I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu cơ bản để nhận biết lực: Khi tác dụng lên vật thì có thể gây ra biến dạng hoặc biến đổi chuyển động.
- Nêu được các kiểu biến đổi chuyển động và một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật.
- Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó.w
2. Kỹ năng:
Biết lắp ráp thí nghiệm, phân tích thí nghiệm hiện tượng để rút ra kết luận của vật chịu tác dụng lực.
3.Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn, 2 hòn bi, 1 sợi dây.
2. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Tuần 6 Người soạn: Nguyễn Thị Thu Hiền Tiết PPCT: 6 Ngày soạn: 10/09/2013 Bài 7: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu cơ bản để nhận biết lực: Khi tác dụng lên vật thì có thể gây ra biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. - Nêu được các kiểu biến đổi chuyển động và một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật. - Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó.w 2. Kỹ năng: Biết lắp ráp thí nghiệm, phân tích thí nghiệm hiện tượng để rút ra kết luận của vật chịu tác dụng lực. 3.Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật. II. CHUẨN BỊ: Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn, 2 hòn bi, 1 sợi dây. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra bài cũ: (15 phút) Kiểm tra 15 phút. Bài mới: Vào bài: (2 phút) Thường thì dựa vào sự co duỗi của tay hay chân mà ta biết rằng mình đang kéo hay đẩy vật, nghĩa là tác dụng lên vật một lực. Nhưng bây giờ giả sử không trông thấy tay đẩy xe ở hình 6.1 SGK thì căn cứ vào đâu mà biết được rằng xe tác dụng vào lò xo một lực? Ta hãy xét xem lực có thể gây ra những kết quả gì ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng (7 phút) - GV: làm thí nghiệm: để viên bi B đứng yên, lăn viên bi A va chạm viên bi B, yêu cầu HS quan sát: hiện tượng của viên bi B và viên bi A. - GV: Vậy trạng thái chuyển động của viên bi A và B như thế nào? - GV: Khi xe đứng yên chúng ta đề xe vận ga nhẹ thì xe như thế nào? Sau đó vận ga mạnh thì xe như thế nào? - GV: Vậy trạng thái chuyển động của xe môtô như thế nào? - GV: Thế nào là sự biến đổi chuyển động của một vật? - GV: nhận xét và hoàn chỉnh: Tốc độ chuyển động của vật bị biến đổi hoặc bị chuyển hướng gọi là biến đổi chuyển động. - GV: Qua những ví dụ trên có những biến đổi chuyển động nào? - GV: kết luận. - GV: yêu cầu HS lấy thí dụ cụ thể minh họa cho những sự biến đổi chuyển động. - GV: uốn cong cây thước kẻ thẳng làm bằng nhựa, yêu cầu HS quan sát hình dạng của cây thước kẻ như thế nào? - GV: Vì sao cây thước kẻ bị biến dạng? - GV đặt vấn đề: Hiện tượng thứ 2 mà chúng ta chú ý quan sát khi có lực tác dụng đó là sự biến dạng của vật. Vậy biến dạng là gì? - GV: nhận xét. - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2. - GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức phần I. Hoạt động 2. II. Những kết quả tác dụng của lực. (10 phút) - GV: Hướng dẫn 2 thí ngiệm ở hình 7.1 và 7.2 còn thí nghiệm ở bài 6 và lấy tay ép 2 đầu lò xo HS tự làm. - GV: Cho HS thảo luận nhóm thực hiện các thí nghiệm và trả lời C3, C4, C5, C6. - GV: từ phần thí nghiệm cho HS làm C7 và C8. - GV: nhấn mạnh cho HS câu C8. Hoạt động 3. Vận dụng (5 phút) - GV: yêu cầu HS làm câu C9, C10, C11. - HS: Quan sát và trả lời + Viên bi B: Viên bi B đứng yên dưới tác dụng của viên bi A, viên bi B chuyển động. + Viên bi A chuyển động dưới tác dụng của viên bi B chuyển động chậm và chuyển động theo hướng khác. - HS: Biến đổi chuyển động - HS: Xe đứng yên vận ga nhẹ xe chuyển động chậm, vận ga mạnh thì xe chuyển động nhanh. - HS: Biến đổi chuyển động. - HS: trả lời. - HS: + Vật đang chuyển động, bị dừng lại. + Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. + Vật chuyển động nhanh lên. + Vật chuyển động chậm lại. + Vật chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác. - HS: lấy ví dụ. - HS: Cây thước kẻ bị biến dạng. - HS: Tay ta đã tác dụng một lực vào cây thước kẻ. - HS: Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật. - HS: trả lời câu C2 - HS: Nhắc lại kiến thức vừa học. - HS: Lắng nghe. - HS: thảo luận làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời: + C3: Xe lăn biến đổi chuyển động do lực tác dụng của lò xo lá tròn. + C4: Lực mà tay ta tác dụng lên xe lăn làm xe biến đổi chuyển động (xe đang chuyển động bị dừng lại). + C5: Lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm làm thay đổi chuyển động của bi (làm bi chuyển động ngược lại). + C6: Lực mà tay ta tác dụng lên lò xo làm lò xo bị biến dạng (lò xo bị co lại). - HS: C7: (1),(2),(3): Biến đổi chuyển động của. (4) Biến dạng. C8. (1) biến đổi chuyển động của. (2) biến dạng. - HS: trả lời C9 - Chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại. - Dùng chân đá một quả bóng. - Trời giông, một chiếc lá bàng bị bay lên cao. C10: - Lấy tay bẻ gãy một cành cây. - Lấy tay bóp bẹp một cục sáp. - Lấy tay gấp đôi một tờ giấy. C11: Ném 1 viến phấn vào tường. I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng 1. Những sự biến đổi của chuyển động - Vật đang chuyển động, bị dừng lại. - Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. - Vật chuyển động nhanh lên. - Vật chuyển động chậm lại. - Vật chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác. 2. Những sự biến dạng - Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật. II. Những kết quả tác dụng của lực. 1. Thí nghiệm 2. Kết luận Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng hoặc vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng. III. Vận dụng IV. CỦNG CỐ: (4 phút) kết hợp củng cố trong lúc dạy. Yêu cầu HS nhắc lại kết quả tác dụng của lực. Đọc phần có thể em chưa biết. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút) - BTVN: làm hết trừ 7.4 SBT. - học bài cũ, chuẩn bị bài mới bài 8 Trọng lực-đơn vị lực.
Tài liệu đính kèm: