Tiết 56, Bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng - Phạm Thị Trúc Linh

Kiến thức:

- Nhận biết được vế trái, vế phải và dùng dấu của bất đẳng thức.

- Nắm được tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng ở dạng bất đẳng thức

- Biết chứng minh bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị các vế ở bất đẳng thức

Kỹ năng:

- Chứng minh bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị các vế ở bất đẳng thức hoặc vận dụng tính chất liên hệ thứ tự và phép cộng

Thái độ:

- Tập trung, nghiêm túc, cẩn thận

 

docx 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 56, Bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng - Phạm Thị Trúc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Trần Thị Kim Nhung 	Ngày soạn: 07/03/2013
GIÁO ÁN
SV: Phạm Thị Trúc Linh 	Tiết: 56
CHƯƠNG IV: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
§1: LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức:
Nhận biết được vế trái, vế phải và dùng dấu của bất đẳng thức. 
Nắm được tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng ở dạng bất đẳng thức
Biết chứng minh bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị các vế ở bất đẳng thức
Kỹ năng:
Chứng minh bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị các vế ở bất đẳng thức hoặc vận dụng tính chất liên hệ thứ tự và phép cộng
Thái độ:
Tập trung, nghiêm túc, cẩn thận
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ, viết dạ
Học sinh: SGK, thước kẻ, .
III. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
15’
CHƯƠNG IV: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
§1: LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG
1. Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số
a. Các khái niệm: a, b Î R ta có
+ a lớn hơn b (a > b) 
+ a nhỏ hơn b (a < b) 
+ a bằng b (a = b)
- Ví dụ 1: ?1
b. Ví dụ
+ x2 ³ 0 với mọi x
+ - x2 £ 0 với mọi x vì x2 ³ 0 nên - x2 £ 0
* Lưu ý:
+ a không nhỏ hơn b (hay a lớn hơn hoặc bằng b).Kí hiệu: a ³ b
+ a không lớn hơn b (hay a nhỏ hơn hoặc bằng b).Kí hiệu: a £ b
+ c là số không âm.
Kí hiệu: c ³ 0
+ y không lớn hơn 5
ta viết y £ 5
- GV: Chúng ta đã học, phương trình là sự biểu thị quan hệ bằng nhau giữa hai biểu thức, ngoài quan hệ bằng nhau, hai biểu thức còn có quan hệ không bằng nhau được biểu thị qua bất đẳng thức
- GV: Khi so sánh hai số sẽ xảy ra những trường hợp nào?
- Yêu cầu HS trả lời
- GV: So sánh -2 và 3
- HS: -2 < 3
ơ
- GV: Biểu diễn -2 và 3 trên trục số ta thấy (-2) nằm ở vị trí nào so với 3?
- HS: -2 bên trái 3
- GV: Khi biểu diễn các số trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số nhỏ hơn nằm bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn.
- GV: Yêu cầu so sánh hai số và số 3
- HS: < 3 vì số nằm bên trái điểm 3 trên trục số
- GV yêu cầu làm ?1
- HS: 
a) 1,53 < 1, 8 
b) -2,37 > -2,41
c) = 
d) < vì 
- GV: Với x là số thực bất kỳ, hãy so sánh x2 với số 0 
- HS: Nếu x là số dương thì x2 > 0. Nếu x là số âm thì x2 > 0. Nếu x bằng 0 thì x2 = 0
- GV: Vậy x2 luôn lớn hơn hoặc bằng 0 với mọi x, ta viết x2 ≥ 0 với mọi x. 
- GV: Tương tự, với x là số thực bất kì, hãy so sánh –x2 với 0 
- HS: Với x là số thực bất kì, thì –x2 luôn nhỏ hơn hoặc bằng 0, ta viết –x2 ≤ 0 
- GV: Nếu a không nhỏ hơn b ta viết thế nào 
- HS lên bảng viết a ≥ b 
- HS lên bảng viết a ≤ b 
- GV: Tổng quát, nếu c là một số không âm ta viết thế nào ?
- HS lên bảng viết c ≥ 0
- GV: Nếu y không lớn hơn 5 , ta viết như thế nào ?
- HS lên bảng viết y ≤ 5
- GV chuyển ý: Tất cả các hệ thức vừa nêu đều là các bất đẳng thức
5’
2. Bất đẳng thức
* Khái niệm: Ta gọi hệ thức dạng a b, a ≤ b , 
a ≥ b) là bất đẳng thức
- Trong đó: a là vế trái
 b là vế phải
- Ví dụ: 7 > 4
- GV giới thiệu khái niệm bất đẳng thức
- GV: Hãy lấy ví dụ về bất đẳng thức và chỉ ra vế trái, vế phải của bất đẳng thức đó?
- HS lấy ví dụ rồi chỉ ra vế trái, vế phải của mỗi bất đẳng thức
- GV: Ta có: 7 > 4. Hãy cộng hai vế với 3 rồi so sánh
- HS: 7 + 3 = 10 > 4 + 3 = 7
- GV chuyển ý: Có thể kết luận gì về hai vế của bất đẳng thức khi cộng với một số?
16’
3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
- Ví dụ 2: ?2
- Tính chất: Với ba số a, b và c, ta có : 
+ Nếu a < b thì a + c < b + c 
+ Nếu a ≤ b thì a + c ≤ b + c 
+ Nếu a > b thì a + c > b + c
+ Nếu a ≥ b thì a + c ≥ b + c 
* Chú ý: a < b và a + c < b + c gọi là hai bất đẳng thức cùng chiều
- Ví dụ 3: ?3
- Ví dụ 4: ?4
Cho trục số:
- GV : Cho biết bất đẳng thức biểu diễn mối quan hệ giữa (-4) và 2
- HS: – 4 < 2
- GV: Khi cộng 3 vào cả hai vế của bất đẳng thức đó, ta được bất đẳng thức nào ? 
- HS : - 4 + 3 < 2 + 3 hay -1 < 5
- GV (Bảng phụ): Hình vẽ này minh họa kết quả : Khi cộng 3 vào hai vế của bất đẳng thức –4 < 2 ta được bất đẳng thức
 -1 < 5 cùng chiều với bất đẳng thức đã cho (GV giới thiệu hai bất thức cùng chiều)
- GV: Dự đoán kết quả khi cộng số c vào cả hai vế của bất đẳng thức 
- HS: -4 + c < 2 + c
- GV: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng ta có tính chất sau (Bảng phụ)
- GV: Hãy phát biểu thành lời tính chất trên 
- HS phát biểu thành lời 
- GV: Tương tự ví dụ 2 hãy làm ?3, ?4
- Hai HS lên bảng trình bày 
?3 : Có - 2004 >- 2005 
=> - 2004 + ( -777) > -2005 + (-777) theo tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng 
?4 : Có < 3 
Þ + 2 < 3 + 2 
Þ + 2 < 5
- GV giới thiệu tính chất của thứ tự cũng là tính chất của bất đẳng thức
8’
* Củng cố
Bài 1: (SGK)
a. Sai ; b. Đúng ; c. Đúng ; d. Đúng
Bài 2:
a. Vì cộng hai vế với 1
b. Vì cộng hai vế với -2
Bài 3:
a. a ³ b vì cộng hai vế với 5
b. a £ b vì cộng hai vế với -15
2’
* Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc tính chất của bất đẳng thức 
- Làm bài 1 ,2 ,3 ,4 ,7 ,8 trang 41, 42 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 1. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng - Phạm Thị Trúc Linh.docx