I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết thên một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ma sát nghỉ.
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
2. Kĩ năng:Rn luyện kĩ năng đo lực, đặc biệt l lực ma st để rt ra nhận xt về đặc điểm lực ma st.
3. Thi độ: Rn luyện thi độ nghim tc, hợp tc khi lm thí nghiệm
II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm HS:
- Một lực kế, một miếng gỗ.
Ngày soạn : 19/09/2010 Tuần 6 - Tiết 6 Bài 6: LỰC MA SÁT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết thên một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này. - Làm thí nghiệm để phát hiện ma sát nghỉ. - Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. 2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng đo lực, đặc biệt là lực ma sát để rút ra nhận xét về đặc điểm lực ma sát. 3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm HS: - Một lực kế, một miếng gỗ. III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ. - Khi vật đang chuyển động, nếu có lực tác dụng cân bằng lên vật thì vật đó như thế nào? - Quán tính là gì? Vì sao khi chịu tác dụng của lực, vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được? - HS lên bảng trả lời các câu hỏi. - Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu. Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập - Các em có biết sự khác nhau cơ bản giữa trục bánh xe bò ngày xưa và trục bành xe đạp, trục bánh xe ôtô bây giờ là ở chỗ trục bánh xe bò không có ổ bi còn trục bánh xe đạp, ôtô thì có ổ bi/ Ổ bi có tác dụng làm giảm lực cản, lực ma sát. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về lực ma sát. Bài 6: LỰC MA SÁT Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực ma sát. - Cho HS quan sát H 6.1a,b. - Trong H 6.1 a và b, khi nào thì xuất hiện lực ma sát cản lại chuyển động? - GV: Lực ma sát xuất hiện khi vật này chuyển động trên bề mặt vật khác và nó cản lại chuyển động. - Trên H 6.1 a và b, chuyển động của 2 xe khác nhau ở chỗ nào? - GV: Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về lực ma sát trong hai trường hợp này. 1. Lực ma sát trượt: - Cho HS đọc thông tin mục 1 – SGK. - Khi bóp phanh thì vành bánh xe chuyển động như thế noà trên mặt má phanh? - Khi bánh xe không quay thì chuyển động như thế nào trên mặt đường? - GV thông báo kết luận. - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C1. 2. Lực ma sát lăn: - Cho HS đọc mục 2. - Khi nào xuất hiện lực ma sát lăn? - Hãy cho ví dụ về lực ma sát lăn. - Cho HS xác định lại lần nữa các lực ma sát trong H 6.1. - Hãy nhận xét về cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn? - Gợi ý cho HS quan sát H 6.1, hình a cần 3 người đẩy, hình b chỉ cần 1 người đẩy. - So sánh cường độ lực ma sát trượt và lực ma sát lăn? 3. Lực ma sát nghỉ: - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 – SGK/22. - GV biểu diễn thí nghiệm H 6.2 cho HS quan sát. - Cái gì đã cản trở chuyển động của khúc gỗ? - GV: Khúc gỗ tuy chịu tác dụng của lực kéo nhưng bị mặt bàn cản trở nên vẫn đứng yên, ta nói rằng ở đây có ma sát nghỉ. - Vậy độ lớn của ma sát nghỉ như thế nào? - GV gợi ý: có mấy lực tác dụng lên vật? Đó là những lực nào? - Mặc dù có hai lực tác dụng nhưng vật vẫn đứng yên. Vậy vật đang chịu tác dụng của 2 lực như thế nào? -Vậy cường độ của lực ma sát nghỉ so với lực kéo như thế nào? - Hãy cho ví dụ về lực ma sát nghỉ. - Cái cúc áo có trọng lực tác dụng nhưng vẫn đứng yên trên áo? Vì sao? I. Khi nào có lực ma sát? - Quan sát H 6.1 a và b – SGK. - Lực ma sát xuất hiện khi vật này chuyển động trên bề mặt vật khác và nó cản lại chuyển động. - H 6.1a: xe trượt trên mặt sàn. - H 6.1b: xe lăn trên mặt sàn. 1. Lực ma sát trượt: - HS đọc SGK. - HS: bánh xe trượt trên má phanh. - HS: bánh xe không lăn mà trượt trên mặt đường. - Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác. - C1: ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục,giữa dây cung ở cần kéo đàn nhị,violon với dây đàn. 2. Lực ma sát lăn: - HS đọc SGk. - Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt vật khác. - HS: ma sát sinh ra ở các viên bi giữa trục quay với ổ trục. - HS: H 6.1a: lực ma sát trượt H 6.1b: lực ma sát lăn - HS: H 6.1a lực cản lớn hơn H 6.1b. - HS: Lực ma sát trượt có cường độ lớn hơn lực ma sát lăn. 3. Lực ma sát nghỉ: - Đọc thông tin mục 3. - Quan sát được là khúc gỗ vẫn đứng yên. - HS: mặt bàn cản trở chuyển động của khúc gỗ. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. - HS: lực kéo và lực ma sát nghỉ. - HS: vật đứng yên tức là vật đang chịu tác dụng của hai lực cân bằng. - HS: Cường độ lực ma sát nghỉ bằng cường độ của lực kéo. - HS: nhờ lực ma sát nghỉ người ta mới đi lại được, ma sát nghỉ giữ bàn chân không bị trượt khi bước trên mặt đường. - HS: vì có lực kéo giữ cúc áo lại. Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật. - Yêu cầu HS quan sát H 6.3 và trả lời câu C6. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát H 6.4 – SGK/23 và cho biết lợi ích của ma sát. - Cho HS trả lời câu C7. - GV thông báo một số kiến thức về môi trường: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường, ảnh hưởng đến hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh. Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt gây tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn. Vậy các em có những biện phàp nào để có thể giảm thiểu các tác hại này? II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật. 1. Lực ma sát có thể có hại : - H 6.3a: lực ma sát trượt giữa đĩa xích làm mòn đĩa xe và xích,nên cần tra dầu vào xích xe để giảm ma sát. 2. Lực ma sát có thể có ích : - Quan sát H 6.4 . - H 6.4 c : nếu không có ma sát thì ôtô không dừng lại được. Phải tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ôtô. - HS : + Cần giảm số phương tiên lưu thông trên đường, cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường. + Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ. Hoạt động 5: Củng cố – Vận dụng - Lực ma sát xuất hiện khi nào? Khi nào thì xuất hiện lực ma sát trượt,ma sát lăn, ma sát nghỉ? - So sánh độ lớn của lực ma sát trượt với lực ma sát lăn? - Độ lớn của lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực nào? Vì sao? * Vận dụng: - Gọi HS đọc câu C8, C9. - Cho Hs thảo luận trong 6 phút để trả lời. - Gọi đại diện các nhóm trả lời và cho các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và hòan thiện câu trả lời cho HS. - HS trả lời các câu hỏi của GV để củng cố nội dung bài. III. Vận dụng: - HS đọc câu C8, C9. - Các nhóm thảo luận. - HS trả lời ý kiến của nhóm mình. Hoạt động 6: Ghi nhớ – Dặn dò - Gọi HS đọc ghi nhớ,yêu cầu HS ghi vào vở. - Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”. - GV nhận xét tiết học. * Dặn dò : - Học bài và hoàn thành các câu hỏi. - Làm bài tập 6.1 – 6.5 SBT. - Chuẩn bị bài 7. * Ghi nhớ : ( SGK ) - Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở. - Đọc có thể em chưa biết. IV.Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 26/09/2010 TUẦN 7 - TIẾT 7 ƠN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hố kiến thức . 2. Kĩ năng: Biết suy luận, lập luận các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải bài tập 3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi thảo luận . II. Chuẩn bị: Một số bài tập III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ HS1: Lực ma sát trượt, ma sát lăn sinh ra khi nào? Ví dụ. Làm bt 6.1, 6.2 /sbt tr 11. HS2: Lực ma sát nghỉ cĩ tác dụng gì? Vd. Làm bt 6.4 / sbt tr11. HS lên bảng trình bày. Hoạt động 2: Tĩm tắt nội dung trọng tâm. GV nêu các câu hỏi để HS củng cố kiến thức Lí thuyết : 1. Thế nào gọi là chuyển động cơ học? vd 2. Vận tốc là gì? Viết cơng thức tính vận tốc. 3. Thế nào là chuyển động đều? chuyển động khơng đều? cho ví dụ 4. Lực là gì? Nêu cách biểu diễn lực. 5. Thế nào là hai lực cân bằng? Ví dụ về vật cĩ quán tính. 6. Nêu tên, đặc điểm và cho ví dụ các lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật. Hoạt động 3: Giải các bài tập. GV hướng dẫn HS giải các bài tập sau : Bài 1: Một ơ tơ chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ là 400N. a. Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ơ tơ. b. Khi lực kéo của ơ tơ tăng lên thì ơ tơ sẽ chuyển động như thế nào? ( coi lực ma sát là khơng đổi ). c. Khi lực kéo của ơ tơ giảm đi thì ơ tơ sẽ chuyển động như thế nào? ( coi lực ma sát là khơng đổi ). Bài 2: Biểu diễn trọng lực của một vật cĩ khối lượng 3kg ( tỉ xích 0,5cm ứng với 10N ) Bài 3 : Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường và trên cả hai quãng đường. Bài tập : Bài 1: Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ơ tơ là 400N. Ơ tơ chuyển động nhanh dần. Ơ tơ chuyển động chậm dần. Bài 2: HS lên bảng biểu diễn. Bài 3: Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc. v1 = s1 / t1 = 120/30 = 4 m/s Vận tốc trung bình trên quãng đường ngang. v2 = s2 / t2 = 60/24 = 2,5m/s Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường : v = (s1 + s2) / (t1 + t2) = 3,33m/s Hoạt động 4: Củng cố, dặn dị. - GV củng cố nội dung bài. - Dặn dị: + Về nhà làm hồn chỉnh 3 bt trên + Tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV.Rút kinh nghiệm: .. Ngày soạn : 28/09/2010 TUẦN 8 - TIẾT 8 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: giúp HS hệ thống hố kiến thức 2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vận dụng, suy luận. 3. Thái độ: cĩ thái độ nghiêm túc trong khi làm bài. II. Chuẩn bị: Đề kiểm tra.
Tài liệu đính kèm: