I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
* Hoạt động 2 :
- Hs biết : đặc điểm của biến dạng đàn hồi , lấy ví dụ vật có tính chất đàn hồi .Công thức tính độ biến dạng
* Hoạt động 3 :
- Hs hiểu : được lực đàn hồi là lực sinh ra do vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm cho nó bị biến dạng. Biết được chiều của lực đàn hồi. đặc điểm của lực đàn hồi.
- Hs hiểu : sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
2. Kỹ năng :
- Hs thực hiện được thí nghiệm trong sách giáo khoa
- Hs thực hiện thành thạo việc rút ra nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo .
3. Thái độ :
- Thói quen : nhận biết lực đàn hồi khi gặp trong cuộc sống
- Tính cách : Có tinh thần nghiêm túc và đam mê học tập bộ môn.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP :
- Biến dạng đàn hồi . độ biến dạng
- Lực đàn hồi và đặc điểm của nó
TUẦN 9 TIẾT 9 NGÀY DẠY . Bài 9 : LỰC ĐÀN HỒI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : * Hoạt động 2 : - Hs biết : đặc điểm của biến dạng đàn hồi , lấy ví dụ vật có tính chất đàn hồi .Công thức tính độ biến dạng * Hoạt động 3 : - Hs hiểu : được lực đàn hồi là lực sinh ra do vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm cho nó bị biến dạng. Biết được chiều của lực đàn hồi. đặc điểm của lực đàn hồi. - Hs hiểu : sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo. 2. Kỹ năng : - Hs thực hiện được thí nghiệm trong sách giáo khoa - Hs thực hiện thành thạo việc rút ra nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo . 3. Thái độ : - Thói quen : nhận biết lực đàn hồi khi gặp trong cuộc sống - Tính cách : Có tinh thần nghiêm túc và đam mê học tập bộ môn. II. NỘI DUNG HỌC TẬP : Biến dạng đàn hồi . độ biến dạng Lực đàn hồi và đặc điểm của nó III. CHUẨN BỊ: - Một giá treo, một lò xo, một thước chia độ đến milimet, một hộp bốn quả nặng giống nhau mỗi quả 50g. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức , kiểm diện : kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra miệng: 3. Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau? Học sinh có thể trả lời tính chất giống nhau là tính chất biến dạng. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về độ biến dạng và biến dạng đàn hồi. I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI. ĐỘ BIẾN DẠNG. 1. Biến dạng của một lò xo: Ta hãy nghiên cứu xem sự biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? Để tìm hiểu mục này, Giáo viên hướng dẫn học sinh thí nghiệm như SGK. Cần chú ý đo độ dài của lò xo thật chính xác. Học sinh có thể ghi kết quả theo hàng và cột cho chính xác và tính độ biến dạng của lò xo trong phần sau. Hướng dẫn học sinh lập luận tính trọng lượng của các quả nặng. Thí nghiệm: - Treo lò xo lên giá, sau đó đo chiều dài l0 của lò xo. - Móc lần lượt các quả nặng lên lò xo, và xác định độ dài của lò xo: đó là chiều dài của lò xo bị biến dạng. Sau đo bỏ hết quả nặng ra khỏi lò xo, xác định lại độ dài của lò xo (l0). Từ các kết quả trên hãy suy nghĩ trả lời câu C1: tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Biến dạng đàn hồi là gì? è Giáo dục hướng nghiệp: đây là những kiến thức cơ bản cấn nắm vững của những người làm công việc thiết kế chế tạo máy, gia công vật liệu, giao thông vận tải, xây dựng, hóa Kết luận: Khi bị trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của lò nó tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo có lại hình dạng ban đầu. Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi. Lò xo là vật có tính đàn hồi. Độ biến dạng của lò xo là gì? Yêu cầu học sinh tính hiệu l-l0 trong thí nghiệm trên sau đó giới thiệu cho học sinh biết khái niệm về độ biến dạng. 2. Độ biến dạng của lò xo: - Tính độ biến dạng của lò xo tương ứng với các quả nặng. - Hiệu số giữa chiều dài lò xo bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó gọi là độ biến dạng: Dl=l-l0 Hoạt động 3. Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi. II. LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ. 1. Lực đàn hồi: Hướng dẫn học sinh đọc SGK và thống nhất các câu trả lời đúng để hiểu về lực đàn hồi và các đặc điểm của lực đàn hồi Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi. Khi quả nặng đã đứng yên thì lực đàn hồi sẽ cân bằng với trọng lượng của quả nặng. 2. Đặc điểm của lực đàn hồi: Khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi cũng tăng. Hoạt động 4: Vận dụng. III. VẬN DỤNG Dựa vào kết quả phần Thí nghiệm, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống: a. Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi cũng tăng gấp đôi. b. Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi cũng tăng gấp ba. 4. Tổng kết: Ghi nhớ: + Củng cố: - Thế nào là biến dạng đàn hồi? - Độ biến dạng là gì? - Đặc điểm của lực đàn hồi là gì? + BTVN: 9.1,9.2,9.3,9.4. -Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra , thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên. -Khi lò xo bị nén hay bị kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. -Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. PHỤ LỤC Bảng 9.1: Bảng kết quả: Số quả nặng 50g móc vào lò xo Tổng trọng lượng của các quả nặng Chiều dài lò xo Độ biến dạng 0 1 2 3 CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Lò xo chỉ dãn khi các vòng của nó được quấn đều đặn. Nếu vô ý kéo dãn một vài vòng của nó quá mức, thì nó sẽ không dãn đều nữa và thí nghiệm sẽ thất bại. Tính đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào vật liệu làm lò xo. Thép và đồng thau đàn hồi rất tốt, nên lò xo thường được làm bằng thép hoặc đồng thau. Sắt và đồng đỏ đàn hồi rất kém, nên không thể dùng chúng làm lò xo được. Nếu kéo dãn lò xo bằng một lực quá lớn, thì lò xo sẽ mất tính đàn hồi. Người ta nói là lò xo bị “mỏi”. Lúc đó, nếu thôi không kéo dãn, chiều dài của lò xo sẽ không thể trở lại bằng chiều dài tự nhiên của chúng được nữa. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với tiết học này : + Ôn lại các đặc điểm của lực đàn hồi + Học thuộc các kết luận trong bài học. +Làm bài tập 9.1+9.2+9.3/SBT - Đối với tiết học sau : + Chú ý phần thực hành với các dụng cụ nào trong bài mới. +Công dụng của các dụng cụ đó. V. PHỤ LỤC:
Tài liệu đính kèm: