Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

1. MỤC TIÊU :

1.1.Kiến thức :

* Hiểu được KN nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và các công việc vệ sinh để nhà ở sạch sẽ.

1.2.Kỹ năng :

*Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ

*Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình.

1.3.Thái độ : Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

2. TRỌNG TÂM

Lợi ít của nhà ở ngăn nắp.

Công việc giữ gìn nhà ở sạch sẻ ngăn nắp .

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 - Bài 10 GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP
Tuần dạy: 
1. MỤC TIÊU :
1.1.Kiến thức :
* Hiểu được KN nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và các công việc vệ sinh để nhà ở sạch sẽ.
1.2.Kỹ năng : 
*Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ
*Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình.
1.3.Thái độ : Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
2. TRỌNG TÂM 
Lợi ít của nhà ở ngăn nắp.
Công việc giữ gìn nhà ở sạch sẻ ngăn nắp .
3. CHUẨN BỊ:
4. TIẾN TRÌNH :
	4.1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS
	4.2/ Kiểm ta bài cũ :	Không
	4.3/ Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1 : Giới thiệu bài
Ai cũng muốn được ở trong ngơi nhà sạch sẽ, ngăn nắp. Sự sạch sẽ ngăn nắp giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, giữ được sức khỏe tốt, đồng thời làm tăng vẽ đẹp cho nhà ở.Vậy bản thân chúng ta cần làm những cơng việc gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp . Để biết được chúng ta cần tìm hiểu nội dung bài học hơm nay.Bài mới
HĐ2 :Tìm hiểu nhà sạch sẽ ngăn nắp.
HS xem hình 2-8 và 2-9 
	Em có nhận xét gì về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.
Hình 2.8 a Hình 2.8 b
Hình 2.9 a Hình 2.9 b
	+ Cho ví dụ : Ngoài nhà không có rác, lá rụng ( có bồ rác ), có cây cảnh, điều này thể hiện điều gì ? Là ngôi nhà có bàn tay chăm sóc, giử gìn môi trường sạch đẹp.
	+ Trong nhà các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý.
	+ Chổ ngủ ngăn nắp như thế nào ?
	-Chăn, màn gấp gọn, để ngay ngắn, dép guốc để gọn từng đôi, phía dưới giường. Bàn học kê sát với giá sách, sách vở xếp ngay ngắn trên bàn, trên giá sách.
	+ Chổ nấu ăn (bếp) ngăn nắp gọn gàng như thế nào 
	-Có tủ lạnh, chan chứa thức ăn, có giá, tủ, kệ đựng các vật dụng trong bếp, nồi xoong. . . Bếp nấu được đặt gần chổ rửa, phía trên có giá đựng các loại gia vị, mắm muối để tiện việc nấu nướng. . .
* GV tổng kết về ích lợi của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
* GV Y/C HS mô tả về nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.
	+ Ngoài nhà như thế nào ?
	+ Trong nhà như thế nào ?
	+ Nếu ở trong ngôi nhà như vậy sẽ có tác hại gì ?
	+ Nơi học tập, tập vở bề bộn như thế nào ?
	+Muốn lấy một vật gì củng phải tìm kiếm mất thời gian
	+ Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh như thế nào ?
	-Dể đau ốm do môi trường bị ô nhiểm, bụi bẩn.
	-Cảm giác khó chịu, làm việc không có hiệu quả.
	-Làm cho nơi ở trở nên xấu đi, như một ngôi nhà hoang không có bàn tay con người chăm sóc, môi trường sống bị ô nhiểm.
* GV tổng kết về tác hại của nhà ở lộn xộn, mất vệ sinh.
GDMT : Nhà ở thiếu vệ sinh là nơi trú ngụ của các côn trùng , tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và hiện nay tình trng5 này đã dẫn đến một số bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng xã hội như sốt xuất huyết, dịch tả, tiêu chảy cấp.
HĐ3 : Tìm hiểu cách Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
* Nhà ở là nơi sinh sống của con người, mặc dù trong nhà đã được phân chia các khu vực và sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực hợp lý. Mỗi vật đều có chổ của nó, rất ngăn nắp, thuận tiện nhưng do các hoạt động hàng ngày của con người như ăn, uống, ngủ, nghỉ, nấu ăn. . . nên nhà ở không còn sạch và ngăn nắp nữa, Nếu không thường xuyên giử gìn, sắp xếp gọn gàng, giữ vệ sinh. Ngoài ra, thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến nhà ở như lá rụng, bụi bặm hoặc phân súc vật.
* Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết hoặc dọn dẹp và làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
	-Nhà ở đã được sắp xếp, bố trí hợp lý, ngăn nắp nhưng sau khi sử dụng đã trở nên lộn xộn.
* GV giúp HS rút ra kết luận.
* GV yêu cầu HS phân tích
	Ví dụ về ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và hoạt động của con người đến nhà ở.
	+Thiên nhiên, môi trường và các hoạt động hàng ngày của con người đã ảnh hưởng thế nào đến nhà ở ?
* Vỏ, củ, quả, lá già, vụn thức ăn sau khi sơ chế ntn?
	+ Nồi, xoong, chảo được sử dụng chế biến món ăn
	+ Bát, dĩa, ly, chén dùng để dọn thức ăn và ăn uống sau khi dùng xong phải như thế nào ?
	-Cần phải rửa, dọn úp bát, dĩa vào giá, nồi xoong treo ở nơi quy định, vụn thức ăn đổ vào thùng rác và đem vứt ở nơi quy định.
	+ Hoạt động tắm rửa giặt giủ phải như thế nào ?
	+ Ở nhà em ai là người làm công việc dọn dep nhà cửa và các công việc nội trợ.
* Đây là công việc phải làm thường xuyên và khá vất vả, Vì vậy mỗi thành viên tuỳ theo sức của mình cần đảm nhận một phần công việc để giúp đở gia đình.
	+ Kể những công việc cần làm hàng ngày tại gia đình.
	-Lau nhà, dọn dẹp chổ ngủ, dọn dẹp nhà bếp, khu vê sinh, đổ rác, dọn dẹp chổ ăn uống, quét dọn trong nhà, ngoài sân.
	+ Những công việc làm hàng tuần như thế nào ? Hàng tháng như thế nào ?
	-Lau bụi trên cửa sổ, trên đồ đạc, cửa kính, giặt rèm cửa.
	+ Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào ?
	+ Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.
	Giáo dục HS không những ở trường học chúng ta phải quét dọn giữ gìn vệ sinh mà cảø ở nhà cũng phải biết giữ gìn và làm vệ sinh cho nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, để đở mất thời gian khi tìm kiếm một đồ vật trong nhà.
I-Nhà sạch sẽ ngăn nắp.
	a/ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
Ích lợi của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp :
Giử gìn môi trường sạch đẹp, các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý.
	-Đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian
	b/ Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh
Tác hại nhà ở lộn xộn mất vệ sinh :
	-Muốn lấy vật gì cũng phải tìm kiếm mất thờì gian.
	-Dể đau ốm do môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn.
	-Cảm giác khó chịu, làm việc không có hiệu quả.
	-Làm cho nơi ở xấu đi, như một ngôi nhà hoang, không có bàn tay người chăm sóc, môi trường sống bị ô nhiểm.
II-Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
	1/ Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
+ Cần thường xuyên quét dọn, lau chùi, sắp xếp đúng vị trí mới giữ được nhà ở gọn gàng, sạch đẹp.
2/ Các công việc cần làm để giử gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
	+ Cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp, giử vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng, các đồ vật sau khi sử dụng phải để đúng nơi quy định.
	+ Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở, quét dọn lau chùi sạch sẽ, đổ rác đúng nơi quy định.
	+ Làm thường xuyên thì sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn
	4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố	
Câu 1:-Bài tập 1 trang 41 SGK. Vì sao phải giử gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp ?
	Đáp án: -Giử gìn môi trường sạch đẹp , các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý.
	-Đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm thời gian.
Câu 2: Em phải làm gì để giử nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp ?
	Đáp án: -Cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp, giử vê sinh cá nhân.
	 -Tham gia các công việc giử vệ sinh nhà ở.
	 -Làm thường xuyên.
	5.5Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
- Đối với bài học ở tiết học này:
	-Về nhà học thuộc bài
	-Đọc phần ghi nhớ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	-Chuẩn bị bài trang trí nhà ở bằng một số đồ vật.
	-Sưu tầm tranh ảnh về trang trí nhà ở bằng tranh ảnh, gương, rèm cửa, mành.
5. RÚT KINH NGHIỆM.
Nội dung	
..
Phương pháp	
..
Sử dụng ĐD,TBDH: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (3).doc