I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật.
- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. Bảo vệ đa dạng động vật.
4. Tích hợp GDBVMT:
- Động vật có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người.
- HS hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người, có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 08 năm 2012. Sĩ số: .. Vắng: ...... TIẾT 2. BÀI 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật. - Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. Bảo vệ đa dạng động vật. 4. Tích hợp GDBVMT: - Động vật có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người. - HS hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người, có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để phân biệt động vật và thực vật và vai trò của động vật và đời sống con người. - Kĩ năng giao tiếp hợp tác lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin khi trình suy nghĩ / ý kiến trước tổ, nhóm. III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Hỏi chuyên gia, trình bày 1 phút, dạy học nhóm, trình bày 1 phút. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 2.1, 2.2 SGK. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4/) - Động vật nước ta có đa dạng và phong phú không. Vì sao ? Các em phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi phong phú và đa dạng ? 2. Bài mới: * Mở bài: (1/) - Động vật và thực vật xuất hiện sớm trên hnàh tinh của chúng ta, chúng xuất phát từ nguồn gốc chung nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên hai nhóm sinh vật khác nhau. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: (10/) Phân biệt động vật và thực vật - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 2.1 sgk và làm bài tập Từ kết quả của bảng rút ra: - Động vật giống thực vật ở những điểm nào ? - Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào ? - Động vật phân biệt với thực vật ở các đặc điểm chủ yếu nào? - GV tiểu kết - HS quan sát tranh sgk và làm bài tập - HS trả lời các câu hỏi - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - HS ghi vở I. Phân biệt động vật với thực vật - Đặc điểm giống nhau: cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản. - Đặc điểm khác nhau: thành tế bào, dị dưỡng, di chuyển và đặc điểm hệ thần kinh và giác quan. HOẠT ĐỘNG 2: (10/) Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật - GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm (vở bài tập). - Nêu đặc điểm chung của động vật ? - GV Khẳng định đặc điểm 1,3,4. - HS hoàn thành bài tập - HS trả lời - HS chú ý lắng nghe II. Đặc điểm chung của động vật - Động vật có đặc điểm chung sau: Có khả năng di chuyển, dinh dưỡng dị dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan. HOẠT ĐỘNG 3: (15/) Vai trò của động vật - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung sgk. - Kể tên sơ lược các ngành động vật ? - Liên hệ thực tế và điền tên đại diện mà em biết vào bảng 2 - Qua bảng, cho biết ý nghĩa của động vật với đời sống con người ? - GV nhận xét, đánh giá, kết luận chung - HS đọc thông tin - HS trả lời - HS làm bài tập bảng 2 điền tên động vật tương ứng - HS trả lời vai trò động vật với đời sống con người - HS ghi vở III. Sơ lược phân chia giới động. (sgk) IV. Vai trò của động vật Động vật có những vai trò sau: - Cung cấp nguyên liệu cho con người. - Dùng làm thí nghiệm. - Hỗ trợ cho con người trong lao động, học tập, - Truyền bệnh cho con người. 3. Củng cố: (4/) - Nêu đặc điểm chung của động vật và ý nghĩa của động vật với con người ? - Kể tên động vật xung quanh em và chỉ rõ nơi sống của chúng ? 4. Dặn dò: (1/) - Chuẩn bị vật mẫu : Váng nước ao, hồ, nước ngâm rơm khô trong 5 ngày.
Tài liệu đính kèm: