Tiết 15: Công cơ học - Nguyễn Hà Bắc

A. MỤC TIÊU:

* Kiến thức: - Nắm được các ví dụ về công cơ học.

 - Hiểu được công thức A = F.S

- Biết áp dụng công thức tính công cơ học.

* Kỹ năng: - Phân tích lực thực hiện công.

 - Tính công cơ học.

* Thái độ: - Hợp tác, tích cực trong hoạt động nhóm, ham thích học tập bộ môn.

B. CHUẨN BỊ:

 - Các tranh giáo khoa về điều kiện có công cơ học

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15: Công cơ học - Nguyễn Hà Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 19/12/2007
Giảng: 21/12/2007
Tiết 15:
Công cơ học
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Nắm được các ví dụ về công cơ học.
	- Hiểu được công thức A = F.S
- Biết áp dụng công thức tính công cơ học.
* Kỹ năng:	- Phân tích lực thực hiện công.
	- Tính công cơ học.
* Thái độ: - Hợp tác, tích cực trong hoạt động nhóm, ham thích học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị: 
	- Các tranh giáo khoa về điều kiện có công cơ học
C. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Tổ chức : 	- ổn định tổ chức
	- Sĩ số :
8A :	 /42
8C :	 /37
8B :	 /37
8D : 	 /32
	2. Kiểm tra : 
HS1 : Phát biểu cách biểu diễn và kí hiệu các loại lực ?
HS2: Chữa bài tập 12.1; 12.2
HS3: Chữa bài tập 12.5
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập (5 ph)
GV : Để hiểu thế nào là công cơ học chúng ta học bài hôm nay
HS đọc phần mở đầu
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm công cơ học (5 ph)
- Cho HS quan sát H13.1 ; H13.2 SGK
? Con bò có dùng lực để kéo xe không?
 Xe có chuyển động không?
? Lực sĩ có dùng lực để giữ quả tạ không?
 Quả tạ có di chuyển không?
GV thông báo
- Yêu cầu các nhóm thảo luận C1; C2
 Cử đại diện trả lời
I. khi nào có công cơ học.
1) Nhận xét:
- HS quan sát và đọc nội dung SGK
- Cá nhân HS trả lời
+ H13.1: Lực kéo của con bò thực hiện công cơ học 
+ H13.2: Lực sĩ không thực hiện công cơ học
C1 : Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời
C2 : 2)Kết luận: (1) Lực; (2) Chuyển dời 
* Hoạt động 3: Củng cố kiến thức công cơ học 
- Nêu C3; C4 yêu cầu HS thảo luận nhóm
 Đại diện nhóm lên trả lời
3) Vận dụng: 
C3 : a, c, d
C4 : + Lực kéo của đầu tàu hoả
 + Lực hút của trái đất
 + Lực kéo của người công nhân
* Hoạt động 4: Xây dựng công thức tính công cơ học
- Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu ’ công thức tính công
- Đơn vị của lực và quãng đường là gì ’ đơn vị của công?
- GV nêu chú ý SGK
II. Công thức tính công
1) Công thức tính công cơ học: 
F > 0; s > 0 và F trùng phương với quãng đường khi đó: 
A = F.s trong đó: A là công của lực F 
 F là lực tác dụng vào vật
 S là QĐ vật dịch chuyển
- Đơn vị: Khi lực F = 1N và s = 1m thì 
A = 1N.1m = 1Nm
đơn vị công là Jun, kí hiệu là J(1J = 1Nm)
Chú ý: + Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực ta sẽ học sau
+ Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không
 * Hoạt động 5: Vận dụng
- Yêu cầu HS làm vào vở C5, C6, C7 ’ Gọi HS trả lời
2) Vận dụng
C5 : A = F.s = 5 000N. 1 000m = 5.106J
 = 5.103kJ
C6 : A= P.h = 20N. 6m = 120J
C7 : Phương của trọng lực vuông góc với phương chuyển động của hòn bi nên công của trọng lực bằng không
	 4. Củng cố: 
	- ? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
	- ?Công thức tính công? Đơn vị công?
	- Đọc phần ghi nhớ
 - Yêu cầu HS đọc mục: “ Có thể em chưa biết”
 	 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập trong SBT
- Xem trước bài Định luật về công 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Công cơ học - Nguyễn Hà Bắc - Trường THCS Hợp Thành.doc