Tiết 15, Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất (Tiếp theo) - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

 - Trình bày được khái niệm về ngành Giun đốt.

- Quan sát và mô tả được đặc điểm hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đất – đại diện cho ngành Giun đốt.

- Thấy được cấu tạo ngoài ( vòng tơ ở mỗi đốt; xác định được mặt lưng, mặt bụng; xác định được đai sinh dục ) và cấu tạo trong của giun đất.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát và nhận dạng hình dạng và các đặc điểm cấu tạo của Giun đất.

- Biết mổ động vật không xương sống ( mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước )

3. Thái độ:

- Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong khi làm việc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh vẽ 16.1 và 16.3 SGK phóng to; bảng phụ; bộ đồ mổ; kính lúp;

2. Học sinh: Bài cũ , bài mới, mỗi tổ 1 con giun đất.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15, Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất (Tiếp theo) - Nguyễn Đình Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08 	 Ngày soạn : 16/10/2012.
Tiết 15 Ngày giảng : 18/10/2012.	
Baøi 16: Thöïc Haønh: Moå Vaø Quan Saùt Giun Ñaát (TT).
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
 - Trình bày được khái niệm về ngành Giun đốt. 
- Quan sát và mô tả được đặc điểm hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đất – đại diện cho ngành Giun đốt.
- Thấy được cấu tạo ngoài ( vòng tơ ở mỗi đốt; xác định được mặt lưng, mặt bụng; xác định được đai sinh dục ) và cấu tạo trong của giun đất.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và nhận dạng hình dạng và các đặc điểm cấu tạo của Giun đất.
- Biết mổ động vật không xương sống ( mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước )
3. Thái độ:
- Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong khi làm việc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh vẽ 16.1 và 16.3 SGK phóng to; bảng phụ; bộ đồ mổ; kính lúp;
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới, mỗi tổ 1 con giun đất.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
Kiến thức:
	 - Trình bày được khái niệm về ngành Giun tròn. 
	- Mô tả được đặc điểm hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đũa – đại diện cho ngành Giun tròn, thích nghi với đời sống kí sinh .
	- Biết cách phòng tránh bệnh giun tròn kí sinh.
	- Mở rộng hiểu biết về các giun tròn ( giun đũa, giun kim, giun móc câu,) . 
	- Nêu khái niệm sự nhiễm giun, hiểu cơ chế lây nhiễm và các biện pháp phòng trừ Giun tròn kí sinh.
- Quan sát và mô tả được đặc điểm hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đất – đại diện cho ngành Giun đốt.
	2. Đối tượng:
Học sinh trung bình – khá.
	II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
	III/ ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN:
Đề kiểm tra: 
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Khi nói đến giun đũa thì phát biểu nào sau đây là không đúng?
a, Giun đũa hình ống, dài bằng chiếc đũa. 	 
b, Cơ thể có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế.
c, Giun đũa có lớp vỏ cutincun bao bọc, giúp giun không bị phân huỷ bởi dịch tiêu hoá.	
d, Giun đũa có khoang cơ thể chưa chính thức.
Câu 2: Đặc điểm của các loài động vật thuộc ngành Giun tròn là:
a, cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào có kích thước hiển vi.	
b, động vật đa bào bậc thấp, cơ thể đối xứng toả tròn.
c, tiết diện ngang, cơ thể tròn, có khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hoá phân hoá.	
d, đối xứng 2 bên, cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng.
Câu 3: Giun đất có đặc điểm cấu tạo của lỗ sinh dục là:
a, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục; lỗ sinh dục đực ở dưới lỗ sinh dục cái.
b, lỗ sinh dục cái ở mặt lưng đai sinh dục; lỗ sinh dục đực ở trên lỗ sinh dục cái.
c, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục; lỗ sinh dục đực ở trên lỗ sinh dục cái.
d, lỗ sinh dục cái ở mặt lưng đai sinh dục; lỗ sinh dục đực ở dưới lỗ sinh dục cái.
Câu 4: Ở nước ta, tỷ lệ mắc bệnh giun đũa cao là vì:
a, dân số nước ta đông;	b, tình hình kinh tế nước ta kém phát triển;	
c, trình độ dân trí thấp;	d, trình độ văn hoá của người dân chưa cao;
Câu 5: Tác hại của Giun tròn gây ra cho vật chủ là:
a, gây rối loạn hoạt động của hệ nội tiết;	
b, gây mất vệ sinh môi trường;
c, gây viêm nhiễm nơi kí sinh và tiết ra chất độc hại cho vật chủ;
d, gây mất cân bằng sinh thái.
Câu 6: Ý nghĩa của đặc điểm ruột thẳng và kết thúc ở hậu môn của động vật thuộc ngành Giun tròn là:
a, giúp tiêu hoá được nhiều thức ăn hơn.	b, giúp có thời gian nghỉ ngơi dài hơn.
c, sự đồng hoá thức ăn hiệu quả hơn.	d, giúp cơ thể có cấu trúc gọn nhẹ hơn.
Câu 7: Giun đất di chuyển được là nhờ:
a, sự chun giãn của cơ thể kết hợp với các đai sinh dục.
b, sự chun giãn của cơ thể kết hợp với mặt lưng.
c, sự chun giãn của cơ thể kết hợp với đuôi.
d, sự chun giãn của cơ thể kết hợp với vòng tơ.
Câu 8: Mưa nhiều, giun đất chui lên mặt đất là:
a, để lấy được nhiều thức ăn.	b, để hô hấp.	
c, để sinh sản.	d, để bài tiết các chất.
Câu 9: Giun đất được xem là chiếc cày sống là vì:
a, giúp tăng độ phì cho đất;	b, giúp tăng độ chua cho đất;
c, giúp giảm độ chua cho đất;	d, giúp giảm độ phì cho đất
Câu 10: Để phòng bệnh giun đũa kí sinh ở người, chúng ta cần:
a, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và tẩy giun.	
b, vệ sinh ăn uống, vệ sinh đồng ruộng và tẩy giun.	
c, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống và tẩy giun.
d, vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
Đáp án: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
A
C
C
A
D
B
A
C
3. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của bài thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Nêu yêu cầu của bài thực hành: Mổ và quan sát được thể xoang, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục và hệ thần kinh của giun đất.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nghe và ghi nhận thông tin.
- Trình bày mẫu vật
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong của giun đất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS nắm được cách mổ động vật không xương sống. ( Mổ mặt lưng )
- GV phát bộ đồ mổ cho mỗi nhóm.
- GV yêu cầu HS tiến hành mổ theo nhóm. 
- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra.
- Treo tranh câm và yêu cầu HS hoàn thành bài tập, vẽ hình và chú thích các bộ phận cấu tạo của thể xoang, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục và hệ thần kinh.
- Nhận xét và chốt.
- Thực hiện yêu cầu: Xác định vị trí cần mổ, thao tác phải cẩn thận, tránh vỡ nát nội quan trong chậu, chậu luôn ngập nước.
- HS nhận dụng cụ.
- HS tiến hành mổ theo nhóm. 
- HS hoàn thành bài tập, vẽ hình và chú thích các bộ phận cấu tạo của thể xoang, hệ tiêu hóa, , hệ sinh dục và hệ thần kinh.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết: Cầu tạo trong của giun đất:
Thể xoang: Nằm giữa thành cơ thể và thành ruột, chứa đầy dịch.
Hệ tiêu hóa: Miệng à hầu à diều ( chứa thức ăn) à dạ dày ( nghiền thức ăn nhờ enzyme )à ruột ( hấp thụ thức ăn ) à ruột tịt à hậu môn .
Hệ sinh dục: Lưỡng tính, có túi sinh dục đực và cái, có túi nhận tinh.
 Hệ thần kinh: Chuỗi thần kinh, hạch thần kinh và dây thần kinh.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố - Đánh giá:
* Hoàn thành chú thích về cấu tạo của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp trên tranh câm .
2. Nhận xét – Dặn dò: 
Nhận xét tình hình học tập của lớp.
Dặn dò: - Vẽ hình và chú thích cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đất .
 - Chuẩn bị bài mới: “Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt. ”
Lớp: 7A 	Bài Thực hành số 2:
Nhóm: ..	 MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
Điểm: ..	BÀI THU HOẠCH
Cách tiến hành
Đặc điểm quan sát được
Cấu tạo ngoài của giun đất
Cấu tạo trong của giun đất

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Thực hành. Mổ và quan sát giun đất - Nguyễn Đình Yên - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc