Tiết 19, Bài 15: Công suất - Bích Thị Thúy Vân

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - Hiểu được công suất là công thực hiện trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người , con vật hoặc máy móc . Biết lấy ví dụ minh họa

 - Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất , vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.

2.Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất.

3.Thái độ: Hứng th học tập bộ mơn.

II Chuẩn bị:

 - Hình vẽ to 15.1 SGK

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1329Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 19, Bài 15: Công suất - Bích Thị Thúy Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 - Tiết 19 Bài 15: CÔNG SUẤT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Hiểu được công suất là công thực hiện trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người , con vật hoặc máy móc . Biết lấy ví dụ minh họa 
 - Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất , vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
2.Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng cơng suất.
3.Thái độ: Hứng thú học tập bộ mơn.
II Chuẩn bị:
 - Hình vẽ to 15.1 SGK
 Bảng kết quả 
Thứ tự
Công thực hiện A ( J )
Thời gian thực hiện công t(s)
Thời gian thực hiện công 1 J
Công thực hiện trong 1 giây
An
50s
Dũng
60s
So sánh
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
- Trong nhiều ngành sản xuất không chỉ chú ý làm ra nhiều sản phẩm mà còn phải được sản xuất nhanh. Chẳng hạn như một xe bò chở gạch đến công trình hết 5 ngày, nếu dùng ôtô chỉ mất 1 ngày. Vậy nên dùng cách nào? Vì sao? Nhờ các máy móc mà ta có thể thực hiện một công rất lớn trong thời gian ngắn. Vậy làm thế nào để so sánh được sự thực hiện công của các máy nhanh hay chậm? Người hay máy làm việc khoẻ hơn ( nhanh hơn )?
Bài 15: CÔNG SUẤT
Hoạt động 2: Tìm hiểu như thế nào là người làm việc khoẻ hơn.
- Giáo viên treo tranh vẽ to hình 15.1 SGK 
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán trong SGK . Cho các nhóm nêu lại phương án giải bài toán 
- Đại diện nhóm trả lời câu C1 vào bảng kết quả 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu C2 để tìm ra phương án đúng.
- Cho HS trả lời, yêu cầu HS giải thích vì sao về câu trả lời của mình.
- Yêu cầu các nhóm điền từ trả lời câu C3.
I. Ai làm việc khoẻ hơn?
- Đọc đề bài , thảo luận nhóm phương án trả lời 
câu C1.
- C1: Công anh An: A1= 4.16.10 = 640J
+ Công anh Dũng: A2 = 4.16.15 = 960J
- Thảo luận nhóm trả lời câu C2
- C2: phương án c và d đều đúng.
- C3: (1) Dũng – (2) anh Dũng thực hiện công lớn hơn anh An.
Hoạt động 3: Thông báo kiến thức mới: Công suất.
- Để biết bạn nào làm việc khoẻ hơn ta phải so sánh đại lượng nào ? 
- GV: Để biết được người hay máy thực hiện công nhanh hơn hay khoẻ hơn người, ta dùng khái niệm công suất. Công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
- Vậy công suất được xác định như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh thiết lập công thức tính công suất 
- GV nêu các ký hiệu của đại lượng trong công thức 
- Cho HS nhắc lại đơn vị của công và thời gian 
- GV thông báo đơn vị tính công suất.
- Lưu ý HS: cùng một đơn vị nhưng có hai tên là 1 J/s và W, gọi tên nào cũng được.
- Hướng dẫn HS đổi đơn vị kW. MW ra W.
II. Công suất:
1. Định nghĩa:
- So sánh công của hai người thực hiện trong một giây.
- Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
2. Công thức: 
 P = A/ t
A : Công thực hiện 
 t Thời gian thực hiện công đó 
3 Đơn vị công suất 
- Đơn vị công suất là oat - Ký hiệu : W
 1 W = 1J/s
 1kW( kilôoat) = 1000W
 1MW ( mêgaoat) = 1000000W 
Hoạt động 4: Củng cố – Vận dụng
* Củng cố: 
- Công suất là gì? Nêu biểu thức tính công suất? Trình bày các đại lượng và đơn vị có trong công thức?
- Công suất của một máy bằng 80W có nghĩa là gì?
* Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc và cá nhân trả lời câu C4.
- Gọi HS lên bảng thực hiện câu C4.
- Cho HS đọc câu C5 và yêu cầu HS thảo luận nhóm làm câu C5 vào bảng nhóm.
- GV nhận 3 nhóm nhanh nhất, dán lên bảng cho HS quan sát.
- yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, hoàn thiện bài làm của HS và cho điểm.
- Hướng dẫn HS làm câu C6.
- Trước hết phải xác định gì?
- Tính công suất như thế nào?
- HS trả lời các câu hỏi của GV để củng cố nội dung bài.
III. Vận dụng:
- Đọc và làm câu C4.
- C4: Công suất của anh An: P1=12,8W
- Công suất của anh Dũng: P2 = 16W.
- C5: Cùng cày một sào đất tức là công thực hiện là như nhau.
- Trâu: t1 = 2h = 120’, máy: t2 = 20’
t1=6t2 => P2 = 6P1
- Đọc câu C6.
- HS: Xác định A: A = F.s = 200.9000=1800000J
+ Công suất của ngựa: P = 1800000/3600=500W.
b/ P = A/ t = F.s / t = Fv ( v = s/t )
Hoạt động 6: Ghi nhớ – Dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ, yêu cầu HS ghi vào vở.
- Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
- GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò :
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập 15.1 – 15.6 SBT.
- Chuẩn bị bài 16.
* Ghi nhớ : ( SGK )
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
- Đọc có thể em chưa biết.
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Công suất - Bích Thị Thúy Vân - Trường THCS Sông Bình.doc