1. Kiến thức:
- Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí sán lá gan.
- Chứng minh được đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
- Trình bày được vòng đời của sán lá gan từ đó nêu được các biện pháp phòng chống bệnh do sán lá gan gây ra.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, làm việc với SGK
- Kỹ năng hoạt động nhóm, kĩ năng lập sơ đồ vòng đời.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh tật.
Tuần: 6 Tiết: 11 Chương 3: CÁC NGÀNH GIUN – NGÀNH GIUN DẸP. Bài 11. SÁN LÁ GAN Ngày soạn: 20.09.2014 Ngày dạy: 22.09.2014 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí sán lá gan. - Chứng minh được đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh. - Trình bày được vòng đời của sán lá gan từ đó nêu được các biện pháp phòng chống bệnh do sán lá gan gây ra. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, làm việc với SGK - Kỹ năng hoạt động nhóm, kĩ năng lập sơ đồ vòng đời. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh tật. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bài giảng điện tử. Bảng phụ. 2. Học sinh: Kẻ và hoàn thành bảng đặc điểm cấu tạo của sán lông và sán lá, tìm hiểu vòng đời của sán lá gan từ đó đề ra các biện pháp phòng tránh sán lá gan kí sinh III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Oån định, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột Khoang? Chứng minh Ruột khoang vừa có lợi, vừa có hại, cho ví dụ? 3. Hoạt động dạy học: Khác với Ruột khoang, cơ thể có đối xứng toả tròn, các ngành giun, Giun dẹp có đồi xứng 2 bên, cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng. Một đại diện điển hình của giun dẹp là sán lá gan. Sán lá gan có đặc điểm gì thích nghi với lối sống kí sinh? Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, nơi sống, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của sán lông và sán lá gan. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bài - Chiếu hình 11.2. Yêu cầu HS quan sát SGK/40, 41. + Nêu đặc điểm cấu tạo, đời sống, di chuyển của sán lông? + Nêu đặc điểm cấu tạo, đời sống, dinh dưỡng, di chuyển và sinh sản của sán lá gan? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2HS trong 3’ + Sán lông thích nghi với đời sống bơi lội trong nước như thế nào? + Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh trong gan mật như thế nào? - Yêu cầu HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV yêu cầu rút ra kết luận - HS quan sát SGK/40, 41. + Sán lông hình lá dài, sống tự do trong nước ven biển, dẹp theo hướng lưng bụng, đầu bằng, đuôi hơi nhọn, 2 bên đầu có thùy khứu giác, 2 mắt, miệng nằm ở mặt bụng, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn + Sán lá gan kí sinh trong gan mật trâu bò, cơ thể hình lá dẹp, mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển, cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển - HS thảo luận nhóm + Có lông bơi, có 2 thuỳ khứu giác hai bên đầu, có mắt đen, đuôi hơi nhọn, miệng ở mặt bụng, ruột phân nhánh. + Cơ thể dẹp, mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển, cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển, hầu có thành cơ khoẻ, ruột phân nhánh, cơ quan sinh sản lưỡng tính. - HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS rút ra kết luận I. Sán lông và sán lá gan. - Sán lông: + Hình dạng: Hình lá hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng + Cấu tạo ngoài: cơ thể có lông bơi, có đầu bằng, hai bên là thùy khứu giác, ở giữa là hai mắt đen, đuôi hơi nhọn, miệng nằm ở mạch bụng + Cấu tạo trong: Ruột phân nhánh chưa có hậu mônà Sán lông thích nghi với lối sống bơi lội tự do - Sán lá gan: + Hình dạng: Hình lá dẹp, dài 2-5 cm, màu đỏ máu. + Cấu tạo ngoài: Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển + Cấu tạo trong: Cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển + Dinh dưỡng: Dị dưỡng. Sán lá gan dùng hai giác bám bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe, ruột phân nhiều nhánh nhỏ vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Chưa có hậu môn.à Sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh Hoạt động 2: Tìm hiểu vòng đời của sán lá gan. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bài - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, chiếu hình 11.2 trang 42, thảo luận nhóm 4 – 6 HS trong 5’: Viết sơ đồ vòng đời của sán lá gan bằng lời? + Vòng đời sán lá gan ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra tình huống sau : - Trứng sán không gặp nước - Aáu trùng nở không gặp cơ thể ốc thích hợp - Ốc chứa ấu trùng bị động vật khác ăn mất - Kén bám vào rau bèo nhưng trâu bò không ăn phải + Sán lá gan thích nghi với sự phát tán nòi giống như thế nào? + Muốn tiêu diệt sán lá gan ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS rút ra kết luận - Vì sao ở vùng nông thôn nước ta, tỉ lệ nhiễm sán lá gan thường cao? - Ở địa phương em, người ta đã sử dụng biện pháp nào để phòng, chống sán lá gan? - HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 11.2 trang 42, thảo luận nhóm Sán lá gan (Trong ruột động vật) ->Trứng theo phân ra ngoài -> Aáu trùng có lông bơi -> Aáu trùng ốc -> Aáu trùng có đuôi -> Kén -> Sán lá gan ( Ruột động vật) + Không nở được thành ấu trùng + Aáu trùng sẽ chết + Aáu trùng không phát triển + Kén hỏng và không nở thành sán được + Trứng phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ . + Diệt ốc, xử lí phân diệt trứng, xử lí rau diệt kén. - HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS rút ra kết luận - Do môi trường sống không đảm bảo, vệ sinh cá nhân chưa tốt, y tế chưa phát triển - Xổ giun sán, ăn chín, uống sôi. II. Vòng đời của sán lá gan. - Sán lá gan lưỡng tính. Cơ quan sinh dục dạng ống phân nhánh và phất triển chằng chịt. Đẻ trứng nhiều - Vòng đời: Sán lá gan trường thành (trong ruột động vật) -> Trứng (theo phân ra ngoài) -> Aáu trùng có lông bơià Aáu trùng ốc à Aáu trùng có đuôi kén à Sán lá gan - Biện pháp phòng chống: Aên chín, uống sôi, ủ phân chuồng trước khi bón, uống thuốc tẩy giun sán định kì, IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc to ghi nhớ. - GV nêu câu hỏi: 1.Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ? 2.Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? 3. Nêu các biện pháp phòng ngừa bệnh giun sán kí sinh? 2. Dặn dò :- Đọc mục “Em có biết” - Học thuộc bài, vẽ sơ đồ vòng đời của sán lá gan, chuẩn bị bài: Một số Giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, đời sống, nơi kí sinh, biện pháp phòng, trừ một số giun dẹp kí sinh, giải thích vì sao người ta dùng từ dẹp để đặt tên ngành.
Tài liệu đính kèm: