A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim bồ câu – đại diện cho lớp Chim.
- Mô tả được đặc điểm hình thái và hoạt động của đại diện chim bồ câu thích nghi với sự bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để mô tả chi tiết cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
Tiết 43 Ngày soạn : 18/01/2011. Ngày giảng : 20/01/2011. LÔÙP CHIM Baøi 41: CHIM BOÀ CAÂU. A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Trình bày được đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim bồ câu – đại diện cho lớp Chim. - Mô tả được đặc điểm hình thái và hoạt động của đại diện chim bồ câu thích nghi với sự bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát cấu tạo ngoài của chim bồ câu. - Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để mô tả chi tiết cấu tạo ngoài của chim bồ câu. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học. B/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Mô hình chim bồ câu; Hình 41.1; 41.2; 41.3; Phiếu học tập; Bảng phụ. 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ a.Kiểm tra bài cũ: * Chứng minh sự đa dạng của lớp Bò sát thông qua số lượng, thành phần loài và môi trường sống? Phân biệt đặc điểm 3 bộ trong lớp Bò sát. * Nêu vai trò của Bò sát đối với tự nhiên và đối với con người? b. Bài mới: * Chim bồ câu là một trong những loài vật rất quen thuộc với con người. Chúng có thể bay lượn trên không trung bao la rộng lớn mà không phải bất cứ loài động vật nào cũng có thể làm được. Để thích nghi với đời sông đó, chim bồ câu đã có cấu tạo như thế nào? 2/ Phát triển bài: Hoạt động 1: Đời sống của chim bồ câu. Mục tiêu: Mô tả được hoạt động của đại diện chim bồ câu thích nghi với sự bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu. Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi: + Môi trường sống của chim bồ câu? + Nêu 1 vài đặc điểm về tập tính hoạt động của chim bồ câu mà em biết? * GV bổ sung: Tuy là động vật hằng nhiệt nên không phải trú đông nhưng mỗi khi mùa đông đến chim lại có hiện tượng di cư, tìm đến nơi có khí hậu ấm áp. - Nhận xét và chốt - HS liên hệ thực tế, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi: + Ở trên cây, bay rất giỏi. + Là động vật hằng nhiệt nên không phải trú đông . Có các tập tính như: kiếm ăn, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc con, - HS lắng nghe và ghi nhận thông tin. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Đời sống của chim bồ câu: Môi trường sống : Ở trên cây, bay rất giỏi. Là động vật hằng nhiệt nên không phải trú đông . Tập tính : kiếm ăn, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc con, di cư, Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài của chim bồ câu. Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm hình thái của đại diện chim bồ câu thích nghi với sự bay. Trình bày được đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim bồ câu – đại diện cho lớp Chim. Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo tranh 41.1; 41.2 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập và chứng minh cấu tạo ngoài của chim bồ câu đại diện của lớp Chim thích nghi hoàn toàn với đời sống bay lượn trên không. - GV treo bảng phụ ( Đáp án phiếu học tập) - GV nhận xét và chốt. * GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo của lông ống và lông tơ của chim; cấu tạo của chi trước ( cánh chim) và chi sau ( chân chim); cấu tạo của cổ, thân, mỏ phù hợp với đời sống bay lượn trên không. * GV bổ sung: Tuyến phao câu của chim giúp chim rỉa lông, làm cho lông mềm, mượt. - GV treo hình 41.3, yêu cầu HS quan sát và phân biệt 2 kiểu bay của chim? - GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ các loài chim có kiểu bay vỗ cánh và các loài chim có kiểu bay lượn? - GV nhận xét và chốt. - HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập và chứng minh cấu tạo ngoài của chim bồ câu đại diện của lớp Chim thích nghi hoàn toàn với đời sống bay lượn trên không. - HS quan sát và sửa chữa: - Toàn lớp thống nhất. - HS phân tích cấu tạo của lông ống và lông tơ của chim; cấu tạo của chi trước ( cánh chim) và chi sau ( chân chim); cấu tạo của cổ, thân, mỏ phù hợp với đời sống bay lượn trên không. - HS lắng nghe và ghi nhận thông tin. - HS quan sát và phân biệt 2 kiểu bay: Bay lượn: Cánh giang rộng, đập chậm rãi và không liên tục. Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thy đổi của luồng gió. (Chim hải âu) và bay vỗ cánh: Cánh đập liên tục, sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh. (Chim bồ câu). - HS tự lấy thêm ví dụ. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: a. Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu đại diện của lớp Chim thích nghi hoàn toàn với đời sống bay lượn: Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống Thân hình thoi Giảm sức cản của không khí khi bay. Chi trước: cánh chim Quạt gió ( động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau. Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng. Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên diện tích rộng. Lông tơ: Có các sợi lông mỏng làm thành chùm lông xốp. Giữ nhiệt, làm cho cơ thể nhẹ. Mỏ: Có sừng bao lấy hàm, không có răng. Làm đầu chim nhẹ. Cổ : dài, khớp đầu với thân. Phát huy tác dụng của các giác quan trên đầu, bắt mồi, làm tổ, rỉa lông, Di chuyển: bay. Có 2 kiểu bay: Bay lượn: Chim hải âu, chim én, Bay vỗ cánh: Chim bồ câu, 3/ Kết luận chung: - Cho HS đọc kết luận chung cuối bài. 4/ Củng cố - Đánh giá: * GV yêu cầu HS xác định cấu tạo của chim bồ câu trên mô hình ? * Tại sao nói : Cấu tạo ngoài của chim bồ câu đại diện của lớp Chim thích nghi hoàn toàn với đời sống bay lượn trên không? 5/ Nhận xét – Dặn dò: : Nhận xét tình hình học tập của lớp. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”. - Chuẩn bị bài mới: “Cấu tạo trong của chim bồ câu” &
Tài liệu đính kèm: