I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt.
- Hiểu được các đặc điểm của đèn sợi đốt.
2. Kỹ năng
- Quan sát kênh hình, nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận khoa học.
- Phân loại được đèn điện.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng khi ngồi học tại nơi kém ánh sáng tự nhiên.
- Yêu thích học tập bộ môn.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Đọc kỹ SGK, SGV và tham khảo các tài liệu có liên quan để soạn giáo án.
- Chuẩn bị 1 đèn sợi đốt đuôi xoáy và 1 đèn sợi đốt đuôi ngạnh.
2. Học sinh
- Đọc trước bài; SGK Công nghệ 8.
Ngày soạn: / / 2010 Ngày dạy: / / 2010 Lớp:............... – Tiết:.. Tiết thứ 35 Bài 38: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – QUANG ĐÈN SỢI ĐỐT Mục tiêu Kiến thức Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt. Hiểu được các đặc điểm của đèn sợi đốt. Kỹ năng Quan sát kênh hình, nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận khoa học. Phân loại được đèn điện. Thái độ Có ý thức sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng khi ngồi học tại nơi kém ánh sáng tự nhiên. Yêu thích học tập bộ môn. Chuẩn bị Giáo viên Đọc kỹ SGK, SGV và tham khảo các tài liệu có liên quan để soạn giáo án. Chuẩn bị 1 đèn sợi đốt đuôi xoáy và 1 đèn sợi đốt đuôi ngạnh. Học sinh Đọc trước bài; SGK Công nghệ 8. Tổ chức bài giảng Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ (?1) Vì sao người ta xếp đèn điện thuộc nhóm điện – quang; bàn là điện, nồi cơm điện thuộc nhóm điện – nhiệt; quạt điện, máy bơm nước thuộc nhóm điện – cơ? (?2) Để tránh hư hỏng do điện gây ra, khi sử dụng đồ điện phải chú ý gì? Tiến trình bài giảng Giới thiệu: Năm 1879, nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Sáu mươi năm sau (1939), đèn huỳnh quang xuất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy, những nhược điểm đó là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học thứ 33- Bài 38: “ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – QUANG” Hoạt động của Giáo viên H.động của HS Nội dung ghi bảng a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về “Phân loại đèn điện” * Y/cầu: Dựa vào hình 38.1 SGK và hiểu biết thực tế của HS. ? Năng lượng đầu vào và đầu ra của các loại đèn điện là gì?(Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành quang năng) Chốt k.thức. *Y/cầu: Q.sát hình 38.1 SGK, em hãy kể tên các loại đèn mà em biết?(Đèn sợi đốt – Đèn huỳnh quang – Đèn phóng điện) ?Theo em, các loại đèn điện trên thường được ứng dụng để sử dụng ở đâu?(Đèn sợi đốt: dùng trong học tập; Đèn huỳnh quang: dùng để chiếu sáng những nơi cần dùng nhiều ánh sáng như công sở, nhà máy, quảng cáo; Đèn phóng điện dùng ở những nơi cần dùng điện áp cao) - Trình bày nội dung trong SGK - Quan sát, trả lời. - Liên hệ I- Phân loại đèn điện - Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành quang năng. - Dựa vào nguyên lý làm việc, có 3 loại chính: + Đèn sợi đốt. + Đèn huỳnh quang. + Đèn phóng điện (Đèn cao áp thủy ngân, đèn cao áp natri) b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Đèn sợi đốt” * Y/cầu HS quan sát đèn sơi đốt, kết hợp với hình 38.2 SGK. ? Cấu tạo của đèn sợi đốt có mấy bộ phận chính? Y/cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK-135. ? Sợi đốt của đèn sợi đốt có cấu tạo ntn và có vai trò gì đvới đèn sợi đốt? ? Vì sao sợi đốt làm bằng Vonfram? (Vì chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao) GV cần KĐịnh lại tầm q.trọng của sợi đốt. ? Chất liệu làm nên bóng thủy tinh là gì? Vì sao phải hút hết không khí và bơm khí trơ vào bóng?(làm bằng thủy tinh chịu nhiệt – Vì để tăng tuổi thọ của sợi đốt) * Mở rộng: Có nhiều loại bóng (bóng trong, bóng mờ)và kích thước tương ứng với công suất của bóng. ? Đuôi đèn có cấu tạo như thế nào? ) ? Khi sử dụng, đuôi đèn được nối như thế nào?(đuôi đèn được nối với đui đèn phù hợp để nối với mạng điện, cung cấp điện cho đèn) * Quan sát hình 38.2 cho biết đuôi đèn sợi đốt có mấy kiểu?Đó là những kiểu đuôi nào? Hiện nay loại đèn đuôi nào được sử dụng phổ biến? ? Ở gia đình em hay sử dụng loại đèn sợi đốt đuôi gì? ? Hãy phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện?- HAY hỏi cách khác : “Hãy trình bày nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt.” - Quan sát, trả lời. - Làm bài tập. - Trình bày - Trả lời - Nghe - Trình bày - Quan sát, trả lời, liên hệ. - Liên hệ. - Trình bày II – Đèn sợi đốt 1. Cấu tạo Đèn sợi đốt gồm 3 bộ phận chính: Sợi đốt, bóng thủy tinh và đuôi đèn. a. Sợi đốt(còn gọi là dây tóc) - Là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng vonfram. - Sợi đốt là phần tử rất quan trọng của đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. b. Bóng thủy tinh - Làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. - Rút hết không khí và bơm khí trơ vào bóng để làm tăng tuổi thọ của sợi đốt. c. Đuôi đèn - Làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm, được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có 2 cực tiếp xúc. - Có 2 kiểu đuôi: đuôi xoáy và đuôi ngạnh. 2. Nguyên lý làm việc - Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng. c. Hoạt động 3: Tìm hiểu về “ Đặc điểm, số liệu kỹ thuật và cách sử dụng đèn sợi đốt” ? Đèn sợi đốt có những đặc điểm gì? (Đèn phát ra ánh sáng liên tục – Hiệu suất phát quan thấp – Tuổi thọ thấp) * GV giải thích: Đèn phát ra ánh sáng liên tục có lợi hơn loại đèn khác khi thị giác phải làm việc nhiều. ? Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng lại không tiết kiệm điện năng?(Vì hiệu suất phát quan thấp, phần lớn điện năng được biến đổi thành nhiệt năng khiến cho bóng đèn tỏa nhiệt lớn) ? Tại sao đèn sợi đốt lại có tuổi thọ thấp? (Vì khi đèn làm việc, sợi đốt bị nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng.) ? Trên bóng đèn sợi đốt, thường ghi những số liệu kỹ thuật gì? ? Nếu trên 1 bóng đèn sợi đốt có ghi 220V- 60W, em hiểu các số liệu kỹ thuật đó nói lên điều gì? ? Đèn sợi đốt thường được sử dụng chiếu sáng ở đâu?(phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm, bàn làm việc) ? Khi sử dụng đèn sợi đốt cần chú ý điều gì?(Phải thường xuyên lau bụi bám vào đèn để đèn phát sáng tốt và hạn chế di chuyển hoặc rung bóng đèn đang phát sáng vì sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao dễ bị đứt). - Trả lời - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời - Trả lời. - Trả lời - Trả lời 3. Đặc điểm của đèn sợi đốt a. Đèn phát ra ánh sáng liên tục b. Hiệu suất phát quang thấp - Khi đèn làm việc, chỉ khoảng 4-5% điện năng tiêu thụ biến đổi thành quan năng. c. Tuổi thọ thấp - Khoảng 1000 giờ. 4. Số liệu kỹ thuật - Điện áp định mức: 127V, 220V. - Công suất định mức: 15W, 25W, 40W, 60W 5. Sử dụng - Phải thường xuyên lau bụi bám vào đèn để đèn phát sáng tốt. Củng cố Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK /T 136. Tại sao khi học bài, em nên sử dụng đèn sợi đốt? Dặn dò về nhà Học bài trước khi đến lớp, làm bài tập trong Vở bài tập. Đọc trước bài 39- Đèn huỳnh quang. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Tài liệu đính kèm: