i. mục tiêu:
1 . kiến thức :
- trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm
- nêu được khái niệm miễn dịch
- phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miển dịch nhân tạo .
2 . kỹ năng :
- rèn luyện kỹ năng phân tích .
3 . thái độ :
- có ý thức tiêm phòng bệnh .
ii. chuẩn bị:
1. giáo viên:
tranh : sơ đồ hoạt động thực bào ; sơ đồ tiết kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên ; sơ đồ hoạt động của tế bào t phá huỷ tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh .
2. học sinh:
Bài 14: BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH I. Mục tiêu: 1 . Kiến thức : - Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm - Nêu được khái niệm miễn dịch - Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miển dịch nhân tạo . 2 . Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng phân tích . 3 . Thái độ : - Có ý thức tiêm phòng bệnh . II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh : Sơ đồ hoạt động thực bào ; Sơ đồ tiết kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên ; Sơ đồ hoạt động của tế bào T phá huỷ tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh . 2. Học sinh: III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu. - Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm? 3. Bài mới: - Khi chân giẫm phải gai thì cơ thể sẽ có phản ứng gì? Sau vài ngày thì vết thương sẽ như thế nào? - Vậy chân khỏi do dâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình như thế nào? * Hoạt động 1: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu . Mục tiêu : Nhận biết hoạt động của bạch cầu tạo nên những hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Khi có vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể thì hoạt động đầu tiên của bạch cầu để bảo vệ cơ thể là gì? - Yêu cầu HS quan sát H14.1, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: + Sự thực bào là gì? + Có những loại bạch cầu nào tham gia vào sự thực bào? + Quá trình thực bào diễn ra như thế nào? ® khi co VSV xâm nhập vào cơ thể thì các tế bào ở mô bị thương tiết ra các tín hiệu hóa học để kích thích phản ứng bảo vệ của cơ thể: mạch máu nở rộng để các BC chui ra khỏi mạch tới các ổ viêm. Khi tới ổ viêm, BC hình thành chân giả, bắt và nuốt các VSV rồi tiêu hóa chúng. Lúc này sẽ có những tb bị chết ® hình thành mủ trắng - Nếu các VSV thoát khỏi sự thực bào thì sao? - Các tb B sẽ vô hiệu hóa các tb vi khuẩn bằng cách nào? - Kháng nguyên là gì? Chúng thường có ở đâu? - Kháng thể là gì? - Cơ chế tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể? - Những VSV thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tb B và bắt đầu gây nhiễm cho các tb của cơ thể thì sao? - Tb T đã phá hủy các tb cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus bằng cách nào? - Qua những hoạt động trên, hãy cho biết chức năng chủ yếu của BC là gì? - BC đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? * Kết luận - Liên hệ virus HIV (mục “Em có biết”) - Thực bào - Trao đồi nhóm, thống nhất ý kiến: + Là hiện tượng các BC hình thành chân giả bắt và nuốt VK rồi tiêu hóa chúng + BC trung tính và BC mono + Trả lời theo hình 14.1 - Gặp hoạt động bảo vệ của tb B - Tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên - Trả lời theo thông tin SGK - Chìa khóa – ổ khóa - Gặp hoạt động bảo vệ của tb T - Tiết protein đặc hiệu làm tan màng tb nhiễm khuẩn ® tb nhiễmbị phá hủy - Bảo vệ cơ thể - 3 hàng rào phòng thủ I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu - Thực bào do bạch cầu trung tính và bạch cầu mono thực hiện - Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên (tế bào B) - Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh (tế bào T) * Hoạt động 2: Miễn dịch . Mục tiêu: Hình thành khái niệm miễn dịch, phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Hiện nay chúng ta thấy là đang bắt đầu vào mùa lạnh, dễ bị dịch cúm. Tuy nhiên chúng ta thấy là có những người tuy sống trong vung có nhiếu người bị bênh thì vẫn k bị nhiễm bệnh. Vậy ta nói những người này có khả năng gì? - Vậy miễn dịch là gì? - Có những loại miễn dịch nào? - Thế nào MD bẩm sinh? MD tập nhiễm? MD tự nhiên? - Thế nào là MD nhân tạo? - Vaxin là gì? - Sự khác nhau giữa MD tự nhiên và MD nhân tạo là gì? * Kết luận - Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? - Liên hệ dịch cúm A/H1N1 - Miễn dịch - Trả lời - 2 loại - Trả lời theo thông tin SGK - Là loại thuốc phòng bệnh đươc chế tạo từ các mầm bệnh - Miễn dịch tự nhiên: có được từ khi cơ thể mới sinh ra hoặc sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh Miễn dịch nhân tạo: có được do con người chủ động tiêm Vácxin khi cơ thể chưa mắc bệnh . - Lao, bại liệt, ho gà, bạch hầu, uốn ván, sởi II. Miễn dịch 1. Khái niệm Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó 2. Phân loại - Miễn dịch tự nhiên: + Miễn dịch bẩm sinh + Miễn dịch tập nhiễm - Miễn dịch nhân tạo 4. Củng cố: - Gọi 1 -2 HS đọc phần kết luận SGK - Các BC đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Do những loại BC nào thực hiện? 5. Dặn dò: -Học bài trả lời câu hỏi SGK -Đọc mục “em có biết?” - Tìm hiểu về tiêm phòng bệnh dịch trẻ em và một số bệnh khác - Chuẩn bị bài : “ Đông máu và nguyên tắc truyền máu “ IV.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: