Tiết 12, Bài 9: Áp suất khí quyển - Vũ Thành Lâm

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

2 . Kĩ năng: - Quan sát, suy luận, đổi đơn vị áp suất khí quyển từ mmHg sang N/m2.

3. Thái độ: - Hình thành duy vật biến chứng cho hs.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Nội dung bài dạy.

2. Học sinh: - Cho mỗi nhóm hs: Một hộp sữa yomost, 1 ca, 1 ống thuỷ tinh dài 20 cm.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 12, Bài 9: Áp suất khí quyển - Vũ Thành Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết PPCT : 12
BÀI 9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
2 . Kĩ năng: - Quan sát, suy luận, đổi đơn vị áp suất khí quyển từ mmHg sang N/m2.
3. Thái độ: - Hình thành duy vật biến chứng cho hs.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Nội dung bài dạy.
2. Học sinh: - Cho mỗi nhóm hs: Một hộp sữa yomost, 1 ca, 1 ống thuỷ tinh dài 20 cm. 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp: 
Lớp
Ngày dạy
Tiết dạy
Sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: - Nêu đặc điểm của áp suất do chất lỏng gây ra? Viết công thức và giải thích các đơn vị của các đại lượng đại lượng?
Câu hỏi: - Nêu đặc điểm của bình thông nhau?
3. Tiến trình:
Sự trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Cho hs dự đoán khi lộn ngược một cốc nước đầy đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không? GV tiến hành làm để hs quan sát. Để giải thích hiện tượng này chúng ta nghiên cứu bài áp suất khí quyển. Vào bài mới.
Bài 9. Áp suất khí quyển
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển:
- GV giới thiệu về lớp khí quyển của trái đất.
- HS chú ý lắng nghe.
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
 Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
Không khí bao quanh trái đất hàng nghìn km vậy chúng có khối lượng không? Có trọng lượng không? vì sao?
Khí quyển có khối lượng, do trái đất hút nên có trọng lượng.
Vì không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trí đất đều chịu áp suất của lớp khí quyển trên trái đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
HS chú ý lắng nghe.
Áp suất khí quyển có đặc điểm gì?
HS trả lời cá nhân.
Cho hs làm thí nghiệm 1,2 theo hình 9.2;9.3 như SGK để khẳng định sự tồn tại của áp suất khí quyển. Từ kết quả thí nghiệm y/c hs trả lời C1, C2, C3
Hoạt đông nhóm làm thí nghiệm, trả lời C1,C2, C3 
C1: Áp suất khí quyển lớn hơn áp suất không khí trong hộp, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ bên ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.
C2: Nước không chảy ra, vì áp lực tác dụng vào nước từ dười lên, lớn hơn trọng lượng của cột nước có trong ống .
C3: Nước chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống, thí không khí trong ống thông với khí quyển => áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển. 
GV mô tả thí nghiệm 3 y/c hs quan sát hình 9.4 và trả lời C4
Làm việc cá nhân trả lời C4
- C4: Khi hút hết không khí ra khỏi quả cầu áp suất trong quả cầu bằng 0 trong khi đó áp suất khí quyển tác dụng lên quả cầu từ nhiều phía => làm 2 bán cầu ép chặt vào nhau.
Tích hợp môi trường: 
- Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng Oxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng gây ra các áp lực chèn lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
*Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp phải mang theo bình Oxi.
Hoạt động 3: Vận dụng:
 - Cho hs giải thích hiện tượng nêu ở đầu bài C8?
- Cho hs nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suât1 khí quyển C9? 
- Cho hs trả lời C12? 
C8: Nước không chảy ra, vì áp suất khí quyển gây ra áp lự ép miếng giấy ở dưới lớn hơn trọng lượng của cột nước trong li.
C9: Hs tự cho ví dụ 
C12: Không tính trực tiếp áp suất của khí quyển bằng công thức P= d.h, vì độ cao của không khí không thể đo chính xác được, hơn nữa trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
II. Vận dụng:
C8: Nước không chảy ra, vì áp suất khí quyển gây ra áp lự ép miếng giấy ở dưới lớn hơn trọng lượng của cột nước trong li.
C9: Hs tự cho ví dụ 
C12: Không tính trực tiếp áp suất của khí quyển bằng công thức P= d.h, vì độ cao của không khí không thể đo chính xác được, hơn nữa trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
IV. CỦNG CỐ:
 - Cho HS đọc ghi nhớ SGK và ghi vào tập
*Ghi nhớ:
-Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Về nhà đọc phần có thể em chưa biết. 
- Học ghi nhớ SGK. Chuẩn bị Bài 10 Lực đẩy Acsimet
+ Lực đẩy Acsimet là lực gì?
+Công thức tính lực đẩy Acsimet?
& RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Áp suất khí quyển - Vũ Thành Lâm.doc