Tiết 21, Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Đinh Công Khánh

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

 - Nêu ý nghĩa hô hấp.

 - Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp liên quan đến chức năng của chúng.

 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng:

 - Quan sát tranh hình. Hoạt động nhóm

 3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp, thở bằng mũi

II.CHUẨN BỊ

 - Mô hình cấu tạo hệ hô hấp, tranh phóng to hình SGK từ 20.1 20.3

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 1. Ổn định tổ chức

 2.Kiểm tra: Thu bài báo cáo thu hoạch

 3. Bài mới:

 * Mở bài : Giáo viên giới thiệu : “ từ xa xưa, con người đã hiểu rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở. Cơ thể còn thở có nghĩa là còn sống và ngược lại. Ngày nay khoa học đã chứng minh mọi hoạt động sống của tế bào đều cần đến năng lượng. Sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng được khái quat trong sơ đồ sgk “

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1743Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Đinh Công Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/10/12
Tiết 21 Ngày giảng:26/10/12
 Chương IV: HÔ HẤP
Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU:	
 1. Kiến thức :
 - Nêu ý nghĩa hô hấp.
 - Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp liên quan đến chức năng của chúng.
 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng:
 - Quan sát tranh hình. Hoạt động nhóm
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp, thở bằng mũi 
II.CHUẨN BỊ
 - Mô hình cấu tạo hệ hô hấp, tranh phóng to hình SGK từ 20.1 20.3
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 
 1. Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra: Thu bài báo cáo thu hoạch
 3. Bài mới:
 * Mở bài : Giáo viên giới thiệu : “ từ xa xưa, con người đã hiểu rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở. Cơ thể còn thở có nghĩa là còn sống và ngược lại. Ngày nay khoa học đã chứng minh mọi hoạt động sống của tế bào đều cần đến năng lượng. Sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng được khái quat trong sơ đồ sgk “
 * Hoạt động 1 :Tìm hiểu về hô hấp
 + Mục tiêu : - HS trình bày được khái niệm hô hấp.
	 - Thấy được vai trò của hô hấp với cơ thể sống. 
 I. Khái niệm hô hấp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS đọc thông tin, GV nêu câu hỏi :
+ Hô hấp là gì?
- GV có sơ đồ h 20.1 y/cầu HS quan sát và giải thích các giai đoạn chủ yếu trong qúa trình hô hấp.
- Y/cầu HS thực hiện lệnh SGK
+ HH gồm những gđoạn chủ yếu nào?
+ Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hđ sống của tế bào và cơ thể?
*ATP dùng cho những hoạt động nào?
- GV giải thích thêm.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, H20.1 SGK tr.64 , ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm , thống nhất câu trả lời.(như tiểu kết)
- HS giải thích:
Glu + O2 Enzim ATP + CO2 + H2O
ATP cần cho mọi h/động của TB cơ thể 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận về hô hấp và vai trò của hô hấp(như tiểu kết)
 * Tiểu kết : 
 - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể, loại khí CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. 
 - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
 - Nhờ hô hấp mà ôxi được lấy vào để ôxi hóa các chất giải phóng ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan trong hệ HH và chức năng của chúng
 + Mục tiêu: HS phải nắm và trình bày được các cơ quan hô hấp và thấy rõ cấu tạo phù hợp với chức năng.
 II. Các cơ quan trong hệ HH của người và chức năng của chúng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GVcó sơ đồ h. 20.220.3, yêu cầu HS quan sát, xác định các cơ quan hệ HH ở người?
- GV có bảng 20, nêu câu hỏi
 + Hệ hô hấp gồm các cơ quan nào?
 + Nêu cấu tạo của các cơ quan đó?
 + Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, ấm không khí, bảo vệ?
 + Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làmg tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
 + Chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi?
- GV nhận xét kết quả đánh giá của các nhóm, giảng giải thêm :
+ Trong suốt đường dẫn khí đều có hệ thống mao mạch và lớp chất nhầy.
+ Cấu tạo phế nang và hoạt động trao đổi khí ở phế nang.
- GV hỏi thêm:
+ Đường dẫn khí có chức năng làm ấm không khí, vậy tại sao mùa đông đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi?
+ Chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
- HS quan sát sơ đồ, thảo luận và chỉ ở bảng. HS khác bổ sung.
- Cá nhân tự nghiên cứu bảng 20 quan sát mô hình, tranh , xác định các cơ quan hô hấp theo nhóm: 
-Cấu tạo đường dẫn khí, tác dụng
 + Mao mạch : làm ấm không khí.
 + Chất nhầy : làm ẩm không khí
 + Lông mũi : ngăn bụi
- Cấu tạo của phổi
 + Phế nang : làm tăng diện tích trao đổi khí
- HS tự rút ra kết luận
- HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
 * Tiểu kết : 
 - Cơ quan hô hấp gồm : + đường dẫn khí
 + hai lá phổi 
 - Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, ấm không khí
 - Phổi : thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài .
 ** Tổng kết: HS đọc KL sau bài	
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp với các hoạt động của cơ thể.
 - Cấu tạo các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng như thế nào?
 - Trắc nghiệm	 
 V. DẶN DÒ: Học bài trả lời câu hỏi SGK, nghiên cứu bài sau
 - Đọc mục : “ Em có biết?”

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Hoạt động hô hấp - Đinh Công Khánh - Trường THCS Phù Đổng.doc