Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Nguyễn Thị Thúy Mùi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.

2. Kĩ năng

Vận dụng các kiến thức đã học vào giải các hiện tượng thực tế.

3. Về thái độ

Nghiêm túc, tích cực, thích tìm hiểu khoa học đời sống. Biết hợp tác cùng tìm hiểu bài

II. CHUẨN BỊ

1. Tài liệu giảng dạy

+ GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo.

+ HS: SGK,SBT.

2. Dụng cụ thí nghiệm:

1 quả bóng cao su , 2 miếng kim loại (hoặc 2 đồng xu),1 phích nước nóng, 2 thìa nhôm,1 cốc thuỷ tinh , 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm.

3. Dụng cụ hỗ trợ: Máy tính, màn hình.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Nguyễn Thị Thúy Mùi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2014
8A
8B
8C
Ngày dạy:
07/02
07/02
07/02
Tiết 25 : Bài 21:
NHIỆT NĂNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.
2. Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức đã học vào giải các hiện tượng thực tế.
3. Về thái độ
Nghiêm túc, tích cực, thích tìm hiểu khoa học đời sống. Biết hợp tác cùng tìm hiểu bài
II. CHUẨN BỊ
Tài liệu giảng dạy 
+ GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. 
+ HS: SGK,SBT.
2. Dụng cụ thí nghiệm:	
1 quả bóng cao su	, 2 miếng kim loại (hoặc 2 đồng xu),1 phích nước nóng, 2 thìa nhôm,1 cốc thuỷ tinh	, 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm.
3. Dụng cụ hỗ trợ: Máy tính, màn hình. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Thời lượng
Kiến thức cần đạt
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào khi ta tăng nhiệt độ của vật?
Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
 Nêu tình huống: GV làm TN thả quả bóng rơi, thả viên bi lăn trên máng cong
Thông báo : trong hiện tượng này , cơ năng của quả bóng (viên bi) giảm dần - điều này vi phạm định luật bảo toàn cơ năng - nhưng định luật bảo toàn là đúng tuyệt đối nên cơ năng của quả bóng (hoặc viên bi) không thểbiến mất được. Vậy cơ năng của quả bóng ( hoặc viên bi) có phải đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác hay không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời này.
HĐ 2: Tìm hiểu về nhiệt năng 
GV: y/cHS nhắc lại khái niệm động năng (đã học ở bài 16, phần III, chương 2 - Cơ học)
HS: Cơ năng của vật có được do chuyển động mà có gọi là động năng
GV: y/cHS đọc phần I - Nhiệt năng
HS: Đọc thông tin, trả lời
GV: Nhiệt năng của một vật là gì?
HS: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
GV: Nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?
HS: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng cao. 
GV: Hãy giải thích : Tại sao khi nhiệt độ càng cao thì nhiệt năng càng lớn?
HS: Nhiệt độ càng cao ® các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh sự va chạm giữa các phân tử, nguyên tử diễn ra nhanh hơn , mạnh hơn làm cho nhiệt năng bên trong vật tăng lên càng nhanh ® khi nhiệt độ càng cao thì nhiệt năng càng lớn.
GV: Thông báo: Như vậy, để biết nhiệt năng của một vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay đổi hay không.
HS: theo dõi, tìm hiểu ND mục II
GV: Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
HĐ 3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng 
GV: Nêu vấn đề để HS thảo luận: nếu ta có 2 đồng xu bằng đồng , muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi ta có thể có những cách làm nào?
GV: Gọi các nhóm HS nêu các phương án + điền vào bảng
HS: Nhóm thảo luận: Nêu các phương án thí nghiệm + điền vào bảng:
các cách làm thay đổi nhiệt năng.
thực hiện công
truyển nhiệt
1.
2.
3.
1.
2.
3
GV: Tổ chức cho các nhóm HS thực hiện TNKT tại lớp.
(GV chọn ra và y/c thực hiện những phương án khả thi nhất)
HS: Nhóm HS làm TNKT
C1:Cọ xát hai miến đồng xu với nhau (hoặc cọ xát vào lòng bàn tay); ...
GV: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt?
HS: Trả lời câu hỏi
+ Hơ nóng chiếc thìa (muỗng) trên ngọn lửa.
+ Thả miếng đồng xu vào cốc nước nóng ,..
GV: Tại sao em biết nhiệt năng của đồng xu thay đổi (tăng)? Nguyên nhân nào làm tăng nhiệt năng?
HS: Nóng hơn so với lúc đầu. Vì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn làm tăng nhiệt độ bên trong vật.
GV: nêu phương án làm giảm nhiệt năng của đồng xu? Cho biết đó là cách thực hiện công hay truyền nhiệt?
HS: Thả miếng đồng vào cốc nước đá,.. cách thực hiện này chính là truyền nhiệt
GV: Chốt lại: Vậy có 2 cách làm hay đổi nội năng của một vật là thực hiện công và truyền nhiệt.
HS: Ghi nhớ
HĐ 4: Tìm hiểu định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị tính nhiệt lượng
GV: Thông báo rõ cho HS
1) Định nghĩa: Phần nhiệt năng ...
2) đơn vị tính:...
HS: Ghi nhớ
GV: Qua các thí nghiệm , khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau thì :
GV: Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào?
HS: Từ vật nóng hơn sang vật kém nóng
GV: Nhiệt độ của các vật thay đổi ntn?
HS: cả 2 vật đều thay đổi nhiệt độ: một vật nóng hơn và vật còn lại giảm nhiệt độ...
 GV: Thông báo: Muốn cho 2g nước nóng thêm 20C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J.
HS: Ghi nhớ
1’
5’
2’
5’
15’
5’
I/ Nhiệt năng:
- Nhiệt năng của một vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
II/ Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
1) Thực hiện công
2) Truyền nhiệt
III/ Nhiệt lượng:
1) Định nghĩa: 
Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. 
Kí hiệu là Q.
2) Đơn vị tính của nhiệt lượng là Jun , kí hiệu J
HĐ 5: Củng cố, vân dụng: (10’)
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C3, C4, C5.
HS: Thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
C4: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên đây là sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là thực hiện công.
C5: Quả bóng rơi mỗi lần quả bóng nảy lên độ cao của nó giảm dần, cuối cùng không nảy lên được nữa là do một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng của quả bóng với mặt bàn.
GV: nhận xét và chốt lại.
GV: Yêu cầu HS
- Phát biểu định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.
HS: Phát biểu lại kiến thức đã học
GV: Đưa bài tập thêm
1. Một học sinh cho rằng : khi vật đứng yên ( vận tốc của vật bằng 0) thì vật không có động năng, do đó cũng không có nhiệt năng. Theo em, nói như vậy có đúng không? tại sao?
HD: Không đúng. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật chứ không phải động năng của vật. Do các phân tử , nguyên tử luôn chuyể động không ngừng nên vật luôn có nhiệt năng.
2. Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào một cốc nước lạnh . Hỏi:
a) Nhiệt năng của thỏi sắt và của nước thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?
b) Có thể nói : nước trong cốc đã thu một nhiệt lượng không? tại sao?
HD: 
a) Nhiệt năng của thỏi sắt giảm, còn nhiệt năng của nước tăng. Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do sự truyền nhiệt.
b) Có thể nói nước ở trong cốc đã thu một nhiệt lượng vì nhiệt năng của nước tăng lên là do quá trình truyền nhiệt từ thỏi sắt nóng sang nước. Phần nhiệt năng nước thu vào đó là nhiệt lượng.
3. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống của những cau sau đây cho đúng ý nghĩa vật lí:
a) Khi nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động (1)........... và nhiệt năng của vật (2) ............ .
b) Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách, đó là (3)................... và (4)............... .
c) (5)................ là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.
HD: 
a) 1- càng nhanh; 2- càng lớn; 
b) 3- thực hiện công ; 4 - truyền nhiệt
c) 5 - nhiệt lượng
HĐ6: Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học thuộc ghi nhớ
- Đọc "Có thể em chưa biết”
Làm bài tập trong VBT
Đọc trước bài 22: Dẫn nhiệt
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Nhiệt năng - Nguyễn Thị Thúy Mùi - Trường THCS Quán Toan.doc