Tiết 30, Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Hà Thị Huyền

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

- HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Về kỹ năng: HS biết:

- Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

- Đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.

3. Về thái độ: HS có ý thức:

- Tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:

- Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.

- Tư duy sáng tạo, ứng phó trong những trường hợp bị người khác vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5141Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 30, Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Hà Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31	 Ngày soạn: 02/04/2014
TIẾT 30	 Ngày dạy: 04/04/2014 
Bài 17: 
 QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: 
- HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
- Đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.
3. Về thái độ: HS có ý thức:
- Tôn trọng chỗ ở của người khác.
- Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.
- Tư duy sáng tạo, ứng phó trong những trường hợp bị người khác vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:. , Lớp 6A3 vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?
3. Dạy - học bài mới: 
 * GV giới thiệu: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Vậy công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nghĩa là như thế nào?Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
 * Hoạt động dạy - học. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Đặt vấn đề: Khai thác tình huống SGK
* GV gọi HS đọc tình huống (SGK/47), sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi phần gợi ý:
CChuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà?
- HS: Gia đình bà Hoà mất con gà mái hoa mơ đang đẻ trứng và quạt bàn.
CTrước sự việc xảy ra như vậy, bà Hoà có suy nghĩ và hành động gì?
- HS: Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T lấy trộm -> chửi đổng suốt ngày, doạ đòi khám nhà T, mẹ con T không cho nhưng bà Hoà nghi ngờ và cứ xông vào khám.
CTheo em, bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
- HS: Hành động của bà Hoà xông vào khám nhà T là sai và vi phạm pháp luật.
=> GV giới thiệu nội dung điều 73 - Hiến pháp 1992 (gọi HS đọc tư liệu tham khảo - điều 73/48).
C Theo em, bà Hoà nên làm thế nào để xác minh nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?
- HS: Bà Hoà nên quan sát theo dõi, báo với chính quyền địa phương để nhờ can thiệp, không tự ý xông vào chỗ ở của người khác lục lọi và khám xét nhà  vì làm như vậy là vi phạm pháp luật.
=>GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý bằng cách gọi HS đọc nội dung điều 124 - bộ luật hình sự 1999 (SGK /48).
* Tìm hiểu nội dung bài học.
*GV hướng dẫn để HS rút ra bài học:
CQuyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
- HS: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của NN ta.
CCông dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nghĩa là gì?
CEm sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
- HS: Tôn trọng chỗ ở của người khác, tự bảo vệ chỗ ở của mình, phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác
=> HS trả lời theo thông tin mục II/47, GV chuẩn kiến thức và cho HS ghi bài.
* Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
* GV đưa tình huống, chia nhóm (2 bàn / nhóm), yêu cầu HS đóng vai xử lý tình huống (3’) (theo bài tập đ/48):
- N1 (tình huống 1): Bố mẹ đi vắng em ở nhà một mình thì có người gõ cửa và muốn vào nhà kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì?
- N2 (tình huống 2): Quần áo nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm, em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà?
- N3 (tình huống 3): Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ mưa, gia đình không có ai ở nhà?
- N4 (tình huống 4): Nhà hàng xóm không ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy?
=> Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận – các nhóm nhận xét và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt lại:
(1). Không cho người lạ vào nhà và nói với họ khi nào bố mẹ về thì đến kiểm tra.
(2). Phải chờ họ về rồi qua xin lại.
(3). Qua lấy hộ bỏ vào nhà, khi nào họ về thì mang qua.
(4). Gọi mọi người đến chữa cháy
* Hướng dẫn làm bài tập
* GV hướng dẫn để HS làm các bài tập cuối bài.
- Gọi HS đọc và giải quyết bài tập a/48.
- Cho HS tìm hiểu về các hành vi vi phạm theo câu hỏi bài b/48
- Cho HS đàm thoại và đưa ra các cách xử phạt với người vi phạm pháp luật về chỗ ở của người khác theo bài c/48.
- Cho HS liên hệ xem mình phải làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân theo bài d/48.
=> HS đưa ra các phương án trả lời, GV chuẩn xác và chọn ra các phương án trả lời tối ưu cho các câu hỏi.
I. Đặt vấn đề : Tình huống.
II. Nội dung bài học.
* Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
- Được nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở.
- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
III. Bài tập.
* Bài a/48: Là quyền quan trọng nhất của CD.
* Bài b/48: Hành vi tự ý vào nhà người khác là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
* Bài c/48: Vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị:
- Phạt cảnh cáo.
- Cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
- Phạt tù 3 tháng -> 1 năm
* Bài d/48: Em sẽ:
- Tôn trọng quyền của người khác.
- Bảo vệ quyền của mình
4. Củng cố:
* GV hướng dẫn để HS làm các bài tập cuối bài.
5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết:
C Em sẽ xử lí như thế nào để không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
 - Con mèo nhà em bị nhà hàng xóm bắt ...
 - Lỡ đá bóng vào nhà hàng xóm mà chủ nhà đi vắng ...
 - Bạn của mình leo tường vào nhà hàng xóm hái trộm mận ...
 - Phát hiện kẻ trộm leo tường vào nhà người khác ...
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học.
 - Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
 - Tìm hiểu về quyền bảo đảm thư tín điện tín
 - Chuẩn bị tiết sau học bài 18.
7. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Hà Thị Huyền - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc