Tiết 28, Bài 5: Phép cộng các phân thức đại số - Năm học 2010-2011

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- HS nắm vững và vận dụng được quy tắc cộng các phân thức đại số.

 2. Kỹ năng

 - Biết trình bày quá trình thực hiện một phép tính cộng

 - HS biết nhận xét để có thể áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng làm cho việc thực hiện phép tính được đơn giản hơn

 3. Thái độ

 - Rèn thói quen làm việc cẩn thận, chu đáo và có thói quen phải đạt được kết quả tối ưu trong công việc.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 28, Bài 5: Phép cộng các phân thức đại số - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 
 Đ5 phép cộng các phân thức đại số
Ngày soạn: 21/11/2010 
Giảng tại lớp:
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
I/ Mục tiêu
 1. Kiến thức
- HS nắm vững và vận dụng được quy tắc cộng các phân thức đại số.
 2. Kỹ năng
 - Biết trình bày quá trình thực hiện một phép tính cộng
 - HS biết nhận xét để có thể áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng làm cho việc thực hiện phép tính được đơn giản hơn
 3. Thái độ
 - Rèn thói quen làm việc cẩn thận, chu đáo và có thói quen phải đạt được kết quả tối ưu trong công việc.
Ii/ Phương pháp 
Nờu và giải quyết vấn đề, hỏi đỏp, so sỏnh, thảo luận nhúm 
III. chuẩn bị
 - GV: Bảng phụ ghi cỏc quy tắc; cỏc bài tập( ? 1,2,3,4) ; quy tắc1,2 ; VD1,2 ; chú ý; bài 21).
 - HS: ễn tập quy tắc cộng cỏc phõn số đó học. Quy tắc quy đồng mẫu thức ; quy tắc đổi dấu.
IV/ tiến trình bài dạy
1. ổn định lớp (2’)
2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào bài học)
3. Bài mới
* Đặt vấn đề (2’): Cho HS quan sát tranh vẽ đầu bài và ĐVĐ: Chú chim cú hỏi: A/B + C/D =? Và chú vẹt trả lời: “Lại chẳng khác gì cộng các phân số”. Vậy tại sao chú Vẹt lại trả lời như vậy và kết quả mà chú chim cú hỏi bằng bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
* Phần nội dung kiến thức:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, kiến thức cần khắc sâu
10’
GV: Em hãy nhắc lại quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu?
HS: Muốn cộng hai phõn số cựng mẫu số, ta cộng cỏc tử số với nhau và giữ nguyờn mẫu số.
1. Cộng hai phân thức cùng mẫu thức
9’
GV: Quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu cũng tương tự như quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu. GV: Hãy phát biểu quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức?
HS: Muốn cộng hai phân thức có cùng mẫu thức, ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.
GV: treo bảng phụ quy tắc và viết công thức tổng quát
Gv: Yêu cầu cả lớp Nghiên cứu ví dụ 1(sgk-44) ( treo bảng phụ)
HS: Nghiên cứu VD
Gv: Phân tích vd để HS biết cách trình bày để áp dụng làm ?1
Gv: Y/c hs cả lớp làm ?1 tr44
HS : làm ?1
? Gọi 1 HS đứng tại chỗ làm ?1
Gv: cho vài HS nhận xét bài làm và lưu ý HS rút gọn kết quả nếu có thể.Trong thực tế cũng vậy, chúng ta nên rèn thói quen làm việc cẩn thận, chu đáo và có thói quen phải đạt được kết quả tối ưu trong công việc.
GV : Nếu cho 2 phân thức có mẫu thức khác nhau chúng ta không thể áp dụng được quy tắc trên? Vậy muốn cộng các phân thức không cùng mẫu ta làm như thế nào?
GV : Ta đã biết quy đồng mẫu thức hai phân thức và quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức. Vì vậy ta có thể áp dụng điều đó để cộng hai phân thức có mẫu khác nhau.
Gv: Yêu cầu HS làm ?2 tr45
GV: Có thể biến đổi các phân thức đã cho thành các phân thức cùng mẫu thức không ?
HS: Được, bằng cách quy đồng mẫu thức.
GV : Hãy tìm MTC của hai phân thức
HS : thực hiện
GV : Tiếp theo hãy vận dụng quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu để giải
HS : thực hiện
Gv: Nhận xét và chốt lại
Gv: Lưu ý HS rút gọn đến kết quả cuối cùng
* Quy tắc: (sgk- 44)
* Ví Dụ 1(sgk-44)
Cộng hai phân thức: 
Giải:
 = 
 = = 
?1 
Giải:
 = 
2. Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau
?2 
Giải
Ta có:
 x2 + 4x = x(x + 4)
 2x + 8 = 2(x + 4)
 => MTC: 2x(x + 4)
Vậy:
= 
8’
6’
Gv: Từ ?2 hãy nêu quy tắc cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau?
HS: Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau, ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm được.
GV: (treo bảng phụ) Cho HS đọc quy tắc SGK tr45 và nhấn mạnh quy tắc gồm 2 bước: Qui đồng mẫu thức; Cộng tử, giữ nguyên MTC
GV: Kết quả của phép cộng hai phân thức được gọi là tổng của hai phân thức ấy. Ta thường viết tổng này dưới dạng rút gọn.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi tranh vẽ đầu bài
Gv: ( treo bảng phụ VD2): Trình bày vd 2 và hướng dẫn HS trình bày lời giải
Gv: Cho HS làm tiếp ?3 SGK tr45
HS: Cả lớp làm ?3 
GV: Gọi 1 HS đứng tại chỗ làm ?3
GV: Phộp cộng cỏc phõn số cú những tớnh chất gỡ?
HS: giao hoỏn, kết hợp
Gv: Phép cộng các phân thức cũng có tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
GV: treo bảng phụ chú ý
Hs: Đọc chú ý SGK
Gv: Cho HS làm ?4 tr46
* Quy tắc (sgk – 45)
*Ví dụ 2 (sgk-45)
Làm tính cộng: 
Giải:
 2x - 2 = 2(x – 1)
 x2 – 1 = (x+1)(x-1)
MTC : 2(x-1)(x+1)
?3 Thực hiện phép tính cộng
Giải
 6y – 36 = 6(y – 6)
 y2 – 6y = y(y – 6)
 MTC: 6y(y – 6)
Vậy:
= 
= 
* Chú ý: SGK - T45
?4 áp dụng các tính chất trên đây của phép cộng các phân thức thực hiện phép tính sau:
Giải
Gv: Theo em để tính tổng của 3 phân thức này ta làm như thế nào cho nhanh?
HS: áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp cộng phân thức (1) với (3) rồi cộng kết quả đó với (2)
GV: Gọi 1 HS thực hiện 
Hs: thực hiện
4. Củng cố (6’)
GV: Như vậy qua bài này các em cần nắm được quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức và cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau.
? Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 3 phút
Nhóm 1 : làm bài 21a tr 46
Nhóm 2 : làm bài 21c tr 46
Nhóm 3 : làm bài 21b tr 46
Đáp án:
* Bài 21 tr 46
a) = x
b) = 4/xy2
c) 	= 3
GV: Cho các nhóm nhận xét: 1-> 2; 2 ->3; 3->1 và sau đó chốt lại
GV: Nếu còn thời gian hướng dẫn cho HS làm bài 22a tr46
*Bài 22a tr46
a) 
=
= = x -1
GV: Qua bài này các em cần chú ý áp dụng quy tắc đổi dấu khi cần thiết để có mẫu thức chung hợp lí nhất và chú ý rút gọn kết quả nếu có thể.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2') 
- Học thuộc 2 quy tắc và chú ý
- Đọc mục “ có thể em chưa biết”
- BTVN: 22 ; 23; 24 (SGK-T46)
v- Rút kinh nghiệm bài giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Phép cộng các phân thức đại số (2).doc