Tiết 22, Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào - Bích Thị Thúy Vân

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

 - Kể được 1 hiện tượng chứng tỏ vật chất đuợc cấu tạo 1 cách gián đọan từ các hạt riêng biệt , giữa chúng có khỏang cách.

 - Buớc đầu nhận biết được TN mô hình và hiện tượng cần giải thích.

 - Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất , để giải thích 1 số hiện tuợng thực tế đơn giản

2.Kĩ năng: Quan st, phn tích, tổng hợp.

3.Thái độ: Yu thích mơn học, cĩ ý thức vận dụng kiến thức đ học vo giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

 - GV: + Hai bình thủy tinh hình trụ, đường kính cỡ 20mm

 + Khoảng 50 cm3 rượu và 50 cm3 nước

 - Cho mỗi nhóm HS : 10 nhóm

 + Hai bình chia độ đến 100 cm3, độ chia nhỏ nhất 2 cm3

 + Khoảng 50 cm3 bắp và 50 cm3 đậu xanh.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào - Bích Thị Thúy Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Tiết 22 Chương 2: NHIỆT HỌC
Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
 - Kể được 1 hiện tượng chứng tỏ vật chất đuợc cấu tạo 1 cách gián đọan từ các hạt riêng biệt , giữa chúng có khỏang cách.
 - Buớc đầu nhận biết được TN mô hình và hiện tượng cần giải thích.
 - Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất , để giải thích 1 số hiện tuợng thực tế đơn giản 
2.Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp.
3.Thái độ: Yêu thích mơn học, cĩ ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: + Hai bình thủy tinh hình trụ, đường kính cỡ 20mm
 + Khoảng 50 cm3 rượu và 50 cm3 nước
 - Cho mỗi nhóm HS : 10 nhóm 
 + Hai bình chia độ đến 100 cm3, độ chia nhỏ nhất 2 cm3
 + Khoảng 50 cm3 bắp và 50 cm3 đậu xanh.
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Thế năng và động năng của vật thay đổi như thế nào khi vật chuyển động?
- Phát biểu dịnh luật bảo toàn cơ năng?
- Làm BT 17.2 – SBT
- HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập
- Từ tiết học này ta sẽ nghiên cứu sang chương 2 – Nhiệt học. Chúng ta sẽ biết được vì sao về mùa đông mặc áo mỏng sẽ ấm hơn là mặc một áo dày. Về mùa hè để mát me nên mặc áo màu nhạt hay màu đậm? Vì sao một bạn dầu mà cả lớp đều nghe mùi dầu?
- Cho HS đọc SGK/67 và cho biết mục tiêu của chương là gì?
- GV đưa ra hai bình chia độ: một bình đựng 50cm3rượu, một bình đựng 50cm3 nước.
- Gọi HS đọc lại kết quả thể tích nước và rượu và ghi lên bảng.
- GV làm thí nghiệm đổ nhẹ rượu theo thành bình vào bình chia độ đựng nước để thấy thể tích hỗn hợp rượu và nước là 100cm3. Sau đó lắc mạnh hoặc dùng que khuấy cho rượu và nước hoà lẫn vào nhau.
- Gọi HS đọc kết quả thể tích hỗn hợp và ghi lên bảng.
- Yêu cầu HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của nước và rượu.
- GV: Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó mất đi đâu? Đó là nội dung chúng ta cần nghiên cứu trông tiết học này. 
Chương 2: NHIỆT HỌC
- HS đọc SGK và nêu được mục tiêu của chương.
- HS: Đọc thể tích nước và rượu
 Vnước = 50cm3 - Vrượu = 50cm3
- HS quan sát thí nghiệm GV làm.
- HS: Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của nước và rượu đổ vào. 
Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất
- Yêu cầu HS đọc thông tin phần I – SGK/68.
- Nguyên tử, phân tử là gì?
- Tại sao các chất có vẻ như liền một khối?
- GV hướng dẫn HS quan sát ảnh của nguyên tử Silic(H.19.3)
-GV thông báo cho HS những thôn g tin về cấu tạo hạt của vật chất
- GV gợi ý để HS nêu được vài hiện tượng trong cuộc sống 
- Cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- HS: Vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé.
- Quan sát hình ảnh của nguyên tử Silic.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử.
- Cho HS quan sát lại H 19.3 – SGK.
- Các nguyên tử Silic có được sắp xếp xít với nhau không?
- Vậy liệu rằng giữa các nguyên tử, phân tử các chất nói chung có khoảng cách hay không? Chúng ta sẽ làm thí nghiệm mô hình.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm mô hình theo câu C1.
- Nhận xét thể tích hỗn hợp khi trộn cát và ngô với tổng thể tích ban đầu của cát và ngô.
- Giải thích tại sao có sự hụt thể tích đó?
- Vậy em hãy giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu và nước?
- GV: Vì các phân tử, nguyên tử vô cùng nhỏ bé do đó thí nghiệm trộn cát và ngô chỉ là thí nghiệm mô hình giúp chúng ta hình dung về khoảng cách giữa các phân tử, nguyên tử.
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1. Thí nghiệm mô hình: ( SGK )
- HS quan sát H 19.3 và thấy rằng các nguyên tử Silic không được sắp xếp sít với nhau.
- HS thực hiện thí nghiệm câu C1.
- HS: Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của cát và ngô.
2. Giữa các nguyên tử,phân tử có khoảng cách:
- HS: Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
- HS giải thích.
- Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
Hoạt động 5: Củng cố – Vận dụng
- Qua bài học hôm nay, em đã biết được những gì?
* Vận dụng:
- Gọi HS đọc câu C3,C4,C5.
- Cho HS làm việc cá nhân để trả lời để trả lời.
- Gọi lần lượt từng HS trả lời các câu và yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của HS.
- Cho HS ví dụ thực tế chứng tỏ giữa phân tử có khoảng cách.
III. Vận dụng:
- Đọc các câu C3,C4,C5.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- HS: Muối dưa cà, lốp xe vẫn bị xẹp sau một thời gian,.
Hoạt động 7: Ghi nhớ – Dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ, yêu cầu HS ghi vào vở.
- GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò :
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập 19.1 – 19.7 SBT.
- Chuẩn bị bài 20.
* Ghi nhớ : ( SGK )
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào - Bích Thị Thúy Vân - Trường THCS Sông Bình.doc