6 ?
HS nêu 3 bước để đo.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và đọc kết quả đo.
HS thực hành theo nhóm và trình bày kết quả trước lớp.
GV so sánh kết quả, nhận xét.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C5 ?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt ý chính của mục 2
II. Đo một lực bằng lực kế: 
Cách đo lực: 
C3: ... (1) vạch 0... (2) lực cần đo...(3) phương...
Thực hành đo lực:
- Khi đo, phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng.
Hoạt động 4: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
GV yêu cầu HS nhắc lại: Trọng lượng của quả cân 100g là bao nhiêu ?
HS nhắc lại. 
GV hướng dẫn HS điền vào chổ trống trong câu C6 và tổ chức hợp thức hoá kết quả. 
HS điền vào chỗ trống.
-GVthông báo: Nếu ta dùng m để kí hiệu cho khối lượng và P để ký hiệu cho trọng lượng thì ta có:
m = 100g → P = 1N
m = 200g → P = 2N
m = 1 kg → P = 10N
Hãy rút ra mối liên hệ giữa m và P ?
HS rút ra mối liên hệ.
GV nhận xét và hợp thức hóa kiến thức.
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
C6: (1) 1N; (2) 200N; (3) 10N. 
Công thức: P = 10m
Trong đó: - P đơn vị là N.
 - m đơn vị là kg 
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố
GV yêu cầu HS vận dụng công thức P = 10m để làm câu C9 
HS thực hiện câu C9
GV : Gọi HS đọc phần “có thể em chưa biết”.
GV: Chốt lại các kiến thức cần nhớ của bài học và yêu cầu HS nhắc lại.
HS: Nhắc lại các kiến thức cần nhớ.
IV. Vận dụng
C9: m=3,2 tấn
 =3200kg
 P= 32000 N
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà
- Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học và SGK.
- Làm câu C7, C8 SGK, các bài tập từ 10.1 – 10.5, 10.11 – 10.12 ở SBT.
- Đọc trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng.doc