Tiết 59, Bài 56: Cây phát sinh giới động vật

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

-HĐ2: HS biết được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật.

-HĐ3: HS hiểu được cây phát sinh giới động vật.

1.2. Kỹ năng

-HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK

-HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ

1.3. Thái độ

- Tính cách: Chúng ta phải biết quý trọng, bảo vệ các di tích cổ

-Thói quen: Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ - chăm sóc ĐV quý trong các di tích cổ, bảo vệ đa dạng sinh học (GDMT)

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

-Bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật

-Cây phát sinh giới động vật

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 59, Bài 56: Cây phát sinh giới động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31- Tiết PPCT: 59
ND: 25/4 
BÀI 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
-HĐ2: HS biết được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật.
-HĐ3: HS hiểu được cây phát sinh giới động vật.
1.2. Kỹ năng
-HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK
-HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ
1.3. Thái độ
- Tính cách: Chúng ta phải biết quý trọng, bảo vệ các di tích cổ
-Thói quen: Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ - chăm sóc ĐV quý trong các di tích cổ, bảo vệ đa dạng sinh học (GDMT) 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
-Bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật 
-Cây phát sinh giới động vật
3. CHUẨN BỊ 
3.1. Giáo viên:
- H56.1,56.2,56.3SGK/182,183
3.2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức: Đặc điểm chung các ngành, các lớp ĐV đã học
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 7A1; 7A2
 7A3; 7A4
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính, cho ví dụ? Các loài ĐV có quan hệ gì với nhau không? (10đ)
Câu 2: Thạch sùng (thằn lằn), là, lợn loài nào có hình thức sinh sản tiến hóa hơn, em hãy xếp theo thứ tự từ thấp đến cao? Cây phát sinh giới ĐV là gì? (10đ)
Từ thụ tinh ngoài (cá chép) đến thụ tinh trong vì tỉ lệ trứng thụ tinh trong (thằn lằn được thụ tinh cao hơn.
 - Từ đẻ trứng đến đẻ con. Đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ an toàn
 - Sự đẻ con ở thú ( thai sinh), chất dinh dưỡng nuôi phôi từ cơ thể mẹ, phôi phát triển tốt.Tập tính chăm sóc con và nuôi con bằng sữa mẹ tăng cường sức sống của con non
 *Các loài ĐV có quan hệ họ hàng với nhau.
Thạch sùng: đẻ trứng, không ấp trứng, không chăm sóc con
 Gà: đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc con non
 Lợn: đẻ con, có nhau thai, chăm sóc con non
 * Cây phát sinh giới ĐV phản ánh mối quan hệ nguồn gốc, họ hàng, mức độ tiến hóa của các ngành
4.3.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*HĐ1: (2 phút)Vào bài:
-GV: Giới ĐV trên trái đất đều có quan hệ họ hàng với nhau, cây phát sinh minh họa bằng 1 cây với nhiều cành, nhánh, ở tận cùng của 1 nhánh là ngành hay 1 lớp ĐV trong cùng gốc, lớp ĐV càng ở gần thì mối quan hệ họ hàng giữa chúng càng gần và ngược lại.
*HĐ2: (13 phút) Tìm hiểu bằng chúng về mối quan hệ họ hang giữa các nhóm động vật 
-MT: HS biết được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật 
- Tiến hành:
- GV: Treo tranh H56 hướng dẫn HS quan sát (chú ý đặc điểm của vây, đuôi và chân)
 Yêu cầu HS QS H 56.2 TLN 3 câu hỏi SGK/182
?Đặc điểm nào của cá vây chân cổ giống lưỡng cư cổ?
*HS: Có vẩy, có vây đuôi, có nắp mang
? Đặc điểm nào của lưỡng cư cổ giống với lưỡng cư ngày nay?
*HS: Có 4 chi, mỗi chi có 5 ngón
? Đặc điểm nào của chim cổ giống bò sát và giống lớp chim ngày nay?
*HS: Chim cổ giống bò sát: Ngón có vuốt, có răng, đuôi dài nhiều đốt; Chim cổ giống chim ngày nay:có cánh, có lông vũ
?Những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loài ĐV nói lên điều gì về mối quan hệ giữa các nhóm ĐV? (HSG)
*HS: Nguồn gốc của ĐV ( Cá vây chân cổ là tổ tiên của lưỡng cổ; Bò sát cổ là tổ tiên của chim hiện nay)
?Làm thế nào để biết các nhóm ĐV có mối quan hệ với nhau?
*HS: Dựa vào di tích hóa thạch
*GDMT&HN: Các di tích hóa thạch có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp ta có thể biết được thời điểm xuất hiện của các ĐV, con người, đồ vật. Do vậy chúng ta phải biết quý trọng, bảo vệ các di tích cổ
*HĐ3: (20 phút) Tìm hiểu cây phát sinh giới động vật
 -MT: HS hiểu được ý nghĩa vá tác dụng của cây phát sinh giới ĐV
-Tiến hành:
- GV: Theo học thuyết tiến hóa, những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh mối quan hệ nguồn gốc càng gần nhau. Người ta minh họa quan hệ họ hàng giữa các sinh vật bằng cây phát sinh.
-GV: Treo tranh sơ đồ cây phát sinh giới ĐV hướng dẫn HS QS
? Em có nhận xét gì về màu sắc cây phát sinh?
*HS: Màu hồng: Ngành ĐVNS, màu xanh:ĐV không xương sống; Màu đỏ: ĐV có xương sống;
? Cây phát sinh giới ĐV biểu thị vấn đề gì?
 *HS: Giúp ta hiểu được mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài ĐV
? Mức độ quan hệ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào?
*HS: Nhóm có vị trí gần nhau cùng nguồn gốc có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm ở xa
?Vậy cây phát sinh là gì?
*HS: Là 1 sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ cùng 1 gốc chung, các nhánh này lị phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bắng nhóm ĐV
?Dựa vào cây phát sinh ta có thể biết được số lượng của loài không? Vì sao?
*HS: Biết. Vì kích thước trên cây phát sinh lớn thì số loài lớn. Vd châu chấu có số lượng loài lớn nhất
-GV: Cho HS TLN trả lời câu hỏi SGK/184:
?Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn ngành hay gần với ĐV có xương sống hơn?
*HS: Chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn. Vì chúng bắt nguồn từ những nhánh có nguồn gốc chung và có vị trí gần nhau hơn so với ĐV có xương sống
?Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ruột khoang hơn hay ngành giun đốt hơn?
*HS: Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành giun đốt hơn
*GDMT: Khi 1 nhóm ĐV mới xuất hiện, chúng phát sinh biến dị cho phù hợp với môi trường dần dần thích nghi. Ngày nay khí hậu ổn định, mỗi loài tồn tại có khí hậu thích nghi riêng với môi trường để sinh sống, có loài hiện nay bị tuyệt chủng
? Chúng ta làm gì để ĐV không bị tuyệt chủng?
*HS: Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ - chăm sóc ĐV, bảo vệ đa dạng sinh học
I.Bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật 
- Di tích hóa thạch của các ĐV cổ có nhiều đặc điểm giống ĐV ngày nay. Những ĐV mới hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng
- Nhờ di tích hóa thạch giúp ta biết được nguồn gốc của ĐV
II. Cây phát sinh giới động vật
- Cây phát sinh giới ĐV phản ánh mối quan hệ nguồn gốc, họ hàng, mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cơ thể thích nghi với điều kiện sống, so sánh được số lượng loài giữa các nhánh với nhau.
4.4. Tổng kết
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1: Cho biết ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới ĐV?
Câu 2: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn?
Cây phát sinh giới ĐV phản ánh mối quan hệ nguồn gốc, họ hàng, mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cơ thể thích nghi với điều kiện sống, so sánh được số lượng loài giữa các nhánh với nhau.
Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn
4.5. Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học này: + Học bài, trả lời câu hỏi 2 SGK /184
 	 + Đọc mục: Em có biết/184SGK. 
 - Đối với bài học tiếp theo: + Soạn bài “ đa dạng sinh học” 
	 + Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các ĐV sống ở vùng hoang mạc đới nóng và đới lạnh
5. PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 56. Cây phát sinh giới Động vật (3).doc