Tiết 12, Bài 8: Đối xứng tâm - Nguyễn Văn Giáp

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức : - Biết được hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm. Biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng

 2. Kỹ năng : - Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một điểm, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.

 3. Thái độ : - Nhận biết được một số hình có tâm đối xứng trong thực tế, phát triển tư duy linh hoạt.

II. Chuẩn bị:

- GV: Thước thẳng, compa, êke

- HS: Thước thẳng, compa, êke

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 12, Bài 8: Đối xứng tâm - Nguyễn Văn Giáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết:12
 Ngày soạn: 24/ 09 / 2014
Ngày dạy: 27 / 09 / 2014
§8. ĐỐI XỨNG TÂM
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức : - Biết được hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm. Biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng
	2. Kỹ năng : - Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một điểm, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
	3. Thái độ : - Nhận biết được một số hình có tâm đối xứng trong thực tế, phát triển tư duy linh hoạt.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, compa, êke
- HS: Thước thẳng, compa, êke
III . Phương Pháp :
- Đặt và giải quyết vấn đề, hợp tác thảo luận. 
IV. Tiến Trình Bài dạy:
1. Ổn định lớp:(1’) 8A1.
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
 - GV: vẽ hai điểm O và A, yêu cầu HS vẽ điểm A’ sao cho O là trung điểm của AA’. 
- GV: giới thiệu cho HS biết hai điểm A và A’ đối xứng với nhau qua O.
 - GV: Như thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một điểm?
- GV: giới thiệu định nghĩa
- GV: điểm O thì điểm A’ ở đâu?
- GV: minh hoạ bằng hình vẽ và giới thiệu quy ước.
- HS: vẽ theo yêu cầu của giáo viên.
- HS: chú ý theo dõi .
- HS: nhắc lại
- HS: phát biểu định nghĩa .
1. Hai điểm đối xứng qua một điểm: 
Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Quy ước: điểm đối xứng của O qua O cũng là điểm O.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (15’)
- GV: Cho điểm O và đoạn thẳng AB. Hãy vẽ điểm A’ đối xứng với A qua O; B’ đối xứng với B qua O.
- GV: Lấy điểm C thuộc AB, vẽ điểm C’ đối xứng với điểm C qua điểm O. dùng thước kiểm nghiệm C’ có thuộc A’B’?
- GV: giới thiệu AB và A’B’ là hai hình đôi xứng với nhau qua điểm O.
- GV: Thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua một điểm?
- GV: giới thiệu hình 77 và hình 78 trong SGK.
Hoạt động 3: (10’)
- GV: Cho h.bình hành ABCD và O là giao điểm hai đường chéo. Tìm hình đối xứng với mỗi cạnh của hình bình hành qua điểm O.
- GV: giới thiệu định nghĩa
- GV: Em hãy cho biết tâm đối xứng của hình bình hành?
- GV: giới thiệu định lý.
à GV chốt ý.
- HS: vẽ theo sự hướng dẫn của GV.
- HS: chú ý theo dõi làm theo sự hướng dẫn.
- HS: chú ý theo dõi.
- HS: trả lời
- HS: chú ý theo dõi.
- HS: thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
- HS: nhắc lại
- HS: trả lời.
- HS: nhắc lại.
 2. Hai hình đối xứng qua một điểm: 
Định nghĩa: Hai hình được gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại.
Điểm O gọi là tâm đối xứng của 2 hình đó
Tính chất: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
3. Hình có tâm đối xứng:
Định nghĩa: Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H.
Định lý: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
 	4. Củng Cố: (7’)
 	 GV cho HS làm bài tập ?4 và bài 50.
	5.Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhà : (2’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải. Làm bài tập 52, 55.
 - Tiết sau luyện tập.
 6. Rút Kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Đối xứng tâm - Nguyễn Văn Giáp - Trường THCS Đạ Long.doc