Tiết 15: Giun đất - Võ Thị Luyến

I. MỤC TIÊU

- HS mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất.

- Xác định được cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng.

- Bước đầu biết về hình thức sinh sản ở giun đất.

- Rèn khả năng tư duy, óc phân tích tổng hợp.

- Khám phá phát hiện kiến thức mới, tập dượt năng lực tự học.

 -Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

II. CHUẨN BỊ

GV:- Power point. Mẫu vật (nếu có).

HS: - Đọc trước bài mới. Mẫu giun đất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 .* Kiểm tra:- Trình bày đặc điểm chung của giun tròn ?

*Mở bài: Giun đất được chọn là đại diện của Giun đốt. Thông qua cấu tạo, hoạt động sống của giun đất, các em sẽ hiểu được các đặc điểm chính về cấu tạo và lối sống của cả ngành Giun đốt

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1557Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15: Giun đất - Võ Thị Luyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần8: NGÀNH GIUN ĐỐT Ngày soạn: 13.10.2009
 Tiết 15 GIUN ĐẤT Ngày dạy: 17/10/2009
I. MỤC TIÊU
- HS mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất.
- Xác định được cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng.
- Bước đầu biết về hình thức sinh sản ở giun đất.
- Rèn khả năng tư duy, óc phân tích tổng hợp. 
- Khám phá phát hiện kiến thức mới, tập dượt năng lực tự học. 
 -Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II. CHUẨN BỊ
GV:- Power point. Mẫu vật (nếu có).
HS: - Đọc trước bài mới. Mẫu giun đất. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 .* Kiểm tra:- Trình bày đặc điểm chung của giun tròn ?
*Mở bài: Giun đất được chọn là đại diện của Giun đốt. Thông qua cấu tạo, hoạt động sống của giun đất, các em sẽ hiểu được các đặc điểm chính về cấu tạo và lối sống của cả ngành Giun đốt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu Hình dạng ngoài và di chuyển của giun đất 
+ Muc tiêu: HS mô tả được hình dạng ngoài của giun đất, nêu được cách dinh dưỡng của giun đất
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giun đất sống ở đâu, em thấy giun đất vào thời gian nào?
- GV treo tranh ảnh về cấu tạo ngoài H.15.1; 15.2. Yêu cầu học sinh hoạt động đôi bạn quan sát tranh kết hợp tham khảo thông tin và quan sát mẫu vật mô tả cấu tạo ngoài của giun đất?.(side4)
Gv: Giảng giải trên mẩu vật và giải thích thêm ngoài ra cơ thể giun đất giống như những đại diên của giun dẹp có đối xứng 2 bên, chi bên ở mỗi đốt tiêu giảm chỉ còn vòng tơ,
Gv: Treo tranh hình 15,3 yêu cầu HS quan sát hoàn thành bài tập tam giác màu xanh và mẫu vật dưới hình thức độc lập cá nhân.(side10)
GV: giảng giải cơ thể giun chun dãn, vòng tơ làm chổ tựu kéo cơ thể về 1 phía
GV: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
HS: Nêu được: Trong đất ẩm, Thấy giun đất vào ban đêm
- HS dại diện đôi bạn tham gia trả lời trên mẫu vật nêu được:
Cơ thể dài,thuôn 2 đầu,phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ(chi bên)
Phần đầu có miệng, đai sinh dục, Lỗ sinh dục cái, 2 lỗ sinh dục đực
Phần đuôi có hậu môn
Phần trước cơ thể có thành cơ phát triển
 HS: thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và tham gia trả lời
Giun chuẩn bị bò, thu mình làm phồng đoạn đầu thun đoạn đuôi, dùng toàn thân và vòng tơ làm điểm tựa thu mình về phía trước, thu mình làm phồng đoạn đầu thun đoạn đuôi
- HS: Trả lời thành cơ phần đầu phát triển,có vòng tơ, cơ thể thun 2 đầu.
TIỂU KẾT: * Cấu tạo ngoài:
	+Cơ thể dài,thuôn 2 đầu, đối xứng 2 bên, Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ(chi bên)
	+Phần đầu có miệng, thành cơ phát triển, Đai sinh dục lỗ sinh dục 
	+Phần đuôi có hậu môn
 * Di chuyển
 Giun đất chun dãn cơ thể, vòng tơ làm chổ tựu kéo cơ thể về 1 phía
* Hoạt động :CẤU TẠO TRONG VÀ DINH DƯỠNG 
 + Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo trong, từ đó biết được cách dinh dưỡng của chúng.
+Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H.15.4; 15.5. Đặc biệt H.15.5, kết hợp với các kiến thức có sẵn để trả lời câu hỏi thảo luận cuối phần III:
- Dựa vào hình 15.5, so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?(side 16)
- GV khẳng định kiến thức: Hệ cơ quan mới xuất hiện:
. Hệ tuần hoàn
. Hệ thần kinh: 
- GV cho HS nêu Hệ tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
GV: Giảng giải
- Hệ thần kinh Gồm những bộ phận nào?
GV: giảng giải, ngoài ra giải thích thêm về khoang cơ thể
GV: Giun đất ăn gì?
Yêu cầu thảo luận nhóm
1. Thức ăn được biến đổi trong hệ tiêu hóa như thế nào?
2. Vì sao mưa nhiều giun chui lên mặt đất ?
3. Cuốc phải giun đất thấy chất lỏng màu đỏ chảy ra đó là chất gì? Vì sao có màu đỏ?
- GV thông báo về cách dinh dưỡng của giun đất. Sau đó cho HS vận dụng kiến thức về dinh dưỡng và cấu tạo để giải thích các hiện tượng nêu ở phần thảo luận:
- GV thông báo về cách dinh dưỡng của giun đất. Sau đó cho HS vận dụng kiến thức về dinh dưỡng và cấu tạo để giải thích các hiện tượng nêu ở phần thảo luận:(side26)
- Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
- Thức ăn được biến đổi trong hệ tiêu hóa như thế nào?
- Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ?
 - Giáo viên bổ sung và chốt kiến thức
- HS nghiên cứu kĩ H.15.4; 15.5.
- 1-2 HS trả lời câu hỏi thảo luận, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS vận dụng các thông tin để giải thích theo hướng dẫn của GV.
-1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
. Hệ tuần hoàn
 (có mạch lưng, mạch bụng,mao quản da, tim đơn giản).
. Hệ thần kinh: Có chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.
HS: thảo luận ,tham gia trả lời?
Quá trình biến đổi thức ăn....................
+ Mưa nhiều giun chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể làm chúng bị ngạt (do hô hấp bằng da).
+ Cuốc phải giun đất thấy chất lỏng màu đỏ chảy ra vì giun đất bắt đầu có hệ tuần hoán kín, máu trong cơ thể mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ.
TIỂU KẾT: 1. Cấu tạo trong:
+ Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch.
+ Hệ tiêu hoá phân hoá rõ,hệ tuần hoàn kín hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
 2. Dinh dưỡng:
+ Hô hấp qua da.
+ Thức ăn : Lỗ miệng - hầu - diều - dạ dày - Enzim biến đổi - ruột tịt - bã - Hậu môn.
 Chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.
* Hoạt động 3 :TÌM HIỂU SINH SẢN CỦA GIUN ĐẤT
 +Mục tiêu: Bước đầu biết về hình thức sinh sản của giun đất.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV cho HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.6, trả lời câu hỏiside34)
+ Giun đất sinh sản như thể nào?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- HS tự thu nhận thông tin, miêu tả hiện tượng ghép đôi, tạo kén.
TIỂU KẾT:
	- Giun đất lương tính,ghép đôi trao đổi tinh dịch 
 - Trướng thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non.
* Kết luận chung: HS đọc lại bài học(side35)
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
 Trò chơi ô chữ:
Câu 1: Gồm 7 chữ cái :Đây là đặc điểm hệ tiêu hóa giun đất? (Phân hóa)
Câu2: Gồm 9 chữ các: Đây là kiểu thần kinh của giun đất? (Chuỗi hạch)
Câu 3:Gồm 9 chữ cái: Đây là tên khác của vòng tơ giun đất? (Chi bên)
Câu 4: Gồm 7 chữ cái : Đây là 1 loại hạch thần kinh nằm trên hầu? (Hạch não)
Câu5 : Gồm 7 chữ cái: Đây là hiện tượng bắt đầu quá trình sinh sản ở giun đất? ( ghép đôi)
Câu 6: Gồm Đây là chất giúp máu giun đất cómàu đỏ? (sắc tố)
Câu 7: Đây là hệ cơ quan mới xuật hiện? (hệ tuần hoàn)
Ô chìa khóa: Bạn nhà nông
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
 - Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc .
 - Đọc mục:“ Em có biết?”
 - Chuẩn bị mẫu vật để mổ và quan sat giun đất cho tiết học sau.
 ......................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Giun đất - Võ Thị Luyến - Trường THCS Kim Đồng.doc