Tiết 11, Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động - Nguyễn Thị Thu

i/ mục tiêu:

1. kiến thức:

-so sánh được sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú. qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới)

-nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở hs.

2. kĩ năng: - nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ

 - vận dụng lí thuyết vào thực tế

3. thái độ: - có ý thức gìn giữ bảo vệ hệ vận động để có thân hình cân đối.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6	Ngày soạn: 21/09/2014
Tiết: 11	Ngày dạy: 23/09/2014
Bài 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG VỆ SINH 
HỆ VẬN ĐỘNG
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-So sánh được sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú. Qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới)
-Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS.
2. Kĩ năng: - Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ 
 - Vận dụng lí thuyết vào thực tế 
3. Thái độ: - Có ý thức gìn giữ bảo vệ hệ vận động để có thân hình cân đối. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 SGK. 
 Bảng phụ ghi nội dung B11 SGK 
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trứơc bài và kẻ bảng 11 vào vở 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 8A1	
 8A2	
 8A3	
2. Kiểm tra bài cũ: -Hãy tính công của cơ khi xách một túi gạo 5 kg lên cao 1 mét. Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? Vì sao vận động viên bơi lội chạy nhảy dễ bị chuột rút?
3. Các hoạt động dạy và học:
a.Mở bài: Chúng ta đã biết con người có nguồn gốc từ động vật đặc biệt là lớp thú. Trong quá trình tiến hóa, con người đã thoát khỏi thế giới động vật. Cơ thể người có nhiều biến đổi trong đó đặc biệt là sự biến đổi của cơ và xương. 
b.Phát triển bài:
Họat động 1: SỰ TIẾN HÓA CỦA BỘ XƯƠNG NGƯỜI SO VỚI BỘ XƯƠNG THÚ 
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
-YC HS quan sát tranh vẽ H 11.1 ->3
-YCHS thảo luận nhóm hòan thành bảng 11 SGK/ T38.
-GV gọi đại diện các nhóm lên điền bảng 
-GV nhận xét đánh giá, hòan thiện bảng 11 
+Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân và lao động?
-GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận 
-HS quan sát hình SGK và trên bảng 
-Đại diện các nhóm viết ý kiến vào bảng 11 nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động: cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu lớn, bàn chân hình vòm, xương gót chân lớn.
 -Học sinh rút ra kế luận 
Bảng 11: So sánh xương người và động vật
Các phần so sánh
Ở người
Ở thú
Xương sọ
Tỉ lệ sọ não/mặt
Lồicằm 
-Lớn
-Lớn 
-Phát triển 
-Nhỏ
-Nhỏ 
-Không có 
Cột sống 
-Cong 4 chỗ 
-Cong hình cung 
-Lồng ngực 
-Mở rộng sang hai bên 
Phát triển theo hướng lưng bụng 
-Xương chậu 
-Xương đùi 
-Xương bàn chân 
-Xương gót chân
-Tỉ lệ tay so với mặt
-Nở rộng 
-Phát triển khỏe 
-Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm 
-Lớn phát triển về phía sau 
- chân lớn và dài hơn tay
-Hẹp 
-Bình thường 
-Xương ngón dài xương bàn chân phẳng 
-Nhỏ 
- Tỉ lệ tay và chân gần bằng nhau
Tiểu kết: Bộ xương người có cấu tạo hòan tòan phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động 
Họat động 2: SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ CƠ NGƯỜI SO VỚI HỆ CƠ THÚ 
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
-GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu thông tin SGK .Quan sát tranh trả lời câu hỏi:
+ Sự tiến hóa của hệ cơ ở người so với hệ cơ ở thú thể hiện như thế nào?
-GV hướng dẫn nhận xét HS phân biệt từng nhóm cơ 
-Cá nhân tự nghiên cứu thông tin trong SGK. Quan sát hình 14.4 và một số tranh cơ ở người 
+ Cơ tay đặc biệt là cơ ngón cái có nhiều cơ phân hóa chia thành các nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau -> cử động linh hoạt. Cơ mặt phân hóa biểu hiện tình cảm  (tiểu kết)
-Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung 
Tiểu kết: 
-Cơ nét mặt: Biểu thị trạng thái khác nhau 
-Cơ vận động lưỡi phát triển 
-Cơ tay: Phân hóa thành nhóm nhỏ: cơ gập duỗi tay cơ co duỗi các ngón đặc biệt là cơ ở ngón cái 
-Cơ chân lớn khỏe 
-Cơ gập ngữa thân 
Họat động 3: VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG 
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
-GV hướng dẫn HS quan sát h11.5 dựa vào kiến thức đã biết trả lời câu hỏi:
+Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
+Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập cần phải chú ý những điển gì?
+Em thử nghĩ xem mình có bị vẹo cột sống không? Nếu đã bị thì vì sao?
+Hiện nay có nhiều HS bị cong vẹo cột sống theo em vì nguyên nhân nào? 
-HS quan sát hình 11.5 SGK trang 39 trả lời câu hỏi 
+ Như tiểu kết
+ Như tiểu kết
-HS tự rút ra kết luận 
Tiểu kết: -Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí 
+Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng 
+Rèn luyện thân thể lao động vừa sức 
-Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý:
+Mang vác đều ở hai vai 
+Tư thế ngồi học làm việc ngay ngắn không nghiêng vẹo
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố: - HS đọc kết luận trong Sgk, trả lời câu hỏi: 3 câu hỏi SGK T39 
2. Dặn dò: - Học bài trả lời hỏi SGK. 
 - Chuẩn bị thực hành theo nhóm như nội dung SGK
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long.doc