Tiết 25, Bài 24: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông

i. mục tiêu: giúp học sinh đạt được:

- mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm: cấu tạo mang (nhận biết gốc chân ngực), hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.

- viết thu hoạch: vẽ và ghi chú hình

- rèn luyện kĩ năng mổ đvkxs.

- rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ mẫu vật.

ii. phương tiện dạy học:

 - mẫu vật: tôm sông còn sống

 - bộ đồ mổ: khay, dao, kéo . và kính lúp cầm tay.

 - tranh câm: h23.1, 23.2/sgk

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 24: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 - Bài 24 : 	 thực hành
 mổ & quan sát tôm sông
I. Mục tiêu: Giúp học sinh đạt được:
- Mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm: cấu tạo mang (nhận biết gốc chân ngực), hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
- Viết thu hoạch: vẽ và ghi chú hình
- Rèn luyện kĩ năng mổ ĐVKXS.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ mẫu vật.
II. Phương tiện dạy học:
	- Mẫu vật: tôm sông còn sống
	- Bộ đồ mổ: khay, dao, kéo ... và kính lúp cầm tay.
	- Tranh câm: H23.1, 23.2/SGK
III. Tiến trình bàI học:
Kiểm tra bàI cũ: 
Trình bày nhữmg đặc điểm về cấu tạo ngoài của tôm sông?
Nêu những đặc điểmvề dinh dưỡng và sinh sản của tôm sông? 
Dựa vào đặc điểm nào của tôm người dân địa phương thường đánh bắt tôm theo cách nào?
Giới thiệu bàI mới:
Trong các bài học trước chúng ta tìm hiểu những đặc điểm về cấu tạo ngoài, dinh dưỡng và sinh sản của tôm sông. Bài thực hành hôm nay chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu cấu tạo trong của tôm sông.
Các hoạt động dạy học:
Mổ và quan sát mang tôm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chia HS theo nhóm (tổ)
- GV hướng dẫn:
HS mổ theo hướng dẫn SGK
Dùng kính lúp quan sát chân ngực kèm lá mang --> nhận biết các bộ phận và chú thích H23.1/SGK 
- HS: Hoạt động theo nhóm 
- HS: thực hiện theo yêu cầu của GV dưới sự giúp đỡ của GV
- GV yêu cầu: 
 HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
 Nêu ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp?
- HS: thảo luận nhóm
 Trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động các nhóm, thống nhất đáp án: 
- HS: tự ghi chép
ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm của lá mang
ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
- Tạo dòng nước đem theo oxy
- Thành túi mang mỏng
- Trao đổi khí dễ dàng
- Có lông phủ
- Tạo dòng nước
H23.1: 	1. Lá mang	2. Cấu tạo hình lông chim của lá mang
	3. Bó cỏ	4. Đốt chân ngực
Mổ và quan sát cấu tạo trong.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chia HS theo nhóm (tổ)
- GV yêu cầu:
Các nhóm lên nhận hộp dụng cụ thực hành
GV thao tác mổ nẫu theo hướng dẫn SGK 
- HS: 
 Hoạt động theo nhóm 
 Nhận dụng cụ thực hành
 Quan sát 
- GV yêu cầu:
 Các nhóm tự mổ mẫu vật đã chuẩn bị
 Quan sát các hệ cơ quan: cơ quan tiêu hoá
 cơ quan thần kinh
 Hoàn thành phần chú thích các H23.3/SGK
(Trong quá trình thực hành GV quan sát và giúp đỡ các nhóm)
- HS: các nhóm tự thực hành theo yêu cầu của GV
- GV: nhận xét hoạt động các nhóm
 chốt đáp án:
- HS: Các nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình
H23.3A, B: 	1. Hạch não	2. Vòng thần kinh hầu
	3. Dạ dày	4. Tuyến gan
	5. Chuỗi thần kinh ngực	6. Ruột
	7. Chuỗi thần kinh bụng
D. Củng cố và hoàn thiện.
Viết thu hoạch: Vẽ và ghi chú đầy đủ các H23.1, 23.3
E. Dặn dò về nhà
- Sưu tầm các tranh ảnh một số đại diện của giáp xác
- Chuẩn bị bài 24. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Thực hành. Mổ và quan sát tôm sông (2).doc