I. Mục tiêu:
1. Hiểu được các phép chiếu, các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu.
2. Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.
II. Chuẩn bị:
1. Tranh giáo khoa các hình bài 2.
2. Vật mẫu: các khối hình hộp chữ nhật.
3. Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu.
4. Đèn pin.
5. Phiếu học tập.
III. Thực hiện tiết dạy:
Hoạt động 1:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Bản vẽ kĩ thuật có vai trò quan trọng như thế nào?
b. Tại sao phải học vẽ kĩ thuật?
Tuần: 1 Ngày soạn: 15/8/2011 Tiết: 2 Ngày dạy: 16-17/2011 Bài 2. HÌNH CHIẾU. I. Mục tiêu: 1. Hiểu được các phép chiếu, các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu. 2. Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu. II. Chuẩn bị: 1. Tranh giáo khoa các hình bài 2. 2. Vật mẫu: các khối hình hộp chữ nhật. 3. Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu. 4. Đèn pin. 5. Phiếu học tập. III. Thực hiện tiết dạy: Hoạt động 1: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: a. Bản vẽ kĩ thuật có vai trò quan trọng như thế nào? b. Tại sao phải học vẽ kĩ thuật? Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hình chiếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV: Nêu từ hiện tượng tự nhiên ánh sáng chiếu đồ vật lên mặt đất, mặt tường tạo thành bóng đồ vật, qua bóng đồ vật hình dung được hình dạng vật. Vì vậy con người mô phỏng h iện tượng tự nhiên này để diễn tả hình dạng của vật bằng phép chiếu. Hỏi: Từ điểm A muốn vẽ hình chiếu điểm A trên mặt phẳng hình chiếu ta làm như thế nào? GV: Làm thí nghiệm. Từ cách vẽ hình chiếu 1 điểm suy ra cách vẽ hình chiếu 1 vật thể. -> Từ A kẻ đường thẳng AA’ (tia chiếu), A’ thuộc mặt phẳng chiếu, A’ là hình chiếu của điểm A. I. Khái niệm hình chiếu. Chiếu vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu. Hoạt động 3: Tìm hiểu các phép chiếu. Yêu cầu QS các phép chiếu trong các tranh vẽ sẵn. Hỏi: Nêu đặc điểm các tia chiếu trong các hình 2.2a, 2.2b, 2.2c SGK . Thông báo: - Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. - Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên các bản vẽ kĩ thuật. - QS -> H2.2a: Các tia chiếu đồng quy, xiên góc với mặt phẳng chiếu. - H2.2b: Các tia chiếu song song, xiên góc với mặt phẳng chiếu. - H2.2c: Các tia chiếu song song, vuông góc với mặt phẳng chiếu. II. Các phép chiếu: 1. Phép chiếu vuông góc. (h2.2c) 2. Phép chiếu song song. (h2.2b) 3. Phép chiễu xuyên tâm. (h2.2a) Hoạt động 4: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật. Yêu cầu QS tranh vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình 3 mặt phẳng chiếu. - Chỉ rõ tên gọi, vị trí của các mặt phẳng chiếu. - Nêu tên gọi của các hình chiếu tương ứng. Hỏi: Hãy cho biết vị trí các mặt phẳng chiếu đối với vật thể? Cho HS quan sát mô hình 3 mặt phẳng chiếu và cách mở các mặt phẳng chiếu để có hình và vị trí các hình chiếu. Hỏi: Các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát? ( Phải mở các mặt phẳng chiếu vì các hình chiếu phải vẽ trên cùng 1 bản vẽ.) Hỏi: Trên bản vẽ vị trí các hình chiếu như thế nào? Hỏi: Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể? Nếu dùng một hình chiếu có được hay không? Yêu cầu đọc mục chú ý T10/SGK. -> Trả lời. - QS. -> Trả lời. -> Trả lời. -> Nhiều hình chiếu mới mô tả đầy đủ vật thể còn 1 hình chiếu chỉ mô tả được 1 mặt của vật thể. - Đọc. III. Các hình chiếu vuông góc: 1. Các mặt phẳng chiếu: - Mặt phẳng chiếu đứng. - Mặt phẳng chiếu bằng. - Mặt phẳng chiếu cạnh. 2. Các hình chiếu: - Hình chiếu đứng. - Hình chiếu bằng. - Hình chiếu cạnh. IV. Vị trí các hình chiếu. 1. Hình chiếu đứng phía trên bên trái bản vẽ. 2. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. 3. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. Hoạt động 5: Củng cố. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK/10. Hoạt động 6: Dặn dò. 1. Học và làm bài tập a, b SGK/10. 2. Đọc mục có thể em chưa biết, xem trước và chuẩn bị bài 3. IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: