Tiết 53, Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác - Nguyễn Văn Lực

I. MỤC TIấU

1. Kiến thức

- Hiểu rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.

- Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coócti.

- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.

2. Kĩ năng

- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức vệ sinh tai.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ tai để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác.

- Kỹ năng hợp tác, lăng nghe tích cực ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 53, Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 - Tiết: 53.
Ngày soạn: ./03/2010
Ngày dạy: . /03/2010
Bài 51
Cơ quan phõn tớch th ớnh giỏc
MỤC TIấU
1. Kiến thức
- Hiểu rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coócti.
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức vệ sinh tai.
CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ tai để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác.
- Kỹ năng hợp tác, lăng nghe tích cực ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
- Dạy học nhóm
- Vấn đáp -tìm tòi
- Trình bày 1 phút
- Trực quan.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
- Tranh ảnh phóng to hình 51.1, 51.2
- Mô hình cấu tạo tai.
V. TIẾN TRèNH DẠY - HỌC
	1. ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
?1. Trình bày khái niêm, nguyên nhân, cách phòng chống các tật về mắt?
?2. Nêu nguyên nhân, hậu quả, cách phòng chống bệnh đau mắt hột?
?3. Vì sao khi ngồi trên tầu xe không nên đọc sách?
 3. Bài mới. 
Hoạt động 1
Cấu tạo của tai 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 51.1 à hoàn thành bài tập điền từ tr.162 SGK.
- GV gọi 1- 2 HS lên đọc to toàn bộ bài tập và thông tin tr.163 SGK.
- Tai được cấu tạo như thế nào? Chức năng từng bộ phận?
- GV chỉ định 1 - 2 HS trình bày lại cấu tạo tai trên tranh, hoặc mô hình.
- HS vận dụng kiến thức về cơ quan phân tích để nêu được 3 bộ phận của cơ quan phân tích thính giác. 
- HS quan sát kĩ sơ đồ câu stạo tai à cá nhân làm bài tập.
- 1 -2 HS lên phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.
Các từ cần điền:
1- Vành tai, 2- ống tai, 3- Màng nhĩ, 4- Chuỗi xương tai.
- HS căn cứ vào hình 51.1, 2 và thông tin để trả lời.
- Cơ quan phân tích thính giác gồm:
+ Tế bào thụ cảm thính giác.
+ Dây thần kinh thính giác.
+ Vùng thính giác ở vỏ não.
- Tai ngoài:
+ Vành tai: Hứng sóng âm.
+ ống tai: Hướng sóng âm.
+ Màng nhĩ: Khuếch đại âm thanh.
- Tai giữa:
+ Chuỗi xương tai: Truyền sóng âm.
+ Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.
- Tai trong:
+ Bộ phận tiền đình: thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ ốc tai: thu nhận kích thích sóng âm
Hoạt động 2
Chức năng thu nhận sóng âm
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 51.2 kết hợp với thông tin < tr.163, 164 SGK .
- Trình bày cấu tạo ốc tai? Chức năng của ốc tai?
- GV hướng dẫn HS qua sát lại hình 51.2 A à tìm hiểu đường truyền sóng âm từ ngoài vào trong.
- Sau đó GV trình bày sự thu nhận cảm giác âm thanh.
- Cá nhân tự thu nhận và xử lí thông tin.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS ghi nhớ thông tin.
- 1 HS lên trình bày trên tranh.
 - Cấu tạo ốc tai: ốc tai xoắn 2,5 vòng gồm:
+ ốc tai xơng ở ngoài.
+ ốc tai màng ở trong.
. Màng tiền đình ở trên.
. Màng cơ sở ở dới.
- Cơ quan Coócti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.
- Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âm qua màng nhĩ qua chuỗi xương tai, qua cửa bầu, làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch, làm rung màng cơ sở, kích thích cơ quan coócti, làm xuất hiện xung thần kinh, theo dây thần kinh thính giác đến vunga thính giác và cho ta cảm giác về âm thanh.
Hoạt động 3
Vệ sinh tai
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin à trả lời câu hỏi.
+ Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
+ Hãy nêu các biện pháp vệ sinh và bảo vệ tai?
- Cá nhân tự thu nhận và xử lí thông tin. Nêu được:
+ Giữ vệ sinh tai.
+ Bảo vệ tai.
- HS tự đề ra các biện pháp.
- 1 HS lên trình bày trên tranh.
+ Không dùng vật nhọn ngoáy tai.
+ Giữ sạch miệng mũi để đề phòng bệnh cho tai.
+ Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. HS trình bày cấu tạo của ốc tai trên tranh hình 51.2
2. Trình bày qúa trình thu nhận kích thích sóng âm?
3. Vì sao cơ thể xác định âm phát ra từ bên phải hay bên trái?
VII. DẶN Dề
- Học bài và trả lời câu hỏi.
- Đọc phần “Em có biết”.
- Nghiên cứu trước bài 52.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 51. Cơ quan phân tích thính giác - Nguyễn Văn Lực.doc