Tiết 52, Bài 51: Sự đa dạng của thú (Tiết 3) - Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ.

- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.

- Nêu được sự đa dạng của thú từ đó rút ra được đặc điểm vai trò thực tiễn của từng bộ.

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Giáo án và nghiên cứu các tài liệu liên quan tới bài dạy.

- Tranh phóng to chân của lợn, bò, tê giác.

2. Học sinh: Học bài và xem trước bài mới, kẻ bảng trang 167 vào vở

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: 7A1: ; 7A2: .; 7A3: . ; 7A4: . ; 7A5: . 7A6:

2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi:

- Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấn, Ăn thịt?

- Trình bày đặ điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất?

3. Hoạt động dạy học:

* Mỡ bài: Tiếp theo các bộ thú đã học bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu về thú móng guốc như lợn, hươu, bò, tê giác, ngựa, voi chúng có cơ thể, đặ biệt là chân có cấu tạo thích nghi với tập tính di chuyển rất nhanh. Còn thú linh trưởng như khỉ vượn lại có chân thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 52, Bài 51: Sự đa dạng của thú (Tiết 3) - Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn 10/03/2013
Tiết 52 Ngày giảng 13/03/2013	
Bài 51: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ(T3)
CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ.
- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.
- Nêu được sự đa dạng của thú từ đó rút ra được đặc điểm vai trò thực tiễn của từng bộ.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Giáo án và nghiên cứu các tài liệu liên quan tới bài dạy.
- Tranh phóng to chân của lợn, bò, tê giác.
2. Học sinh: Học bài và xem trước bài mới, kẻ bảng trang 167 vào vở 
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1:; 7A2:..; 7A3:...; 7A4:..; 7A5:.. 7A6:
2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: 
- Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú : Ăn sâu bọ, Gặm nhấn, Ăn thịt? 
- Trình bày đặ điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất? 
3. Hoạt động dạy học:
* Mỡ bài: Tiếp theo các bộ thú đã học bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu về thú móng guốc như lợn, hươu, bò, tê giác, ngựa, voi chúng có cơ thể, đặ biệt là chân có cấu tạo thích nghi với tập tính di chuyển rất nhanh. Còn thú linh trưởng như khỉ vượn lại có chân thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ móng guốc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu, đọc SGK tr.166, 167, quan sát hình 51.3 trả lời câu hỏi:
+ Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc?
+ Chọn từ phù hợp điền vào bảng trong vở bài tập.
- Kẻ lên bảng để HS chữa.
- Đưa nhận xét và đáp án đúng HS tự sữa chữa.
- Cá nhân đọc thông tin trong SGK tr.166, 167.Tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi 
- Yêu cầu:
+ Móng có guốc.
+ Cách di chuyển.
- Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng kiến thức.
- Đại diện các nhóm lên điền từ phù hợp vào bảng.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần).
Bảng kiến thức chuẩn
Tên động vật
Số ngón chân
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Chẵn (4)
Không sừng
Ăn tạp
Đàn
Hươu
Chẵn (2)
Có sừng
Nhai lại
Đàn
Ngựa
Lẻ (1)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Voi
Lẻ (5)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Tê giác
Lẻ (3)
Có sừng
Không nhai lại
Đơn độc
Những câu trả lời lựa chọn
Chẵn
Lẻ
Có sừng
Không có sừng
Nhai lại
Không nhai lại. 
Ăn tạp
Đơn độc
Đàn
-Yêu cầu tiếp tục trả lời câu hỏi:
+ Tìm đặc điểm phân biệt bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ
-Yêu cầu rút ra kết luận về:
+ Đặc điểm chung của bộ.
+ Đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ guốc chẵn, guốc lẻ.
-Các nhóm sử dụng kết quả của bảng trên trao đổi trả lời câu hỏi.
Yêu cầu:
+ Nêu dược số ngón chân có guốc.
+ Sừng, chế độ ăn.
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Tiểu kết 1 : Đặc điểm của bộ móng guốc.
- Có số ngón chân tiêu giãm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.
- Bộ guốc chẵn: Số ngón chân chẵn, có sừng, đa số là động vật nhai lại.
- Bộ guốc lẻ: Số ngón chân lẻ, không có sừng (trừ tê giác), không nhai lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ linh trưởng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Đặc điểm chung của bộ.
- Yêu cầu nghiên cứu SGK và quan sát hình 51.4 trả lời câu hỏi:
+ Tìm đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng?
+ Tại sao bộ linh trưởng leo trào r6t1 giỏi?
Phân biệt các đại diện:
+ Phân biệt 3 đại diện của bộ linh trưởng bằng đặc điểm nào?
- Kẻ nhanh bảng so sánh để HS điền.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Tự đọc thông tin trong SGK tr.168, quan sát hình 51.4, kết hợp với những hiểu biết về bộ này trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu:
+ Chi có cấu tạo đặc biệt.
+ Chi có khả năng cầm nắm, bám chặt.
- 1 vài em trình bày HS khác bổ sung.
- Cá nhân tự tìm đặc điểm phù hợp 3 đại diện ở sơ đồ tr.168.
- 1 số HS lên bảng điền.
- HS khác bổ sung.
Bảng kiến thức chuẩn
 Tên động vật
Đặc điểm
Khỉ hìmh người
Khỉ
Vượn
Chai mông
Không có
Chai mông lớn
Có chai mông nhỏ
Túi má
Không có
Túi má lớn
Không có
Đuôi
Không có
Đuôi dài
Không có
*Tiểu kết 2: Bộ linh trưởng :
- Đi bằng bàn chân, bàn tay
- Bàn chân, bàn tay có 5 ngón, ngón tay cái đối diện với 4 ngón còn lại thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo. 
- Ăn tạp (Động vật, thực vật)
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của lớp thú
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yêu cầu:
+ Nhớ lại kiến thức đã học về lớp thú.
+Thông qua các đại diện tìm đặc điểm chung.
+ Chú ý đặc điểm: Bộ lông, đẻ con, răng, hệ thần kinh.
-Trao đổi nhóm tìm đặc điểm chung nhất.
-Đại diện trình bày nhóm khác bổ sung cho hoàn thiện.
*Tiểu kết 3: 
- Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất. 
- Thai sinh và nuôi con bằng sữa.
- Có lông mao, bộ răng phân hóa 3 loại. 
- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
Hoạt động 4: Vai trò của thú
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yêu cầu: Đọc SGK trả lời câu hỏi:
+Thú có những giá trị gì trong đời sống con người?
+Chúng ta làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển?
-Nhận xét ý kiến của HS và yêu cầu HS rút ra KL
-Cá nhân tự nghiên cứu thông tin trong SGKtr.168.
-Trao đổi nhóm trả lời:Yêu cầu:
+Phân tích riêng từng giá trị như: cung cấp thực phẩm, dược phẩm
+Xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắn.
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
*Tiểu kết 4 : 
1. Vai trò: 
a. Với con người: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại.
b. Tự nhiên: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, tạo sự cân bằng sinh thái
2. Biện pháp: 
+ Bảo vệ động vật hoang dã 
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
IV. CŨNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Cũng cố: HS đọc kết luận sgk
- Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ móng guốc? Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẽ?
- So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn?
2. Dặn dò: 
- Học bài và trả lời câu hỏi. 
- Tìm hiểu 1 số tập tính, đời sống của thú.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 51. Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo) - Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng - R'Ông Ha Tuân - Trườn.doc