Tiết 58, Bài 50: Sự đa dạng của thú (Tiếp) - Bộ ăn sâu bọ - Bộ gặm nhấm - Bộ ăn thịt - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Học sinh nắm được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.

- Học sinh phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạp đặc trưng.

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.

- Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh chân, răng chuột chù.

- Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột.

- Tranh bộ răng và chân của mèo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu đặc điểm của dơi, cá voi phù hợp với điều kiện sống ?

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1995Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 58, Bài 50: Sự đa dạng của thú (Tiếp) - Bộ ăn sâu bọ - Bộ gặm nhấm - Bộ ăn thịt - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 58
Ngày soạn: 30/03/10
Ngày dạy: 01/04/10
Bài 50: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (TIẾP)
BỘ ĂN SÂU BỌ- BỘ GẶM NHẤM- BỘ ĂN THỊT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Học sinh nắm được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
- Học sinh phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạp đặc trưng.
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.
- Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh chân, răng chuột chù.
- Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột.
- Tranh bộ răng và chân của mèo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm của dơi, cá voi phù hợp với điều kiện sống ?
3. Giảng bài mới	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Gv yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
? Những loài thú nào được xếp vào bộ ăn sâu bọ ?
? Loài chuột chù thường sống ở đâu ?
? Chúng có tập tính gì .
? Cấu tạo cơ thể của chuột có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với đời sống ăn sâu bọ .
? Hãy phân biệt chuột chù và chuột chũi .
? Vai trò của thú ăn sâu bọ.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
GV chốt nội dung.
HS đọc thông tin SGK
Quan sát tranh vẽ 
Trả lời các câu hỏi 
à loài chuột chù, chũi, têtê,
à Trên mặt đất, trong hang, . . .
à Đào bới đất tìm kiếm thức ăn
à Mõm dài,chi trước khỏe, vuốt sắc, răng cửa nhọn sắc,. ..
àĂn sâu bọ góp phần bảo vệ mùa màng cho loài người.
- HS rút ra kết luận
I. Bộ ăn sâu bọ 
- Đại diện: chuột chũi, chuột chù
-Mõm dài, răng nhọn sắc
- Khứu giác phát triển, lông xúc giác dài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ gặm nhấm
? Những loài thú nào được xếp vào gặm nhấm
? Loài gặm nhấm thường sống ở đâu ?
? Chúng có tập tính gì .
? Cấu tạo cơ thể của gặm nhấm có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với đời sống gặm nhấm?
? Do đặc tính nào mà Chuột hay gặm, bàn,tủ.
Liên hệ : Khi nuôi thỏ thì nên làm chuồng bằng sắt mà không làm chuồng bằng gỗ.
? Vai trò của thú gặm nhấm.
GV chốt nội dung.
HS đọc thông tin SGK
Quan sát tranh vẽ 
Trả lời các câu hỏi sau.
- thỏ, chuột đồng, nhím, dúi,
- Đào hang, . . .
- Chi trước khỏe, vuốt sắc, thiếu răng nanh, ăn gặm nhấm.
-Răng cửa luôn mọc dài ra nên cần bào bớt
-Có hại to lớn với nông nghiệm
II. Bộ gặm nhấm
- Đại diện: chuột đồng, nhím, thỏ,
- Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: răng cửa nhọn sắc luôn mọc dài, thiếu răng nanh, giữa răng nanh và răng hàm có 1 khoảng trống( khoảng trống hàm)
Hoạt động 3: Tìm hiểu bộ ăn thịt
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình để trả lời câu hỏi:
? Những loài thú nào được xếp vào bộ ăn thịt
? Loài thú ăn thịt thường sống ở đâu ?
? Cấu tạo cơ thể của thú ăn thịt có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với đời sống ăn thịt
? Vai trò của thú ăn thịt.
GV chốt nội dung.
Tích hợp
Các loài thú với nhau có nhiều mối quan hệ,và để bảo vệ các loài thú có ích thì chúng ta cần phải làm gì?
- Chúng ta cần phải bảo vệ sự đa dạng của các loài động vật bằng cách bảo vệ môi trường sống, tránh săn bắt bừa bãi, 
HS đọc thông tin SGK
Quan sát tranh vẽ 
Trả lời các câu hỏi sau.
- loài hổ, báo, chó, mèo,
- Trên đồng cỏ, . . .
- Bộ răng phát triển, răng cửa sắc nhọn để bắt mồi răng nanh để róc xương, rang hàm có mấu dẹp, bàn chân có vuốt sắc và đệm thịt
- Hs trả lời
III. Bộ ăn thịt
- Đại diện: hổ, báo, mèo, chó sói,. . . .
- Đơi sống thành đàn ở đồng cỏ ,. . .
-Bộ răng phát triển, phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
-Bàn chân có đệm thịt dày, dưới có vuốt cong
4. Củng cố
Câu 1: Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau:
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
b. Răng nanh dài, nhọn, răng hàm hẹp hai bên, sắc.
c. Rình và vồ mồi.
e. Ngón chân có vuốt cong, nhọn sắc, nệm thịt dày.
g. Đào hang trong đất.
Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào?
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
b. Răng cửa mọc dài liên tục
c. Ăn tạp
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”. Tìm hiểu đặc điểm sống của trâu, bò, khỉ
- Kẻ bảng phân biệt đặc điểm của khỉ, vượn và khỉ hình người.
 Tên động vật
Đặc điểm
Khỉ hình người
Khỉ
Vượn
Chai mông
Túi má
Đuôi

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 50. Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo) - Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.doc