Tiết 17, Bài 17: Tim và mạch máu - Nguyễn Văn Lực

i. mục tiêu:

 1. kiến thức.

- hs chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim.

- phân biệt được các loại mạch máu.

- trình bày rõ các đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn tim.

 2. kỹ năng.

tư duy, suy đoán, dự đoán.

tổng hợp kiến thức.

 3. thái độ:

giáo dục ý thức bảo vệ tim và mạch trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim, mạch máu.

ii. phương pháp dạy- học

 - trực quan.

 - tranh luận tích cực.

- vấn đáp tìm tòi.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 17, Bài 17: Tim và mạch máu - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 - Tiết: 17 .
Ngày soạn: ./10/2010
Ngày dạy: . /10/2010
Bài : 17
Tim và mạch máu
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức.
- HS chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim.
- Phân biệt được các loại mạch máu.
- Trình bày rõ các đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn tim.
 2. Kỹ năng.
Tư duy, suy đoán, dự đoán.
Tổng hợp kiến thức.
 3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ tim và mạch trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim, mạch máu.
ii. phương pháp dạy- học
 - Trực quan.
 - Tranh luận tích cực.
- Vấn đáp tìm tòi. 
Iii. phương tiện dạy- học
- Mô hình Tim .
- Tranh hình 17 –23 phóng to, tranh cắt ngang qua động mạch, tĩnh mạch.
- Phiếu kiểm tra bài cũ, phiếu học tập.
- Máy chiếu đa năng.
iv. tiến trình dạy – học
1.ổn định tổ chức lớp. (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (7’)
 - GV chiếu câu hỏi trên máy chiếu để cả lớp cùng làm và phát 10 phiếu kiểm tra trắc nghiệm cho 10 hs. (trong vòng 5’)
Phiếu kiểm tra bài cũ:
Họ và tên:....................................	Điểm:.........	
Lớp:..................	 
1. Hệ tuần hoàn gồm:
	A. Động mạch, tĩnh mạch và tim.	C. Tim và hệ mạch.
	B. Tâm nhĩ, tâm thất, động mạch, tĩnh mạch.	D. Cả A, B, và D.
 2. Máu lu chuyển trong toàn cơ thể là do:
 	A. Tim co bóp đẩy máu vào hệ mạch.	 C. Cơ thể luôn cần chất dinh dưỡng. 	B. Hệ mạch dẫn máu đi khắp cơ thể. D. Chỉ A và B.
3. Điểm xuất phát của hệ bạch huyết là:
	 A. Mao mạch bạch huyết. C. Mao mạch bạch huyết ở các cơ quan trong cơ thể.
 B. Các cơ quan trong cơ thể.
 4. Vai trò của Tim là:
	A. Co bóp tao lực đẩy và đẩy máu. 	B. Chung tâm của cơ thể. 
	C. Chứa máu.	D. Cả A, B và C.
	 5. Hệ mạch gồm:
 	 A. Động mạch, tĩnh mạch và hạch bạch huyết. B. Mâo mạch và mạch bạch huyết.
 	 C. Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. D. Cả A, B và C.
	- GV thu phiếu, phát để hs chấm chéo nhau sau khi chữa chung cả lớp.
	- GV cùng cả lớp chữa lần lượt từng câu.
	- GV thu kết quả và nhận xét.
3. Bài mới
Mở bài: Chúng ta đều đã biết tim có vai trò quan trọng, đó là co bóp đẩy máu, vậy tim phải có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng đẩy máu đó.
Hoạt động 1: (14’)
cấu tạo của tim
Mục tiêu: HS chỉ ra các ngăn tim, thành cơ tim, van tim. Cấu tạo phù hợp với chức năng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
Các em quan sát hình cấu tạo ngoài của Tim và tìm hiểu SGK cho biết: 
Trình bày cấu tạo ngoài của tim?
- GV bổ sung thêm: Có màng tim bao bọc bên ngoài.
- HS nghiên cứu hình17.1SGK tr.54 kết hợp quan sát hình àxác định cấu tạo của tim.
- HS trả lời à nhận xét.
Kết luận: 
- Màng tim bao bọc ngoài tim
- Tâm thất lớn à phần đỉnh tâm
- GV cho hs hoạt động nhóm:
Các em quan sát cấu tạo trong của Tim, hoạt động nhóm và cho biết: 
Tim có mấy ngăn là những ngăn nào?
 2. Thành cơ tâm nào dày nhất vì sao?
 3. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có mối liên hệ gì về cấu tạo?
 - HS tự dự đoán câu hỏi trên cơ sở kiến thức bài trước và tranh hình.
- Thống nhất trong nhóm dự đoán và có lời giải.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- GV cùng hs thảo luận toàn lớp.
(Lưu ý: Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ trong đó thành cơ tâm thất trái là dày nhất vì phải co bóp tạo lực lớn để đẩy máu đi nuôi toàn bộ cơ thể.)
- Thảo luận toàn lớp.
- Các nhóm HS nêu được:
+ Số ngăn.
+ Thành tim.
+ Van tim.
à HS rút ra kết luận
Kết luận: 
- Tim 4 ngăn
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ trong đó tâm thất trái có thành cơ co dày nhất.
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van à máu lưu thông theo một chiều.
GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 17-1/ sgk.
- HS trả lời à HS khác bổ sung.
Bảng 17-1. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim.
Các ngăn tim co
Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co
Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất phải
Tâm thất trái co
Động mạch chủ
Tâm thất phải co
Động mạch phổi
Hoạt động: 2 (12’)
cấu tạo mạch máu
Mục tiêu: HS chỉ ra được đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng loại mạch.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu: 
+ Hoàn thành nội dung phiếu học tập, trả lời câu hỏi.
+ Chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch?
+ GV cho thảo luận toàn lớp về kết quả các nhóm.
+ Đánh giá và hoàn thiện kiến thức.
- Cá nhân tự nghiên cứu hình 17.2 tr.55.
- Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Tiếp tục thảo luận câu hỏi.
Yêu cầu: Sự khác nhau ở những nội dung cụ thể trong phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
HS tự rút ra kết luận.
Kết luận:
 Trong phiếu học tập.
Phiếu học tập.
Hệ
mạch
Cấu tạo
Chức năng
Động mạch
-Thành mạch:(Mấy lớp? Mỏng hay dày?)
-Lòng mạch: (rộng hay hẹp?)
?
Tĩnh mạch
-Thành mạch:(Mấy lớp? Mỏng hay dày?)
-Lòng mạch: (rộng hay hẹp?)
?
Mao mạch
-Thành mạch:(Mấy lớp? Mỏng hay dày?)
-Lòng mạch: (rộng hay hẹp?)
?
Kết quả: Phiếu học tập.
Hệ mạch
Cấu tạo
Chức năng
Động mạch
-Thành mạch có 3 lớp: Mô liên kết, Cơ trơn, Biểu bì. Rất dày.
-Lòng mạch hẹp.
 Dẫn máu từ tim tới các cơ quan với 
vận tốc cao, áp lực lớn.
Tĩnh mạch
-Thành mạch có 3 lớp: Mô liên kết, Cơ trơn, 	Biểu bì. Mỏng.
-Lòng mạch rộng.
 Dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ 
thể về tim với vận tốc, áp lực nhỏ.
Mao mạch
-Thành mỏng chỉ gồm một lớp biểu bì.
-Lòng hẹp. 
-Nhỏ và phân nhánh nhiều.
 Tỏa rộng tới từng tế bào của các mô,
tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với 
các tế bào.
Hoạt động 3: (7’)
hoạt động co giãn của tim
Mục tiêu: HS nắm được và trình bày rõ đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn của tim.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu hs quan sát hình 17-3 SGK cho biết:
+ Chu kỳ tim gồm mấy pha?
+ Sự hoạt động co dãn của tim liên quan đến sự vận chuyển mau như thế nào?
- GV lưu ý để HS nhận biết kiến thức: 
+ Khi tâm nhĩ hay tâm thất co, mũi tên chỉ đường vận chuyển máu.
+ Trung bình: 75 nhịp/ph.
+ Chỉ số nhịp tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 
- GV hỏi thêm: Tại sao tim hoạt động suốt cuộc đời mà không mệt mỏi?
- HS nghiên cứu SGK tr.56 trao đổi nhóm và thống nhất câu trả lời:
+ Một chu kỳ gồm 3 pha, thời gian hoạt động bằng thời gian nghỉ.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trên hình 17.3
 + Nhóm khác bổ sung.
 - HS đọc kết luận SGK
Chu kì tim gồm 3 pha.
- Pha co tâm nhĩ (0,1s) máu từ tâm nhĩ à tâm thất
- Pha co tâm thất (0,3s) máu từ tâm thất vào động mạch chủ
- Pha dãn chung (0,4s) máu được hút từ tâm nhĩ à tâm thất
v. Kiểm tra đánh giá. (3’)
 1. Trình bầy cấu tạo của Tim?
 2. Phân biệt về cấu tạo và chức năng của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch?
 3. Trò chơi ô chữ (Slide 10 bài trình chiếu).
Vi. Dặn dò. (1’)
- Học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK tr.57.
- Đọc mục: “Em có biết?”
- Chuẩn bị bài mới.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Tim và mạch máu - Nguyễn Văn Lực.doc