Tiết 35, Bài 30: Ôn tập học kì I (Dạy theo nội dung ôn tập phần ĐVKXS) - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái quát được đặc điểm của các ngành ĐVKXS từ thấp đến cao và của lớp cá (đại diện đâu tiên của ĐVCSX).

- Thấy được sự đa dạng về loài của động vật.

- Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của động vật với môi trường sống.

- Thấy được tầm quan trọng của động vật đối với con người và đối với tự nhiên.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của động vật.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, giao tiếp.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1965Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 35, Bài 30: Ôn tập học kì I (Dạy theo nội dung ôn tập phần ĐVKXS) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng:..tháng 12 năm 2012. Sĩ số: 23 vắng: ......
TIẾT 35. BÀI 30:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
(Dạy theo nội dung ôn tập phần ĐVKXS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Khái quát được đặc điểm của các ngành ĐVKXS từ thấp đến cao và của lớp cá (đại diện đâu tiên của ĐVCSX).
- Thấy được sự đa dạng về loài của động vật.
- Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của động vật với môi trường sống.
- Thấy được tầm quan trọng của động vật đối với con người và đối với tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của động vật.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, giao tiếp.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
4. Giáo dục THMT:
- HS hiểu được mối liên hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống cảu con người và có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của những đại diện ĐV KXS có tại địa phương. Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Dạy học nhóm. Vấn đáp – tìm tòi . Trực quan. Trình bày 1 phút
IV. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bài soạn, đề cương ôn tập
2. Học sinh:
- Ô tập lại kiến thức đã học.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Không kiểm tra bài cũ
2. Bài mới: 
 * GV giới thiệu vào bài (1/)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: (15/)
Tính đa dạng của động vật không xương sống
- GV yêu cầu HS đọc các đặc điểm của các đại diện, đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 (tr.99) SGK và làm bài tập.
- Ghi tên ngành vào chỗ trống
- Ghi tên ĐD vào chỗ trống dưới hình
- GV gọi ĐD lên hoàn thành bảng
- GV chốt lại đáp án đúng
- GV yêu cầu HS kể thêm đại diện của mỗi ngành.
- Bổ sung dậc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật ?
- GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của ĐV KXS? 
- HS dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ, tự điền vào bảng 1:
- Ghi tên ngành của 5 nhóm ĐV
- Ghi tên các ĐD
- Một vài HS viết kết quả, lớp nhận xét, bổ sung
- HS ghi vở
- HS kể tên các ĐD
- HS trả lời
- HS nhận xét
- ĐV KXS đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn còn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
HOẠT ĐỘNG 2: (10/)
Sự thích nghi của động vật không xương sống
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc (ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành cột 3, 4, 5, 6.
- GV gọi HS hoàn thành bảng 2
- GV chữa các kết quả của HS
- HS nghiên cứu hoàn thành bảng 2
- HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện
- HS sửa chữa
Bảng 2: Sự thích nghi của động vật với môi trường sống
STT
Tên ĐV
Môi trường 
Sống
Sự thích nghi
Kiêu dinh
Dưỡng
Kiểu di
Chuyển
Kiêu hô hấp
 (1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Trùng roi
xanh
Nước ao, hồ
Tự dưỡng, dị dưỡng
Bơi bằng roi
Khuếch tán qua màng cơ thể
Trùng biến hình
Nước ao, hồ
Dị dưỡng
Bơi bằng chân giả
Khuếch tán qua màng cơ thể
Trùng giày
Nước bẩn
(cống)
Dị dưỡng
Bơi bằng lông
Khuếch tán qua màng cơ thể
Hải quỳ
Đáy biển
Dị dưỡng
Sống cố định
Khuếch tán qua da
Sứa
Trong nước biển
Dị dưỡng
Bơi tự do
Khuếch tán qua da
Thủy tức
Ở nước ngọt
Dị dưỡng
Bám cố định
Khuếch tán qua da
Sán dây
Kí sinh ở ruột người
Nhờ chất HC có sẵn
Ít di chuyển
Hô hấp yếm khí
Giun đũa
Kí sinh ở ruột người
Nhờ chất hữu cơ có sẵn
Ít di chuyển bằng vận động cơ dọc cơ thể
Hô hấp yếm khí
Giun đất
Sống trong đất
Ăn chất mùn
Đào đất để chui
Khuếch tán qua da
Ốc sên
Trên cây
Ăn lá, chồi, củ
Bò bằng cơ chân
Thở bằng phổi
Vẹm
Nước biển
Ăn vụn hữu cơ
Bám 1 chỗ
Thở bằng mang
Mực
Nước biển
Ăn thịt ĐV nhỏ khác
Bơi bằng xúc tu, xoang áo
Thở bằng mang
Tôm
Nước ngọt, mặn, lợ
Ăn thịt ĐV nhỏ khác
Bằng chân bơi, chân bò, đuôi
Thở bằng mang
Nhện
Ở cạn
Ăn thịt sâu bọ
Tơ, bò bằng chân
Thở bằng ống khi
Bọ hung
ở đất
Ăn phân
Bò và bay
Ống khí
HOẠT ĐỘNG 3: (10/)
Tầm quan thực tiến của động vật không xương sống
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 3, tr.101.
- HS lên bảng hoàn thiện
- Nội dung bảng 3
Bảng 3: Tầm quan trọng thực tiễn của Động vật không xương sống
STT
Tầm quan trọng
Tên loài
STT
Tầm quan trọng
Tên loài
Làm thực phẩm
Tôm, mực cua
4
Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh
Mật ong
Có giá trị xuất khẩu
Mực, tôm
5
Làm hại cơ thể người và động vật
Sán dây, chấy
Được nhân nuôi
Tôm, vẹm, cua
6
Làm hại thực vật
ốc sên, sâu đỏ
3. Củng cố: (4/)
- GV yêu cầu HS đọc hiểu ghi nhớ ?
4. Hướng dẫn về nhà: (1/)
- Ôn tập kĩ chương trình đã học để chuẩn bị thi học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Ôn tập phần I - Động vật không xương sống.doc