Tiết 15, Bài 15: Giun đất

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất.

- Xác định được cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng.

- Bước đầu biết về hình thức sinh sản ở giun đất.

2. Kĩ năng

- Rèn kỷ năng quan sát, tổng hợp, phân tích.

B.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 Trang vẽ: - Cấu tạo ngoài giun đất.

 - Cấu tạo trong giun đất.

 - Mô hình giun đất.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 9723Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15, Bài 15: Giun đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 15
 NS :13-10-10
 ND:14-10-10
 Ngành giun đốt
 Bài 15: giun đất
a.mục tiêu:
1. Kiến thức
- Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất.
- Xác định được cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng.
- Bước đầu biết về hình thức sinh sản ở giun đất.
2. Kĩ năng
- Rèn kỷ năng quan sát, tổng hợp, phân tích.
b.đồ dùng dạy-học:
 Trang vẽ: - Cấu tạo ngoài giun đất.
 - Cấu tạo trong giun đất.
 - Mô hình giun đất.
c.hoạt động dạy-học:
1. Bài củ:
HS1: Nêu một số đại diện thuộc ngành giun tròn? Đặc điểm chung của ngành giun tròn?
2. Bài mới:
Hoạt động1
 Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển
Hoạt động của GV&HS
GV kiểm mẫu vật của HS
?Giun đất sống ở đâu
?Em thấy giun đất vào thời gian nào trong ngày
HS quan sát mẫu vật, quan sát H15.1, H15.2 và đọc thông tin sgk
?Nhận xét hình dạng của giun đất
GVyêu cầu HS phân biệt đầu,đuôi,lưng, bụng
?Các phần đó có sai khác gì về màu sắc
?Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài giun đất
GV cùng HS tìm ra vị trí các lỗ
?Giun đất khác giun tròn, giun dẹp ở đặc điểm cấu tạo ngoài nào
?Cấu tạo ngoài của giun đất phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào
HS quan sát H15.3
?Mô tả động tác di chuyển của giun đất
Đáp án: 2, 1, 4, 3
?Tiếng "lạo xạo" khi giun đất di chuyển phát ra từ đâu
?Da luôn luôn ẩm có tác dụng gì
Nội dung
I. Hình dạng ngoài 
-Cơ thể dài, thuôn 2 đầu
-Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên)
-Có đai sinh dục, lỗ nhận tinh.
II. Di chuyển
-Co duỗi về phía trước
-Chất nhầy đ da trơn
-Cơ thể phình duỗi xen kẽ
-Vòng tơ làm chỗ dựa
đkéo cơ thể về phía trước
Hoạt động2: 
Tìm hiểu cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đất
Hoạt động của GV&HS
HS quan sát H15.4, H15.5 và ghi nhớ chú thích
?So sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất
?Hệ tiêu hoá có cấu tạo như thế nào
HS trả lời, GV bổ sung
?Hệ tuần hoàn có cấu tạo như thế nào
GV chỉ sơ đồ di chuyển của máu
?Cuốc phải giun sẽ thấy chất lỏng màu đỏ, đó là chất gì? vì sao có màu đỏ.
?Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào
GV giảng giải
HS rút ra kết luận
HS đọc thông tin sgk
?Qúa trình tiêu hoá của giun đất diễn ra như thế nào
?Thức ăn của giun đất là gì
?Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất
HS rút ra kết luận
Nội dung
III. Cấu tạo trong
Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch
1. Hệ tiêu hoá
Lỗ miệng đ hầu đ thực quản đ diều đ dạ dày cơ đ ruột tịt đ hậu môn
2. Hệ tuần hoàn 
Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản) , tuần hoàn kín
3. Hệ thần kinh
Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh
IV. Dinh dưỡng
-Hô hấp qua da
-Thức ăn đ lỗ miệng đhầu đ diều(chứa)
đ dạ dày (nghiền) đ enzim biến đổi đ ruột tịt
+ Chất dinh dưỡng qua thành ruột đ máu
+ Chất bã đưa ra ngoài
Hoạt động3: 
Tìm hiểu về sinh sản
Hoạt động của GV&HS
HS quan sát H15.6, đọc thông tin sgk
?Giun đất sinh sản như thế nào
?Tại sao giun đất lưỡng tính, khi sinh sản lại ghép đôi
HS rút ra kết luận
Nội dung
V. Sinh sản
-Giun đất lưỡng tính
-Ghép đôi, trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục
-Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng
3. Củng cố:
HS đọc kết luận sgk
d. kiểm tra - đánh giá
?Vai trò của giun đất đối với đất trồng
e.dặn dò:
Học bài theo vở ghi và sgk
Đọc phần "Em có biết"
Nghiên cứu bài mới để chuẩn bị thực hành, mỗi tổ chuẩn bị 1 con giun

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Giun đất.doc