Tiết 24, Bài 21: Môi trường đới lạnh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.

- Trính bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.

- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.

- Liên hệ kiến thức môn: Địa lí 6, Lịch sử, Sinh học, GDCD

2. Kỹ năng:

- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.

3. Thái độ:

Ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên

 

docx 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 8129Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 21: Môi trường đới lạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2014
 Tiết: 24
Chương IV : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Bài 21
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
Trính bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
Liên hệ kiến thức môn: Địa lí 6, Lịch sử, Sinh học, GDCD 
2. Kỹ năng:
- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
3. Thái độ: 
Ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên
II . Trọng tâm kiến thức: 
Đặc điểm cơ bản của môi trường đới lạnh
III . Chuẩn bị : 
1. Giáo viên:
- Giáo án
- Bài giảng điện tử.
2. Học sinh:
- Ôn tập lại kiến thức lớp 6 về đặc điểm khí hậu hàn đới.( Vị trí, nhiệt độ, lượng mưa, gió nào thổi)
- Chuẩn bị kỹ trước bài 21
IV. Hoạt động dạy và học: 
1.Ổn định lớp : (1p) 
2 .Kiểm tra bài cũ :tiến hành trong giờ học. 
3 . Bài mới: 
	 3.1 Mở bài:
 GV: Quan sát bức tranh các em thấy gì? 
 HS: Chim cánh cụt.
 GV: Chim cánh cụt sống ở đâu?
 HS: Đới lạnh
 Vậy đới lạnh có đặc điểm khí hậu như thế nào? Động thực vật thích nghi với môi trường ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
	 3.2 Tiến trình bài mới: 
Hoạt động của GVvà HS
TG
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu Vị trí
GV: Nhắc lại vị trí của đới nóng và đới ôn hòa trên bản đồ.
? Nhìn trên hình, em tìm cho cô đới lạnh nằm ở chỗ nào?
HS: Lên bảng xác định.
GV: Dựa vào bản đồ và hình 21.1& 21.2 xác định vị trí của môi trường đới lạnh (BC & NC )
GV: Nhấn mạnh môi trường đới lạnh nằm từ vòng cực đến 2 cực. có 2 môi trường đới lạnh ở Bắc cực và Nam cực. 
GV: Quan sát tiếp lược đồ, bổ sung:
 - Vòng cực Bắc, trung tâm là Bắc Băng Dương, bao quanh là rìa của 2 lục địa Á – Âu và Bắc Mĩ.
Vòng cực Nam, trung tâm là lục địa Nam Cực, bao quanh là phía Nam của 3 đai dương lớn: Thái Bình Dương, Đai Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu khí hậu
Quan sát lược đồ, GV nhắc lại kiến thức, môi trường nhiệt đới nhận được lượng ánh sáng và nhiệt trong năm nhiều nhất, còn môi trường đới lạnh nhận được lượng nhiệt và ánh sang nhiều hay ít?
HS: ít 
GV: Chính vì nhận được lượng nhiệt và ánh sáng ít như vậy nên ở đây có 1 hiện tượng đặc biệt đó là 6 tháng là ban ngày và 6 tháng là ban đêm. Lượng nhiệt và ánh sang ít như vậy nên khí hậu ở đây vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt.
? Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?
GV: Thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK tìm hiểu những đặc điểm về: nhiệt độ, lượng mưa và gió hoạt động.
GV: Cho HS thảo luận nhóm(5p)
Các nhóm thảo luận, báo cáo, nhận xét.
GV: Nhận xét và chuẩn xác.
GV: Liên hệ lượng mưa ở nước ta: mưa trung bình năm từ 1500mm – 2000mm so sánh với đới lạnh.
? Vì sao khí hậu ở đây lại lạnh lẽo và khắc nghiệt như vậy?
HS: Do ở vĩ độ cao
GV: Quan sát ảnh đới lạnh vào mùa hè và mùa đông:
GV: Cho HS quan sát biểu đồ H 21.3 tr 68 
? Nhận xét nhiệt độ ở đây có đặc điểm gì?
HS: Quan sát và nhận xét.
? Mưa ở đây có mấy dạng?
HS: 2dạng : mưa và tuyết
GV: Bổ sung: các tháng trong năm mưa chủ yếu ở dạng tuyết.
? Để chống trọi với khí hậu khắc nghiệt như vậy, theo em, con người ở đây phải thích nghi với môi trường như thế nào?
GV: Cho HS quan sát hình ảnh cuộc sống của người dân trong ngôi nhà tuyết và nhà băng.
GV: Gọi HS đọc thuật ngữ núi băng và băng trôi.
? Quan sát hình ảnh núi băng và băng trôi. So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi? 
HS: - Núi băng: Mùa hè các khiên băng trườn xuống biển à các khối núi băng lớn có khi dài hang trăm km, rộng hàng chục km . 
 - Băng trôi: Mùa đông, mặt biển đóng lớp băng dày khoảng hơn 10m. Mùa hè, băng tan dần à tảng băng trôi mỏng nhỏ.
? Sự hình thành các núi băng trôi có tác hại gì đối với ngành hàng hải?
HS: Làm cho các tàu thuyền va đập, đi lại, khai thác thuỷ hải sản khó khăn . . .
Riêng vùng bắc cực mỗi năm sản sinh ra khoảng 
15. 000 nuí băng trôi về xích đạo gây thảm hoạ cho tàu thuyền . . .
GV: Lấy ví dụ về sự kiện ngày 15/04/1912, vụ đắm tàu Titanic làm hơn 1500 người thiệt mạng.
GV: bổ sung: Hiện tượng Trái đất nóng lên đang là 1 trong những nguyên nhân làm tan băng ở 2 cực.
? Cho HS quan sát bản đồ về sự ấm lên của Nam cực. Nếu băng ở 2 cực tan ra thì gây hậu quả gì cho đời sống và sinh hoạt của con người trên Trái đất?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung + giáo dục ý thức HS: nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta.
GV: Với đặc điểm khí hậu vô cùng lạnh giá khắc nghiệt như vậy sinh vật ở đây thích nghi với môi trường như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động 3
Tìm hiểu sinh vật
GV: Cho HS quan sát thực vật ở đới nóng và thực vật ở đới lạnh:
? So sánh thực vật ở 2 đới trên?
HS: So sánh.
GV: Nhấn mạnh: thực vật ở đây chỉ phát triển vào mùa hè.
GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh ở vung đài nguyên, cực.
Đây chính là thời gian ngắn ngủi và quý giá nhất trong năm.
? Kể tên 1 số loại động vật mà em biết? 
HS: Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu .
? Động vật phải có những đặc điểm gì để thích nghi với môi trường? 
HS: Trả lời
GV: Cho HS quan sát 1 số hình thức thích nghi của động vật.
GV: Kết luận
7p
18p
10p
ĐỚI LẠNH
a. Vị trí 
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực về 2 cực.
b. Khí hậu
+ Nhiệt độ: thấp (<-10 C)
+Lượng mưa: ít(<500mm)
+ Gió: Đông cực
àKhắc nghiệt
c. Sinh vật
* Thực vật
- Còi cọc, thấp lùn 
- Rêu, địa y
à Chỉ phát triển vào mùa hè
* Động vật
( Gấu, chim cánh cụt)
- Có lớp mỡ dày, lông dày, không thấm nước.
- Ngủ đông hoặc di cư để tránh rét.
 4. Đánh giá: (5p)
 Trò chơi ô chữ
1. Đây là loài động vật có lớp mỡ dày ( 6 chữ cái) à HẢI CẨU
2. Cho biết đây là gì? ( 7 chữ cái) à NÚI BĂNG
3. Nguyên nhân khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt ở đới lạnh? ( 7 chữ cái) à VĨ ĐỘ CAO
4. Người ta thường dung động vật này để kéo xe trượt tuyết? ( 7 chữ cái)à TUẦN LỘC
5. Tên gọi khác của cảnh quan đồng rêu ở vùng gần cực? ( 9 chữ cái)à ĐÀI NGUYÊN
6. Tên loài động vật có lớp lông dày không thấm nước ( 11 chữ cái)à CHIM CÁNH CỤT.
Từ khóa:
 Nơi này đực coi là hoang mạc lạnh của Trái đất ( 6 chữ cái) à ĐỚI LẠNH
5. Hoạt động nối tiếp: (1P)
 - Về nhà làm bài tập sgk 
 - Xem lại bài đã học. Chuẩn bị kỹ trước bài 22.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 21. Môi trường ở đới lạnh.docx