Tiết 6, Bài 5: Tôn trọng kỉ luật - Năm học 2014-2015

1. MỤC TIÊU:

 1.1/Kiến thức:

- Hs biết được: Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.

- Hs hiểu :thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.

 1.2/Kĩ năng:

*HS thực hiện được:

- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.

- Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.

- Biết phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.

* HS thực hiện thành thạo: Phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật.

1.3/Thái độ:

* Thói quen: Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.

* Tính cách: Học tập theo tấm gương tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ và có ý thức rèn luyện tính đó.

2/NỘI DUNG HỌC TẬP:

 -Phân biệt được hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật. Ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2160Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 6, Bài 5: Tôn trọng kỉ luật - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:6 Tiết: 6
Ngày dạy: 24/9/2014
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
1. MỤC TIÊU: 
 1.1/Kiến thức: 
- Hs biết được: Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.
- Hs hiểu :thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
 1.2/Kĩ năng:
*HS thực hiện được:
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.
- Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
- Biết phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.
* HS thực hiện thành thạo: Phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật.
1.3/Thái độ:
* Thói quen: Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
* Tính cách: Học tập theo tấm gương tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ và có ý thức rèn luyện tính đó.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
 -Phân biệt được hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật. Ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội. 
3. CHUẨN BỊ:
	3.1/Giáo viên: 	
3.2/ Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ,xem bài trước ở nhà. 
 - Ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật.
4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh , vỡ ghi chép, SGK.
	4.2 Kiểm tra miệng :
 Câu 1. Thế nào là lễ độ ?Bản thân em có những hành và cử chỉ gì về lễ độ đã thể hiện?(10đ)
 HS: + Lễ độ là cách cư xử đúng mức của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
 + Biểu hiện lễ độ:đi xin phép về chào hỏi người lớn,gật đầu chào thầy cô,nhận bằng 2 tay. (2đ).
Câu 2:Em hiểu thế nào là “Tiên học lễ, hậu học văn”(10 đ)
 HS:Chữ “lễ “ở đây theo nghĩa rộng là đạo đức, học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học sau ..
Câu 3:Em hiểu gì về câu thành ngữ:”Kính trên nhướng dưới”? ( 10 đ)( Câu hỏi dành cho HS giỏi)
HS: Đối với bề trên phải kính trọng, đối với người dưới phải nhường nhịn 
Câu 4: Em chấp hành nội qui của trường thế nào? Nêu một vài biểu hiện cụ thể. ( 10đ)
4.3/Tiến trình bài học:
 Giới thiệu bài
GV: Cho HS xem hình ảnh trong SGK- 15.
GV: Em hãy giải thích nội dung bức tranh?
HS: Tại ngã tư đèn đỏ, chú công an đứng nghiêm để chỉ huy và chiếc ô tô đỗ đúng vạch.
GV: Chú lái xe có đức tính gì?
HS: Chú lái xe tôn trọng luật lệ giao thông.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu truyện .( 10 phút)
Mục tiêu:Hướng dẫn học sinh khai thác những chi tiết trong truyện
HS: Đọc truyện SGK/12
GV: Em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy đinh chung như thế nào?
 HS: Những việc làm của Bác:
 -Bỏ dép trước khi bước vào chùa.
 - Đi theo sự hướng dẫn của vị sư.
 - Đến mỗi gian thờ thắp hương.
 -Qua ngã tư đèn đỏ dừng lại. 
GV:Em hãy nhận xét việc làm của Bác Hồ qua câu truyện trên?
HS:Nhận xét: Mặc dù là chủ tịch nước, Bác vẫn giữ luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người. ( Tích hợp HCM)
Gv: Em học tập gì ở Bác?
Gv: Dù ở cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn luôn tôn trọng nội qui, qui định chung.
GV:Trong nhà trường có quy định luật lệ chung không ?Nêu ví dụ?
HS:Có 10 điều nội quy
GV:Ngoài nhà trường ra có luật lệ quy định chung không không?Nêu ví dụ.
HS:Có ,giữ vệ sinh công cộng 
*Kết luận: Ở đâu cũng có những quy định chung ,luật lệ chung đó là kỉ luật.Thực hiện đúng và tự giác các quy định chung ở mọi nơi mọi lúc là tôn trọng kỉ luật
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút)
Kiến thức:- Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật .
	- Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật .
	-Biết được :Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể ,xã hội .
 Tìm hiểu, phân tích nội dung của tính tôn trọng kỉ luật đối với học sinh.( Kĩ năng phân tích so sánh) (10p)
Gv: Nếu 1 hs khi đi đến trường không xuống xe dắt bộ mà lại chạy thẳng vào trường, vậy bạn đó có vi phạm không? Vi phạm gì?
Hs: Co, vi phạm đó là vi phạm nội quy nhà trường hay còn gọi là không tôn trọng kỷ luật.
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật là gì?
? Nêu ví dụ ? 
HS: Thực hiện đúng nội quy trường học( đi học đúng giờ,xếp hàng lớp có trật tự ..)Tôn trọng nội quy nơi công cộng (giữ trật tự trong hội họp,đỗ rác đúng nơi quy định ..)
? Nêu biểu hiện của tôn trọng kỉ luật ?
HS:là sự tự giác chấp hành mọi sự phân công của tập thể,chấp hành những qui định chung dù người đó là ai.
?Em hãy tìm thêm những tấm gương tôn trọng kỉ luật ở trong lớp, trong trường, ở nh.
Hs: Thực hiện tốt nội qui của lớp: đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp, chú ý nghe thầy cô giảng bài, nhanh chóng xếp hàng vào lớp khi có trống báo hiệu, không đánh bạn...
Gv: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào khi ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội?
*Mở rộng : Kỉ luật là phương tiện kiểm soát hành vi của con người là yêu cầu có tính bắt buộc còn nhu cầu bên trong là sự tự nguyện. thực hiện những yêu cầu kỉ luật , đó là kỉ luật tự giác .
Phương pháp cứu điển hình :Em hãy Phân biệt hành vi thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi thái độ vô kỉ luật? ( Kĩ năng phê phán) ( Câu dành cho học sinh giỏi )
HS:nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ học,làm ồn nơi công cộng,đi xe vượt đèn đỏ..
*Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
Nhóm 1, 2:Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở gia đình như thế nào? 
HS: - Ngủ dậy đúng giờ.
 - Hoàn thành công việc được giao.
 - Đồ đạc để ngăn nắp đúng quy định
Nhóm 3,4: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở nhà trường như thế nào? 
HS: Vào lớp đúng giờ, mặc đồng phục, không vứt rác bừa bãi. 
-Nhóm 5, 6: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở ngoài xã hội như thế nào? 
 HS: Giữ gìn trật tự chung,bảo vệ môi trường,không hút thuốc lá,đảm bảo nội qui khi đến tham quan ,học tập vui chơi ở những nơi:Viện bảo tàng,thư viện, công viên ,rạp hát  
? Nêu ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật?
? Em có nhận xét gì qua những việc làm cụ thể thực hiện tôn trọng kỉ luật ?(GD kĩ năng Tự đánh giá ý thức tôn trọng kỉ luật của học sinh).
HS: Tự mình thực hiện những qui định chung,thực hiện ở mọi nơi ,mọi lúc .
Nhấn mạnh :Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện quy định chung. Ở đâu cũng có kỉ luật ,mọi người dù ở cương vị nào,lức tuổi nào cũng phải tuân theo kỉ luật , không chỉ có kỉ luật ở cơ quan hay trong nhà trường.
? Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của ai ?
Tôn trọng kỉ luật mở rộng trong phạm vi toàn xã hội nghĩa là tôn trọng kỉ cương phép nước .Người biết tôn trọng kỉ luật cũng là người biết sống và làm việc theo pháp luật.(Giáo dục thái độ )
GV:Nếu nhà trường không có nội quy thì tình hình sẽ ra sao?
HS:Không đảm bảo việc dạy- học.
* Mở rộng nội dung:
GV: Phân biệt kỉ luật với pháp luật ?
HS: - Tôn trọng kỉ luật:do gia đình ,nhà trường đề ra.
-Pháp luật: Do nhà nước đề ra .
? HS giải thích câu: “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
( kĩ năng đánh giá )
HS: Nhắc nhở mọi người trong cuộc sống và trong công việc phải chấp hành đúng theo những qui định của Hiến pháp pháp luật đã ban hành .Đó là trách nhiệm của mọi công dân , vì lợi ích của bản thân và công đồng mỗi công dân đều cần thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và pháp luật .
?Tìm câu ca dao tục ngữ nói về kỉ luật?( Câu hỏi dành cho học sinh yếu )
HS: Đất có lề,quê có thói
Ao có bờ ,sống có bến
Ăn có chừng ,chơi có độ.
*Kết luận:Trong cuộc sống có nhiều mối quan hệ gắn bó để đảm bảo sự công bằng về quyền lợi chung và riêng ,xã hội phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức kỉ luật.
?Muốn có ý thức chấp hành tốt kỉ luật chúng ta phải làm gì? ( giáo dục kĩ năng )
HS:Biết kiềm chế ,nghiêm khắc với bản thân trước mọi tình huống.
I.TRUYỆN ĐỌC :
 “Giữ luật lệ chung”.
Qua câu chuyện cho thấy Bác Hồ là người biết tôn trọng kỷ luật và biết giữ luật lệ chung.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:
1.- Tôn trọng kỉ luật:
 Là biết chấp hành những qui định chung của tập thể ,của các tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc , chấp hành sự mọi phân công của tập thể như :lớp học ,cơ quan ,doanh nghiệp  
2/Ý nghĩa:
-Bản thân :Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật con người sẽ cảm thấy thanh thản ,vui vẻ sáng tạo trong học tập ,lao động .
-Gia đình –xã hội :gia đình –xã hội có nề nếp kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển .
*Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên,gia đình ,tập thể ,xã hội .
*Sơ đồ:Pháp luật và kỉ luật .
 Tôn trọng kỉ luật .
Quy định nội quy.
 Gia đình tập thể ,xã hội đề ra.
 Tự giác.
 Nhắc nhở ,phê bình.
Pháp luật
Nhà nước đặt ra
Bắc buộc
 Xử phạt
4.4/Tổng kết.
Câu 1: Phân biệt hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật.
Đáp án: + Hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật: học bài, không làm việc riêng trong giờ học, trang phục đúng qui định của trường,.
+ Hành vi, thái độ vô kỉ luật: trốn học, đi trễ, không chép bài, quay bài khi làm kiểm tra,...
Câu 2: Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội? 
Đáp án: Ý nghĩa: 
+ Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động.
+ Đối với gia đình và xã hội: nhờ tôn trọng kỉ luật, gia đình và xã hội mới có nền nếp, kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển.
Câu 3:Hướng dẫn cho HS làm bài tập a SGK/13.
 a/ Hành vi 2,6,7 thể hiện tính kỉ luật.
 b/ Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì một tổ chức mà mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì mỗi người sẽ yên tâm làm việc và sẽ có tự do để làm việc.
 c/ Không xả rác trên sân trường, làm vệ sinh đúng giờ, đi xe đạp hàng 1, đi bộ trên vỉa hè,....
GV: HS phải rèn luyện kỉ luật như thế nào?
HS: Đi học đúng giờ, giữ gìn trật tự trong lớp
*Trò chơi:(3phút)Nhanh tay nhanh mắt
1.Chỉ có trong nhà trường mới có kỉ luật
2.Tôn trọng kỉ luật là tôn trọng mình mọi người(X)
3.Kỉ luật làm con người mất tự do
4.Nhờ kỉ luật lợi ích được đảm bảo(X)
5.Tôn trọng kỉ luật giúp mình thấy vui vẻ(X)
6.Không có kỉ luật mọi việc vẫn tốt
7.Nhờ tôn trọng kỉ luật mọi việc có kết quả(X)
8.Tôn trọng kỉ luật mình mới tiến bộ.(X)
9. Ở đâu có kỉ luật ở đó có nề nếp(X)
10. Để có kỉ luật cần biết nghiêm khắc.(X)
GV: Nhận xét, bổ sung.
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 14, 15.
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Phân biệt hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật.
- Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 15
+ Tìm ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+Chuẩn bị bài 6: “Biết ơn.”
+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/15,16. 
+ Xem trước bài học, bài tập SGK/16,17.
 	+ Em hiểu thế nào là biết ơn?
 	+ Tìm một số biểu hiện của biết ơn và nêu ví dụ.
+ Tìm ca dao, tục ngữ,bài hát về lòng biết ơn. 
5/PHỤ LỤC:
Tư liệu tham khảo :Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền.
@T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Tôn trọng kỉ luật.doc