Tiết 55: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người - Đinh Công Khánh

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng.

-Trình bày được vai trò tiếng của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người.

2.Kỹ năng: Rèn khả năng tư duy, suy luận.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, xây dựng các thói quen, nếp sống văn hoá.

II. CHUẨN BỊ: Tranh cung phản xạ, tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết -Tranh các vùng của vỏ não

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định

2.Mở bài:

3.Bài mới:

Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH VÀ ỨC CHẾ PXCĐK Ở NGƯỜI

*Mục tiêu: Hiểu rõ sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người và từ đó chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người và động vật.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1928Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 55: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người - Đinh Công Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 16/03/13
Tiết 55	 Ngày dạy:18/03/13
 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng.
-Trình bày được vai trò tiếng của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người. 
2.Kỹ năng: Rèn khả năng tư duy, suy luận.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, xây dựng các thói quen, nếp sống văn hoá.
II. CHUẨN BỊ: Tranh cung phản xạ, tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết -Tranh các vùng của vỏ não
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định
2.Mở bài:
3.Bài mới:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH VÀ ỨC CHẾ PXCĐK Ở NGƯỜI
*Mục tiêu: Hiểu rõ sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người và từ đó chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người và động vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-P/tích, mở rộng k/thức sự giống nhau, =/= nhau của PXCĐK ở người với ĐV
+Giống: q/tr thành lập, những đ/k để PXCĐK được hình thành và ức chế cũng như ý nghĩa của chúng.
+Khác: số lượng và mức độ phức tạp của các PXCĐK
-Cho HS thực hiện lệnh Ñ SGK.
-Theo dõi sự trình bày của HS, phân tích, chỉnh sửa, bổ sung và chính xác hoá nội dung trình bày của HS.
-N/cứu ˜ SGK àthảo luận nhóm trình bày được: Sự thành lập, ức chế và ý nghĩa của PXCĐK
-Đại diện trình bày kết quả 
+PXCĐK có thể được hình thành rất sớm ở trẻ mới sinh. Trẻ càng lớn, số lượng càng nhiều, càng phức tạp.
+quá trình ức chế xảy ra khi pxạ không cần thiết đối với sự sống.
+Có sự phối hợp chặt chẽ 
-Một vài HS t/bày ví dụ 
-Các HS khác theo dõi, bổ sung 
*Tiểu kết: 
Sự thành lập PXCĐK và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau à giúp cơ thể thích nghi với đời sống.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT
*Mục tiêu: Nắm được vai trò của tiếng nói và chữ viết đối với PXCĐK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao
-Đưa ra một vài quả chua 
+Hỏi: Có em nào tiết nước bọt?
-Cất quả chua đi và chỉ nói, viết lên bảng: có quả rất chua (Chanh, khế) 
+Hỏi: Có em nào tiết nước bọt ?
-Hỏi tiếp : Tại sao khi nhìn thấy hay nghe nói, hoặc đọc các từ “Quả chua” có một số người tiết nước bọt?
2.Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm
-Y/cầu HS ncứu ™ SGK để nêu lên đc ý nghĩa của tiếng nói, chữ viết trong đời sống xã hội.
-Nhận xét, bổ sung 
-Quan sát các quả chua
-Một số em trả lời : Có tiết nước bọt.
-Nghe thấy trên bảng : Có quả rất chua
-Một vài em trả lời: Có tiết nước bọt.
-Tìm hiểu ™ SGK, trao đổi nhóm 
-Đại diện trình bày câu trả lời
+Khi ăn các quả chua, cần tiết ra nhiều nước bọt, nhiều lần như vậy đã hình =PXCĐK 
+Như vậy hình dạng cụ thể của các quả chua là tín hiệu làm cho nhiều người tiết nước bọt.
+Tiếng nói hay chữ viết “Quả chua” cũng là những tín hiệu gây ra các PXCĐK 
-không cần có sự vật, hiện tượng mà người nghe cũng tưởng tượng ra được
+TN, CV là k/quả của q/trình học tập, là p/tiện để giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm và truyền đạt k/n.
-HS khác nghe, nhận xét, bổ sung
*Tiểu kết: 
-Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao.
-Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. 
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ TƯ DUY TRỪU TƯỢNG
*Mục tiêu: Biết đc cơ sở của TDTT là khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá của con người
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Thông báo: Nhờ có ngôn ngữ, con người đã trừu tượng hoá các SV, các h/t cụ thể. 
-K/năng khái quát hóa và trừu tượng hóa khi x/d k/niệm là cơ sở cho tư duy TT và tư duy = k/n.
-Nghe GV thông báo và ghi chép những nội dung cơ bản.
-Dưới sự hướng dẫn của GV, các em thảo luận và nêu lên những ví dụ.
*Tiểu kết: 
-Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.
-Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá à là cơ sở tư duy trừu tượng. 
*Kết luận chung: GV cho Hs đọc chậm phần tóm tắt cuối bài
IV.KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ: HS trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống  thay cho các số 1, 2, 3, để hoàn chỉnh các câu sau:
 Sự hình thành và ức chế các ..(1) .. ở người là hai qtrình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để .. (2) .. thói quen, tập quán, nếp sống có văn hoá.
 Sự hình thành tiếng nói và chữ viết ở người cũng là kết quả của .. (3) .. là quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện cấp cao. Tiếng nói và chữ viết trở thành .. (4) .. giúp con người hiểu nhau, là cơ sở của tư duy.
Đáp án: 1.Phản xạ có điều kiện 2.hình thành 
 3.Quá trình học tập 4.phương tiện giao tiếp
Câu 2. Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hoá và trừu tượng hoá các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.
V. DẶN DÒ
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.Trả lời các câu hỏi cuối bài
Lấy 1 ví dụ về sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người.
 Ngày soạn: 20/03/13
Tiết 56	 Ngày dạy:22/03/13
Bài 54 VỆ SINH HỆ THẦN KINH
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
-Phân tích ý nghĩa của lđộng và nghỉ ngơi hợp lí, tránh ảnh hưởng xấu đến hệ tk.
-Nêu rõ được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ tk.
-Xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cho học tập
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế, hoạt động nhóm.
3.Thái độ: GD ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ, cương quyết tránh xa ma tuý.
II. CHUẨN BỊ
Tranh ảnh truyền thông về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 54
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định
2. Mở bài:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ý NGHĨA CỦA GIẤC NGỦ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
*Mục tiêu: Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể, giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
+Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ?
-Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi
 +Ngủ là q/trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi khả năng làm việc của hệ TK.
+Muốn có giấc ngủ tốt cần:
>Tạo ra một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ (ngủ đúng giờ, nằm hít thở sâu )
>Tránh những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ: >Không dùng chất kích thích trước khi ngủ;
>Tạo không gian yên tĩnh.
*Tiểu kết: 
-Ngủ là q/tr ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi k năng làm việc của hệ TK.
-Biện pháp để có giấc ngủ tốt:
	+Cơ thể sảng khoái
	+Chỗ ngủ thuận tiện 
 	+Không dùng các chất kích thích như chè, cà phê 
	+Tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ
Hoạt động 2: LAO ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI HỢP LÍ
*Mục tiêu: Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lí tránh ảnh hưởng xấu đến hệ TK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Gợi ý , nêu các câu hỏi phụ:
+ Nếu hệ TK làm việc liên tục suốt ngày đêm thì hiệu quả của việc đ/hoà, đ/khiển các hđ cơ thể có tăng lên k0
-Thông báo: KO phải cứ khi ngủ là phục hồi đc sức làm việc của hệ TK mà còn phải có những hđ hợp lí giữa học tập (l/động) với nghỉ ngơi để tránh gây ra căng thẳng cho hệ TK.
-Thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi Ñ 
-Đại diện trả lời câu hỏi 
+Nếu hệ TK làm việc liên tục (hưng phấn liên tục) sẽ mệt mỏi và làm việc k0 có hiệu quả. Trong h/đ TK có 2 mặt đối lập là hưng phấn và ức chế, nhờ đó đ/bảo đc sự cân bằng.
 + Sự ức chế đc t/hiện thông qua giấc ngủ, nhờ đó k/năng h/đ của hệ TK đc phục hồi.
 -Các HS khác theo dõi, bổ sung và 
*Tiểu kết: 
Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh
Biện pháp: 3 biện pháp SGK tr.172
Hoạt động 3: TRÁNH LẠM DỤNG CHẤT KT VÀ ỨC CHẾ ĐỐI VỚI
HỆ THẦN KINH
*Mục tiêu: Nêu rõ tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh.
-Xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cho học tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Treo tranh phóng to về tác hại của ma tuý cho HS quan sát 
-Y/cầu HS đọc Ñ SGK để điền vào ô trống hoàn thành bảng SGK (ghi vào phiếu học tập).
-Theo dõi sự trình bày của HS phân tích đúng sai và cuối cùng treo bảng phụ ghi kết quả điền bảng.
-Quan sát tranh, thảo luận nhóm
- Đdiện trình bày kết quả điền bảng 54.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-HS sửa vào phiếu học tập của mình.
-Các HS khác theo dõi, bổ sung 
*Đáp án: Bảng 54
*Tiểu kết: bảng 54
Loại chất
Tên chất
Tác hại
Chất kích thích
-Rượu
-Nước chè, cà phê
-Hoạt động vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém
-Kích thích hệ thần kinh, gây khó ngủ
Chất gây nghiện
-Thuốc lá
-Ma tuý
-Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư. Khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém
-Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách.
*Tổng kết bài: GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ: Đáp án câu hỏi cuối bài:
 V. DẶN DÒ:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Ôn tập chương “Thần kinh”
Tìm hiểu về hệ nội tiết
Câu 1: Đánh dấu + vào ô › chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1.Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ là:
› a) Giấc ngủ làm giảm mọi hoạt động cơ thể, tiết kiệm được năng lượng.
› b) Giấc ngủ là một quá trình ức chế để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ TK
› c) Giấc ngủ giúp hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể hiệu quả hơn.
› d) Cả a và b 
2.Muốn có giấc ngủ tốt cần phải:
› a) Tạo một phản xạ (một động hình) chuẩn bị cho giấc ngủ
› b) Tránh những yếu tố làm ảnh hưởng tới giấc ngủ (ăn no quá, dùng chất kích thích: cà phê, chè, thuốc lá  trước khi đi ngủ)
› c) Làm việc căng thẳng, thần kinh mệt mỏi dễ ngủ và ngủ sâu.
› d) Cả a và b
Đáp án: 1.b ; 2.d
Câu 2: Để bảo vệ hệ thần kinh cần tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như :
-Chất kích thích: rượu, chè, cà phê  thường kích thích làm thần kinh căng thẳng gây khó ngủ, ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ.
-Chất gây nghiện: hêrôin, cần sa  thường gây tê liệt thần kinh, ăn ngủ kém, cơ thể gầy gò, yếu. Ấy là chưa nói đến tác hại khác về mặt xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 53. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người - Đinh Công Khánh - Trường THCS Phù Đổng.doc