Tiết 17, Bài 17: Tim và mạch máu - Đinh Công Khánh

I MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 + Nêu được hình dạng ngoài và cấu tạo của tim

 + Nêu được đặc điểm cấu tạo mạch máu

 + Trình bày được chu kì co dãn của tim

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, thảo luận nhóm

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh gây tổn thương đến tim

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên :

 Tranh vẽ phong to hình 17.1, 17.2 SGK

 Mô hình tim

 Bảng chuẩn 17.1 SGK trang 54

Học sinh :

 Kẻ bảng 17.1, 17.2 SGK trang 54.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2895Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 17, Bài 17: Tim và mạch máu - Đinh Công Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10/10/12
Tiết 17 Ngày giảng:12/10/12
Bài 17 TIM VÀ MẠCH MÁU
I MỤC TIÊU
 Kiến thức: 	
 + Nêu được hình dạng ngoài và cấu tạo của tim 
 + Nêu được đặc điểm cấu tạo mạch máu 
 + Trình bày được chu kì co dãn của tim 
 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, thảo luận nhóm 
 Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh gây tổn thương đến tim 
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên :
 	 Tranh vẽ phong to hình 17.1, 17.2 SGK 
 	 Mô hình tim 
 	 Bảng chuẩn 17.1 SGK trang 54 
Học sinh : 
 	 Kẻ bảng 17.1, 17.2 SGK trang 54.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra:
 + Hệ tuần hoàn gồm những thành phần cấu tạo nào? Mô tả đường đi của trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn
Bài mới : 
¨Giới thiệu bài mới : Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy đẩy máu. Vậy tim có cấu tạo như thế nào để có thể thực hiện tốt vai trò “bơm” tạo lực đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn của mình Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài học hôm nay , bài 17 : “ TIM VÀ MẠCH MÁU “ 
*Hoạt động 1: 	I. CẤU TẠO TIM 
· Mục tiêu : học sinh nêu được cấu tạo của tim thich nghi với chức năng hút và đẩy máu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên treo tranh vẽ hình 17.1, yêu câù học sinh quan sát hình, đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: 
+ Mô tả hình dạng ngoài của tim ? 
Sau khi học sinhtrả lời, giáo viên khái quát lại : “tim nằm trong lồng ngực, hơi chếch về bên trái, chiều dài trung bình của tim tính từ gốc đến ngọn 12cm, rộng 4-6cm. Tim có dạng hình nón , đáy ở trên, đỉnh ở dưới, mặt ngoài có thể phân biệt 2 tâm nhĩ nhỏ ở trên, 2 tâm thát lớn ở dưới”
Tiếp theo giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu tên các bộ phận của tim có thể quan sát được ở phía ngoài ?
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập ở bảng 17.1 SGK, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất ? ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất? 
+ Giữa các ngăn của tim và mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm theo một chiều nhất định ?
 + Xác định các bộ phận của tim trên mô hình và các loại mô?
Sau khi học trả lời, giáo viên thông báo đáp án chuẩn và bổ sung thêm: “ van nhĩ thất có tác dụng làm cho máu chảy từ tn® tt, van động mạch có tác dụng không cho máu chảy từ động mạch về tim . Các loại mô được cấu trúc bởi mô lk ở phía ngoài, ở giữa rất dày là lớp cơ tim 
KL: 
+ Tim nằm trong lồng ngực, hơi chếch về bên trái, cấu tạo bởi cơ tim và mô lk.
+ Tim có 4 ngăn: 2 tn ở trên, 2 tt ở dưới. Thành tn mỏng hơn thành tâm thất, thành tt phải mỏng hơn thành tt trái 
Học sinh quan sát hình vẽ, mô tả hình dạng ngoài của tim, sau đó một học sinh đứng dậy trả lời, các học sinh khác nhận xét và bổ sung .
Học sinh ghi nhớ kiến thức 
Học sinh quan sát trên mô hình và nêu các bộ phận của tim . Yêu cầu nêu được :
+ Cung động mạch chủ, tm chủ trên, tm chủ dưới, đm phổi, tm phổi, đm vành trái, đm vành phải
+ Tâm nhĩ trái, tn phải, tt trái, tt phải 
Học sinh thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Yêu cầu nêu được:
+ Thành tâm thất trái dày nhất, thành tâm nhĩ phải mỏng nhất 
+ Giữa các ngăn của tim, giữa tim với mạch máu có các van tim để giữ cho máu chảy theo một chiều
Đại diện nhóm trả lời , các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Học sinh ghi nhớ kiến thức 
Học sinh ghi vào vở phần KL 
*Tiểu kết: 
1. Cấu tạo ngoài: - Màng tim bao bọc bên ngoài tim.
2. Cấu tạo trong: - Tim chia 4 ngăn, thành cơ TT dày hơn thành cơ TN, TT trái có thành cơ dày nhất
 + Trong tim có van nhĩ thất và van động mạch giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định 
Bảng chuẩn 
Các ngăn tim co
Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co 
Tâm thất traí
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất phải
Tâm thất trái co
Động mạch chủ ® các cơ quan 
Tâm thất phải co
Động mạch phổi® phổi 
* Hoạt động 2 : 	 II. CẤU TẠO MẠCH MÁU 
· Mục tiêu : học sinh nêu được cấu tạo của mạch máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và nêu câu hỏi :
+Kể tên các loại mạch máu ?
+ So sánh sự khác biệt giữa các loại mạch máu ?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên tổng kết lại :
+ Đm đưa máu từ tt trái đến các cơ quan , tm đưa máu từ các cơ quan trở về tn phải 
+ Lớp biểu bì có tế bào mịn giúp cho máu không bị va chạm làm vỡ tiểu cầu gây đông máu 
+ Mao mạch : vận chuyển máu đến các tế bào, mm có chiều dài 120000km, diện tích 6000km² 
Học sinh làm việc độc lập, quan sát hình và trả lời câu hỏi của giáo viên :
+ Có 3 loại mạch máu : đm, tm,mm.
+ Đm và tm có cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau tm có các van tm có tác dụng chống lại lực hút trọng trường vì tm giúp máu chảy từ các cơ quan về tim 
+ Mao mạch chỉ có cấu tạo một lớp biểu bì. 
Học sinh ghi nhớ kiến thức 
Học sinh ghi vào vở phần KL
*Tiểu kết:
Các loại mạch máu
 Động mạch
 Tĩnh mạch
 Mao mạch
1-Cấu tạo
-3 lớp dày (Mô liên kết,
Cơ trơn , Biểu bì ) 
-lòng hẹp hơn TM
- ĐM chủ lớn, nhiều ĐM nhỏ
- 3 lớp mỏng 
- Lòng rộng gấp 1-1,2 ĐM tương ứng
- Có van một chiều
-1 lớp biểu bì mỏng
- Lòng hẹp nhất
- Nhỏ phân nhánh 
nhiều
2.Chức năng
-Đẩy máu từ timcơ quan
-Vận tốc và áp lực lớn
-Dẫn máu từ tb tim 
-Vận tốc và áp lực nhỏ
-Trao đổi chất với tế bào
* Hoạt động 3: 	III. CHU KÌ CO DÃN CỦA TIM 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên giới thiệu “ chu kì co dãn của tim là sự co dãn của tt và tn xảy ra trong khoảng thời gian xác định”
Yêu cầu học sinh quan sát hình 17.3 và nêu câu hỏi .
+ Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?
+ Mỗi chu kì tim có mấy pha ? 
+ Tn làm việc bao nhiêu giây ? Nghỉ bao nhiêu giây
+ Tt làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây ? 
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?
+ Tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì tim?
Học sinh ghi nhớ kiến thức.
Học sinh làm việc sgk, quan sát hình vẽ,trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+Mỗi chu kì tim kéo dài 0,8s
+ Có 3 pha: pha nhĩ co ( 0,1s) , pha thất co ( 0,3s) Pha dãn chung ( 0,4s) .
Đai diện học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Học sinh ghi vào vở phần KL 
 * Tiểu kết: Chu kì tim gồm 3 pha. 
 Pha nhĩ co 0,1s, máu từ TNTT
 Pha thất co 0,3S, máu từ TTĐM chủ
 Pha dãn chung 0,4S máu hút từ TNTT.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
 - Nêu cấu tạo của tim?
 - Trình bày cấu tạo của động mạch, tĩnh mạch, mao mạch?
 - Trình bày các pha của một chu kì co dãn của tim?
V. DẶN DÒ
 - Học bài
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Tim và mạch máu - Đinh Công Khánh - Trường THCS Phù Đổng.doc