Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người - Nguyễn Thị Minh Ngọc

I/ Mục tiêu:

- Học sinh nắm bắt được hình dáng người trong các tư thế ngồi, đi, chạy

- Vẽ được một vài dáng vận động cơ bản.

- Áp dụng vào tranh vẽ.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy-học:

* Giáo viên:

• Một số tranh, ảnh các dáng người đi, đứng, chạy, nhảy

• Hình gợi ý cách vẽ.

* Học sinh:

• SGK, giấy, bút chì, tẩy.

2. Phương pháp dạy - học:

 Phương pháp vần đáp.

 Phương pháp trực quan.

 Phương pháp thuyết trình.

 Phương pháp làm việc theo nhóm.

 Phương pháp luyện tập.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người - Nguyễn Thị Minh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 - Tiết 28 	Ngày sọan: tháng năm 2011
Lớp 8 	Ngày dạy: tháng năm 2011
GVHD: Phạm Thị Tím 
Bài 28	SVTT: Nguyễn Thị Minh Ngọc	 
Vẽ Theo Mẫu
I/ Mục tiêu:
Học sinh nắm bắt được hình dáng người trong các tư thế ngồi, đi, chạy
Vẽ được một vài dáng vận động cơ bản.
Áp dụng vào tranh vẽ.
II/ Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy-học:
* Giáo viên:
Một số tranh, ảnh các dáng người đi, đứng, chạy, nhảy
Hình gợi ý cách vẽ.
* Học sinh:
SGK, giấy, bút chì, tẩy. 
Phương pháp dạy - học:
Phương pháp vần đáp.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp làm việc theo nhóm.
Phương pháp luyện tập.
III/ Tiến trình dạy - học:
Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại một số nội dung trong bài kì trước. 
Tỉ lệ của người cao, người tầm thước và người thấp.
Tỉ lệ cơ thể trẻ em. 
Giới thiệu bài: dùng lời dẫn giới thiệu bài mới. 	
Nội dung:
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Họat động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát – nhận xét:
Cho học sinh xem hình ảnh về các dáng người đi đứng, ngồi, chạy, nhảy
Nêu câu hỏi để học sinh nhận xét về các dáng người đang họat động.
- Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
- Những tư thế đang đứng yên và vận động?
- Tư thế tay, chân ra sao?
- Tư thế của đầu, mình như thế nào?
- Tỉ lệ con người khi vận động?
Giáo viên tổng kết lại những nội dung quan trọng.
Hình dáng người thay đổi làm cho tranh luôn sinh động.
Cần chọn những dáng người tiêu biểu.
Nắm bắt nhịp điệu và sự lặp lại của mỗi động tác.
Học sinh xem và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Ghi chép lại những nội dung quan trọng giáo viên đề cập đến.
? I/ Quan sát – nhận xét: 
Đi, ngồi, nằm, chạy, nhảy
Tư thế đứng yên: ngồi, nằm. Tư thế vận động: chạy, nhảy, đi
Tư thế tay và chân uyển chuyển theo động tác.
Tư thế của đầu, mình phải phù hợp với động tác.
Tỉ lệ người khi ngồi khỏang từ 4-5.5 đầu, khi đứng là tỉ lệ bình thường.
? - Tư thế dáng người và tay chân khi đi, đứng, chạy, nhảy đều không giống nhau.
- Khi quan sát dáng người cần chú ý đến thế chuyển động của đầu, mình, chân, tay.
- Chú ý tỉ lệ cơ thể khi con người vận động.
Họat động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Giới thiệu học sinh cách vẽ người thông qua tranh minh họa các bước vẽ dáng người. 
Ví dụ cách vẽ một vài dáng người cho học sinh hiểu rõ cách vẽ. Giáo viên nhắc lại tỉ lệ cơ thể người để học sinh vẽ cho đúng tỉ lệ.
Chú ý học sinh về vị trí, tỉ lệ của đầu, mình, chân, tay cho phù hợp với dáng động, tĩnh của người ngồi, đi, chạy, nhảy
Quan sát, chú ý các bước vẽ dáng người để thực hiện bài vẽ cho tốt. 
? II/ Cách vẽ:
Quan sát nhanh hình dáng, tư thế của người mẫu.
Vẽ phác nét chính
Vẽ các nét khái quát chu vi hình dáng.
Vẽ thêm các chi tiết chính.
Họat động 3: Học sinh làm bài
Giáo viên quan sát hướng dẫn các em làm việc theo nhóm. 
Quan sát, nhắc nhở các em quan sát, thực hiện vẽ theo các bước.
 Làm việc theo từng nhóm. Luân phiên nhau làm mẫu.
 ? III/ Bài tập: Vẽ các dáng người mà em thích.
Họat động 4: Đánh giá kết quả học tập
Cho học sinh tự chọn một số bài vẽ của nhóm và treo lên bảng.
Giáo viên bổ sung nhận xét và đánh giá bài vẽ.
Tự đánh giá bài vẽ của nhóm mình và nhóm của bạn.
Tỉ lệ
Cách thể hiện hình dáng.
Vị trí các bộ phận.
 F- Dặn dò:	
- Chuẩn bị bài sau “Vẽ tranh: Minh họa truyện cổ tích”.
- Sưu tầm một số bìa truyện cổ tích.
- Dụng cụ: giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
¯Rút kinh nghiệm:
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________
 	 Mỹ Tho, ngày tháng năm 2011
 Người sọan Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Minh Ngọc Phạm Thị Tím 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 28. Vẽ tranh - Minh họa truyện cổ tích - Nguyễn Thị Minh Ngọc.doc