Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Nguyễn Thị Hương

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.

- Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.?

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. Chuẩn bị:

- 1 quả bóng cao su.

- Miếng kim loại.

- Phích nước nóng

- Cốc thủy tinh.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1269Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn: 23/2/2012
Tiết : 25 Ngày dạy: 1/3/2012
 Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
- Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.?
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị:
- 1 quả bóng cao su.
- Miếng kim loại.
- Phích nước nóng
- Cốc thủy tinh.
III. Tổ chức hoạt động dạy – học.
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: GV làm thí nghiệm như trong SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt năng
GV: Gọi 1 hs đứng lên đọc phần I sgk
GV: Các phân tử có chuyển động không?
GV: Nhiệt năng của vật là gì?
GV: Nhiệt độ liên hệ như thế nào với nhiệt năng?
HS: Đọc tham khảo tài liệu SGK.
HS: Chuyển động không ngừng
HS: Là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
HS: Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng càng lớn.
I/ Nhiệt năng:
- Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng
GV: Nếu thực hiện công thì ta làm thế nào để tăng nhiệt năng?
GV: Hãy nghĩ một cách làm tăng nhiệt độ vật bằng cách truyền nhiệt?
HS: Cọ xát miếng đồng 
 Dùng búa đập
HS: Cho tiếp xúc với vật ở nhiệt độ cao.
 Hơ trên lửa.
 Phơi ngoài trời nắng.
 Bỏ vào cốc nước nóng.
II/ Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
 1 Thực hiện công:
 Khi thực hiện công lên iếng đồng, miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng.
 2. Truyền nhiệt:
Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
Hoạt động 3: Tìm hiều nhiệt lượng
GV: Cho hs đọc phần III sgk
GV: Nhiệt lượng là gì?
GV: Kí hiệu là gì?
GV: Đơn vị là gì?
HS: tham khảo sgk và trả lời câu hỏi
HS : là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
HS: Q
HS: Jun (J)
III/ Nhiệt lượng:
 Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng
Kí hiệu: Q
Đơn vị: Jun (J)
Hoạt động 4: vận dụng
GV: C3 Khi nung nóng miếng đồng, bỏ vào nước thì nhiệt năng của nước có thay đổi không? Đó là thực hiện công hay truyền nhiệt?
GV: C4 Khi xoa bàn tay thì bàn tay nóng lên. Đó là truyền nhiệt hay thực hiện công.
GV: C5 Hãy giải thích câu hỏi ở đầu bài
HS: Nhiệt năng của miếng đồng và của nước đều thay đổi : miếng đồng tăng, của nước giảm. Đây là sự truyền nhiệt.
HS: C4 Thực hiện công
HS: C5 Một phần cơ năng biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn.
IV/ Vận dụng:
C3: Nhiệt năng miếng đồng giảm, của nước tăng đó là sự truyền nhiệt.
C4: Cơ năng sang nhiệt năng đây là thực hiện công
C5:Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và sàn nhà.
IV. Củng cố:
Ôn lại những phần chính mà hs vừa học.
Hướng dẫn hs làm BT 21.1; 21.2 SBT
V : Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị nội dung bài mới.
VI: Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Nhiệt năng - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc