Tiết 14, Bài 13: Máy cơ đơn giản - Nguyễn Thị Thu Hiền

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.

- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. - Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

2. Kỹ năng

- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.

- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập, tính độc lập, sự sáng tạo trong học tập. Trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm: 2 lực kế có giới hạn đo từ 2N đến 5N; 1 quả nặng 2N.

2. Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1375Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 14, Bài 13: Máy cơ đơn giản - Nguyễn Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	Ngày soạn: 06/09/2013
Tiết PPCT: 14	Lớp: 6
Bài 13. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. - Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kỹ năng 
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập, tính độc lập, sự sáng tạo trong học tập. Trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm: 2 lực kế có giới hạn đo từ 2N đến 5N; 1 quả nặng 2N.
2. Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra: (10 phút)
- Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật là gì? 
- Viết công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng?
3. Bài mới: 
Vào bài: (2 phút) Hằng ngày ta thường thấy cần phải đưa những vật nặng lên cao, vậy làm thế nào để thực hiện những việc nà được dễ dàng? Ta nghiên cứu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng (15 ph).
- GV Nêu vấn đề: liệu có thể kéo vật theo phương thẳng đứng với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật hay không ?
- GV: Yêu cầu HS đưa ra dự đoán của mình?
- GV: Muốn kiểm tra dự đoán là đúng hay sai ta sẽ tiến hành TN để chứng minh.
- GV: Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm. Các bước tiến hành như phần b mục 2.
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả TN.
- GV: Từ kết quà TN hãy trả lời C1?
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận C2?
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3: nêu những khó khăn trong cách kéo này?
- GV: Để khắc phục những khó khăn đó người ta thường làm như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản
 ( 7 phút )
- GV: Gọi HS đọc phần 2 Sgk để tìm hiểu thông tin.
- GV: Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng trong thưc tế. 
- GV: Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về sử dụng các máy cơ đơn giản.
* Gợi ý:
+ Người thợ xây dùng cái gì để đưa xô vữa lên cao?
+ Ở nông thôn dùng dụng cụ nào để kéo gầu nước ở giếng lên được dễ dàng?
+ Ở nhà, làm thế nào để đưa xe đạp, xe máy lên nhà được dễ dàng?
Hoạt động 3: Vận dụng 
( 5 phút )
- GV: Yêu cầu HS lần lượt trả lời câu C4, C5, C6
- HS: Lắng nghe.
- HS có thể dự đoán: 
+ Lực kéo vật theo phương thẳng đứng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Lực kéo vật theo phương thẳng đứng lớn hơn trọng lượng của vật.
- HS: Nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.
- HS: Ghi kết quả vào báo cáo TN.
- HS: Dựa vào kết quả của nhóm mình để trả lời.
- HS: C1: Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật.
- HS: Rút ra kết luận
- HS: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thường gặp những khó khăn như : 
 + Tư thế đứng kéo vật không thuận tiện
 + Dùng lực lớn ( ít nhất bằng trọng lượng vật ) nên cần tập trung nhiều người
- HS: Nghiên cứu đưa ra các phương án giải quyết khác nhau.
- HS: Đọc SGK. 
- HS: Kể tên máy cơ đơn giản: Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.
- HS: Nêu một số ví dụ minh hoạ về máy cơ đơn giản.
- HS: Trả lời câu C4, C5, C6.
C4: a) dễ dàng 
b) máy cơ đơn giản
C5: Không: Vì tổng các lực kéo của 4 người là 400N.4 = 1600N nhỏ hơn trọng lượng của ống bê tông (2000N).
C6: Ví dụ 
 + Ròng rọc được sử dụng ở đỉnh cột cờ để kéo cờ lên
 + Một người dùng xà beng để nâng tảng đá lớn.
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng 
1. Đặt vấn đề: SGK/41
2. Thí nghiệm:
C1: Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật.
3. Kết luận:
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
II. Các máy cơ đơn giản 
Có 3 loại máy cơ đơn giản:
- Ròng rọc
- Đòn bẩy
 - Mặt phẳng nghiêng
III. Vận dụng
C4: (a) dễ dàng
 (b) máy cơ đơn giản
C5: không kéo lên được vì tổng các lực kéo của 4 người là (400.4=1600N) nhỏ hơn trọng lượng của ống bê-tông (2000N)
C6: Ví dụ 
 + Ròng rọc được sử dụng ở đỉnh cột cờ để kéo cờ lên
 + Một người dùng xà beng để nâng tảng đá lớn.
IV. CỦNG CỐ: (4 phút)
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.
- Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ giếng lên, người ta phải dùng một lực là bao nhiêu?
- Người ta thường sử dụng các loại máy cơ đơn giản nào để thực hiện các công việc sau: đưa thùng hàng lên ô tô tải, đưa vật liệu xây dựng lên cao, kéo nước từ giếng lên?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút)
- Học thuộc nội dung ghi nhớ
- Làm BT ở SBT
- Xem trước bài 14: mặt phẳng nghiêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Máy cơ đơn giản - Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường THCS Lương Sơn.doc