Tiết 13, Bài 13: Giun đũa - Phan Hồ Anh Phương

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Mô tả được hình thái, cấu tạo, các đặc điểm sinh lý thích nghi với đời sống ký sinh.

 - Vẽ được vòng đời của giun đũa và giải thích.

 - Biết được những tác hại của giun đũa và cách phòng tránh, tự bảo vệ mình khỏi bệnh giun đũa.

2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

 - Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

GV: Chuẩn bị hình và phim trên powerpoint , HS: Ôn bài cũ và đọc bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 13, Bài 13: Giun đũa - Phan Hồ Anh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày giảng 7/3: 3/10/2011
 7/4: 5/10/2011
Tiết 13: NGÀNH GIUN TRÒN 
 Bài 13: GIUN ĐŨA
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Mô tả được hình thái, cấu tạo, các đặc điểm sinh lý thích nghi với đời sống ký sinh.
	- Vẽ được vòng đời của giun đũa và giải thích.
 	- Biết được những tác hại của giun đũa và cách phòng tránh, tự bảo vệ mình khỏi bệnh giun đũa.
2. Kĩ năng 	- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
 	- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
GV: Chuẩn bị hình và phim trên powerpoint , HS: Ôn bài cũ và đọc bài mới. 
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: Sĩ số 7/3:./29; 7/4:../27.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Sán dây và sán lá máu gây những bệnh gì cho người? Nêu một số biện pháp để phòng chống giun dẹp ký sinh?
Đáp án: 
3. Bài mới 
Đặt vấn đề: GV hỏi HS: trong hệ thống các ngành động vật thì ngành động vật nào được xếp ngay sau ngành giun dẹp? – HS: ngành giun tròn.
GV: vậy tại sao các ĐV trong ngành giun tròn lại không được xếp vào ngành giun dẹp mà có một tên khác? Để biết được điều đó chúng ta sẽ tìm hiểu về giun đũa - một đại diện của giun tròn trong tiết học hôm nay.
Hoạt động 1: Hình thái của giun đũa
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình bên tìm hiểu để trả lời câu hỏi:
? Giun đũa có hình dạng, kích thước, tiết diện ngang cơ thể như thế nào?
GV yêu cầu HS quan sát tranh cấu tạo trong của giun đũa cái và phần II, III và IV.1 trang 47, 48 SGK để trình bày một số đặc điểm về cấu tạo của giun đũa.
? Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticun thì chúng sẽ như thế nào? 
? Đặc điểm này có lợi gì so với ruột phân nhánh, chưa có hậu môn ở sán lá gan?
? Tuyến sinh dục phát triển có lợi gì đối với giun đũa? GV chiếu tranh cấu tạo trong của cả giun đũa đực và cái để HS thấy rõ giun đực có 1 ống sinh dục, giun cái có đến 2 ống sinh dục.
I. Nơi sống: 
Giun đũa ký sinh ở ruột non của người.
II. Hình thái của giun đũa
- Hình trụ dài, 2 đầu thon lại. 
 Giun đũa cái trưởng thành to, dài, giun đũa đực trưởng thành ngắn, nhỏ, đuôi cong.
- Kích thước: dài 25 - 30 cm.
- Tiết diện ngang cơ thể luôn tròn.
III. Cấu tạo 
+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể có tác dụng làm căng cơ thể, tránh dịch tiêu hoá.
+ Thành cơ thể: chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chỉ cong duỗi cơ thể để chui rúc.
+ Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
+ Ống tiêu hoá thẳng: có lỗ hậu môn -> giúp thức ăn chuyển vận theo lối đi một chiều ( đầu vào là thức ăn, đầu ra là chất thải) nên tốc độ tiêu hóa cao hơn. 
+ Bắt đầu có khoang cơ thể nhưng chưa chính thức -> bảo vệ các nội quan bên trong.
+ Tuyến sinh dục dạng ống dài, cuộn khúc, phát triển, đặc biệt con cái có đến 2 ống để có thể đẻ được số lượng trứng rất lớn (200.000 trứng/ngày).
=> tất cả các đặc điểm trên giúp cho giun đũa thích nghi với đời sống ký sinh.
- GV hỏi HS có tưởng tượng ra được giun đũa sống trong ruột người thì như thế nào không? Sau đó cho HS xem phim nội soi ruột non của người đang có 1 con giun đũa trong đó. ?Trong ruột chúng ta có 1 con giun to như vậy có đáng sợ không? GV nêu tiếp 1 số tác hại của giun đũa đối với con người: giun đũa lấy tranh thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết độc tố gây hại cho cơ thể người nữa. Vậy phải làm thế nào để phòng chống nhiễm giun đũa?
2 HS trả lời. Sau đó GV tiếp: để biết được các cách phòng chống nhiễm giun đũa của 2 bạn có đúng không thì cả lớp cùng tìm hiểu về “Vòng đời của giun đũa”.
Hoạt động 2: Vòng đời của giun đũa
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 13.3 và 13.4, hoạt động nhóm (2 bàn 1 nhóm) trong 3 phút để trả lời câu hỏi:
? Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ chữ?
Thông qua vòng đời của giun đũa, hãy đề xuất các biện pháp phòng chống nhiễm giun đũa?
- GV lưu ý: trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở ngoài môi trường nên:
+ Dễ lây nhiễm
+ Dễ tiêu diệt
IV. Vòng đời của giun đũa
* Phòng chống: 
+ Rửa tay trước khi ăn.
+ Dùng lồng bàn đậy thức ăn, diệt trừ ruồi nhặng.
+ Không ăn rau sống, uống nước lã.
+ Vệ sinh môi trường sống.
+ Tẩy giun định kì 1-2 lần/năm.
4. Củng cố
Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào ống mật? Hậu quả gây ra như thế nào đối với con người?( nhờ đầu giun đũa nhọn, nhiều giun con còn có kích thước nhỏ nên chúng có thể chui được vào chật ống mật gây tắc ống mật).
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục: “Em có biết”.
- Đọc trước bài 14 để tìm hiểu nơi sống, đặc điểm và tác hại đối với con người của giun kim, giun móc câu và giun chỉ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Giun đũa - Phan Hồ Anh Phương - Trường THCS Tôn Thất Tùng - Huế.doc